Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Sudieptutroi

 

 Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:28 pm




    GIÁO LÝ TÂN TÒNG

    QUYỂN II : ĐỂ LÃNH NHẬN ƠN CỨU ĐỘ

    BÀI 1: NHỮNG VỊ THÁNH TRONG LỊCH SỬ CHÚNG TA:
    TRONG 10 THẾ KỶ ĐẦU TIÊN

    “Và chính Người đã ban cho kẻ này làm tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó các thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa.” (Eph. 4:11-13)

    Hai ngàn năm đã trôi qua, kể từ khi Giáo Hội đã được thành lập và khai sinh ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Như đã thấy, Giáo Hội bắt đầu chỉ là một Cộng Đoàn nhỏ bé như hạt cải trong dụ ngôn, nhưng dần dần đã tăng trưởng và lớn rộng khắp thế giới. Trong suốt thời gian ấy, Giáo Hội phải đương đầu nhiều thử thách và chịu đựng nhiều sống gió. Tuy thế Giáo Hội đã tồn tại đến ngày nay và vẫn là Giáo Hội mà Đức Kitô đã nói đến khi Ngài nói với ông Phêrô: “...trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Mt 16:18) Giáo Hội đã không thể tồn tại được nếu không được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và che chở thường xuyên. Để bảo toàn Giáo Hội, Thiên Chúa đã cho trổ sinh nhiều người thánh thiện nam cũng như nữ mà ngày nay chúng ta gọi là những vị Thánh. Với ơn Chúa giúp, các ngài đã có thể sử dụng những tài năng và cá tính khác nhau để phục vụ những nhu cầu đặc biệt của Giáo Hội.

    Đời sống nhân đức của những vị thánh này vẫn luôn là một nguồn gương sáng và hứng khởi cho chúng ta hôm nay. Chúng ta thử quan sát vài giai đoạn lịch sử của Giáo Hội đã được phản ánh trong đời sống của vài vị thánh lớn nhất.

    CÁC THÁNH TÔNG ĐỒ VÀ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

    Những ngày đầu của Giáo Hội được đánh dấu bằng những hoạt động của các tông đồ đã thực hiện lời truyền của Chúa Giêsu: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” Mt 28:19) Những hoạt động thừa sai này biểu lộ tính đại đồng của Giáo Hội. Chúng ta thấy ngay sau khi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ông Phêrô đã đi ra rao giảng, và cuối ngày hôm ấy, có ba ngàn người đã chịu phép rửa tội. Ông Phêrô đã bị bỏ tù, đã chịu cực hình, gian khổ, đã làm nhiều phép lạ nhân danh Chúa Giêsu, và vẫn tiếp tục rao giảng và nói nằng với đầy quyền uy.

    Sau đó, Phêrô đi Antiôlkia, rồi đi Rôma và ở lại đó luôn mãi. Thế là Thánh Phêrô trở thành vị Giám Mục tiên khởi của thành Rôma. Ngài chịu tử vỉ đạo dưới triều đại Hoàng Đề Nêrô vào khoảng năm 64 hay 67 công nguyên. Có lời truyền tụng rằng khi người ta đóng đinh ngài, Phêrô đã nói mình không xứng đáng được chết giống như Thầy đã chết, nên ông đã yêu cầu cây thập giá treo ông được trồng lộn ngược lại. Xác ngài được chôn cất trên đồi Vatican. Sau này ngôi Vương Cung Thánh Đươn2g Thánh Phêrô được xây trên ngôi mộ của Ngài. Đức Giáo Hoàng Linô được bầu lên làm đấng kế vị Thánh Phêrô.

    Một vị truyền giáo vĩ đại nhất trong thời tiên khởi này là Thánh Phaolô tông đồ. Sau khi trở lại, (biến cố này đã được Sách Công Vụ Tông Đồ ghi lại) Thánh Phaolô đi rao giảng khắp miền Palétin, Syria, một phần của Tiểu Á (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), Hy Lạp và Rôma. Trong bốn cuộc hành trình truyền giáo, Ngài đã hằng say rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho người Do Thái, và quan trọng hơn hết là cho người ngoại giáo (ngoài Do Thái). Ở nhiều nơi, ngài gặp phải sự chống đối mãnh liệt, chẳng hạn ngài bị ném đá và bị bỏ tù, nhưng rồi vẫn tiếp tục rao giảng.

    Trong 14 bức thư Ngài viết cho các giáo đoàn ngài đã từng đi đến rao giảng, cũng như trong các trình thuật về các cuộc hành trình của ngài được kể trong Sách Công Vụ, chúng ta có thể thấy lòng yêu mến sâu sắc của Thánh Phaolô đối với Chúa Kitô. Vì Ngài đã thực hiện trọn vẹn lời truyền của Chúa Giêsu là hãy giảng dạy muôn dân, nên ngài đã được mệnh danh là vị tông đồ của dân ngoại. Cũng như nhiều Kitô hữu tiên khởi khác, Thánh Phaolô chẳng những đã sống cho Chúa Kitô, mà Ngài còn chịu chết cho Chúa vào khoảng năm 68, như một vị anh hùng tử đạo.

    Tuy Giáo Hội vẫn tiếp tục công cuộc truyền giáo, 250 năm tiếp sau đó là một thời kỳ bắt đạo liên tục. Chính quyền Rôma bắt đầu lo ngại Giáo Hội, vì số tín đồ ngày càng gia tăng, và Kitô giáo bành trướng khắp cả đế quốc Rôma. Nhiều Kitô hữu trong suốt hai thế kỷ dưới thời một số hoàng đế, đã bị giết vì lòng tin của họ vào Chúa Kitô. Những ai đã chết bởi việc làm chứng cho lòng tin của mình thì được gọi là các thánh tử vì đạo. Nhiều người trong số này còn trẻ tuổi và chỉ mới chịu phép rửa tội; một số khác thì chỉ mới nghe và lãnh nhận sứ điệp Tin Mừng nhưng chưa chịu phép Rửa Tội. Thế nhưng họ đều có một cái gì chung: là sẵn sàng chấp nhận sự tra tấn tàn bạo khủng khiếp và chịu chết hơn là từ chối Chúa Kitô hay chối từ sứ điệp của Ngài.

    Các vị tử đạo này đã là một nguồn hứng khởi cho những bạn Kitô hữu của họ và cho nhiều công nhân Rôma. Quả thế, đã có nhiều người tìm được niềm tin vì đã thấy những vị này sẵn sàng chết cho niềm tin ấy. Họ đã nhận thức được rằng đứa tun Kitô giáo phải là siêu phàm, vĩ đại nên mới nhiều Kitô hữu dám sẵn sàng thí mạng sống của mình vì nó. Việc Giáo Hội trong thời kỳ này đã tăng trưởng cách nhanh chóng đã khiến một văn sỹ Kitô Giáo thời sơ khai có nhận xét rằng “máu đào của các thánh tử đạo là hạt giống nảy sinh các Kitô hữu.” (Tertulianô thế kỷ thứ II)

    Trong số những vị đã dùng máu mình để bồi đắp Giáo Hội, có hai thiếu nữ trẻ tuổi sống vào đầu thế kỷ thứ ba là Thánh Perpetua và Félicité. Perpetua là một thiếu phụ còn trẻ, sinh trưởng trong một gia đình giàu có tại Cartagiô, Bắc Phi Châu. Félixité là một cô gái trẻ giúp việc trong gia đình Perpetua. Sau khi đã sinh hạ một em bé được ít lâu, thì Perpetua và những người trong gia đình, kể cả Félicité đều bị bắt vì họ là Kitô hữu. Mặc dù có lời hứa hẹn của gia đình bà là bà sẽ bỏ đức tin của bà và sẽ trở về nuôi con, nhưng Perpetua cứ khăng khăng từ chối không nghe, và đã giữ vững lòng tin của mình. Félicité đang chờ sinh con, cũng mau mắn đi theo Perpetua để chịu chết vì Chúa Kitô. Luật Rôma không cho phép xử tử một người đàn bà đang mang thai. Nhưng khi Felicité đã sinh con được vài ngày sau khi bà bị bỏ tù, bà đã bị xử tử cùng lúc với nữ chủ của mình và với những người khác đã bị bắt chung vơí bà. Lòng hăm hở của cả hai bà Perpetua và Félicité sẵn sàng chịu chết vì Chúa Kitô - cho dù các bà là những thiếu nữ trẻ tuổi và có con cái rất dễ thương - cho chúng ta thấy rằng các bà đã đặt Chúa trước hết trong đời sống của các bà.

    Cũng như các Kitô hữu tiên khởi đã được thúc đẩy bởi lòng tin của các vị tử đạo, chúng ta cũng nên nhìn lên các ngài như những tấm gương anh dũng để noi theo. Chúng ta cũng có thể nhìn các vị tử đạo trong thời đại chúng ta đang sống. Tuy những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội được coi là thời đại của các thánh tử đạo, ngày nay chúng ta vẫn còn chứng kiến nhiều người chết và đang chết vì niềm tin vào Đức Kitô của họ.

    NHỮNG GIÁO PHỤ VÀ NHỮNG TIẾN SỸ CỦA GIÁO HỘI

    Thời đại vàng son của các thánh tử đạo đã chấm dứt vào đầu thế kỷ thứ 4, khi hoàng đế Roma là Constantine đã ban hành một sắc luật cho phép người Kitô hữu được tự do giữ đạo của mình. Khi sự thể ấy đã đến, các Kitô hữu có thể rao giảng Tin Mừng công khai. Nhưng khi vừa thoát khỏi thử thách này thì lại phải đương đầu với những vấn đề khác. Những khó khăn bấy giờ phát xuất từ lòng Giáo hội dưới dạng những tà thuyết lạc đạo. Tà thuyết lạc đạo là sự từ chối một đạo lý căn bản của đức tin. Những ai chủ trương và giảng dạy những tà thuyết lạc đạo thì gọi là kẻ lạc đạo.

    Thời Constantine làm hoàng đế, một tà thuyết lớn đã được một linh mục tên là Ariô truyền bá ở Ai Cập. Ariô dạy rằng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, không cùng bản tính với Đức Chúa Cha. Nói cách khác, Đức Giêsu không phải là Thiên Chúa.

    Một trong những Giám mục đấu tranh để bảo vệ chân lý trong thời gian có Công đồng và sau đó là Thánh Atanasiô. Thánh Atanasiô là Giám mục thành Alexandria tại Ai Cập, nơi ngài bênh vực giáo huấn của Giáo Hội chống lại nhiều thế lực của bè Arianô. Ngài đã phải đương đầu nhiều đe dọa đến tính mạng và đã bị lưu đày vì đã bênh vực giáo lý chính thống. Dù gặp mọi thử thách, ngài vẫn không suy xuyển trong việc bênh vực chân lý “Con Thiên Chúa là Đấng có cùng một bản thể với Đức Chúa Cha.”
    Nhiều tác phẩm của thánh Atanasiô bàn giải về đạo lý mà ngài bênh vực suốt cả đời ngài. Một trong những sách cùa Ngài: Cuốn “Về Nhập Thể” là một thiên luận về mầu nhiệm Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi đã làm người. Khi ngài qua đời năm 373, bè Arianô chưa được chinh phục hoàn toàn. Dù sao, những cố gắng của ngài không phải là vô ích, và đến năm 381, bè ấy cuối cùng đã bị đánh bại.

    Những tà thuyết lạc đạo khác, mà một số lớn cũng bàn đến bản tính của Đức Kitô, đã theo tà thuyết của bè Arianô. Có nhiều vị thánh đã đứng lên bênh vực Giáo hội chống lại những tà thuyết này. Một trong những vị thánh lớn đã bênh vực giáo hội là Thánh Augustinô. Ngài sinh ra vào khoảng cuối đời thánh Atanasiô. Tuy thánh Augustinô đã trở nên một trong những vị giám mục, những bậc thầy, và những thần học gia lỗi lạc nhất trong Giáo Hội, cuộc đời thời thanh xuân của ngài cho ta thấy ngay cả những người tội lỗi xấu xa nhất, một khi ăn năn trở lại, đều có thể trở thành những vị thánh được cả.

    Sinh tại Bắc Châu Phi, Augustinô là con một viên sĩ quan Rôma và một bà mẹ công giáo có tên là Monica. Trong thời thơ ấu, Augustinô đã tỏ ra có một trí thông mình xuất sắc và được nhìn nhận là một học sinh tài giỏi. Nhưng trong thời niên thiếu, anh đã mắc phải nhiều thói xấu và sống một đời sóng gió. Anh đã vi phạm giới răn về đức thanh khiết rất nặng nề. Mẹ anh đã nhẫn nại cầu nguyện cho anh, xin Chúa cho anh được ơn đức tin và hoán cải đời sống của anh.

    Lời cầu xin của bà đã được Chúa nhận lời, khi Augustinô đã chịu phép rửa lúc 33 tuổi, sau bao nhiêu năm đi tìm kiếm chân lý. Sau đó Augustinô đã làm linh mục và cuối cùng còn làm giám mục. Trong cuộc đời còn lại, ngài giảng dạy rất nhiều và viết trên 100 tác phẩm để bênh vực đức tin. Trong số những tác phẩm ấy, có cuốn thuật lại chính cuộc đời và sự trở lại của ngài, đó là cuốn “Những Lời Khai Thú.” (The Confession) Một cuốn sách khác được nhiều người xem là tác phẩm lừng danh nhất của ngài, đó là cuốn “Thành Đô Của Thiên Chúa” (The City of God). Trong tác phẩm này, ngài cho thấy sự tương phản giữa đời sống Kitô hữu vơí những sự ác của thế giới mà ta phải sống. Thánh Augustionô qua đời năm 430, và cũng được nhìn nhận là một trong những Giáo Phụ của Hội Thánh như thánh Atanasiô.

    CÁC ĐAN VIỆN

    Bước sang thế kỷ thứ 5, những bộ lạc man rợ bắt đầu đe dọa sự ổn định của đế quốc Rôma. Những người man rợ này thuộc những bộ lạc hiếu chiến, thiếu văn minh, sống ở miền bắc Châu Âu, bên ngoài biên giới của đế quốc. Khi họ bành trướng, họ lên đường nam tiến và bắt đầu xâm lấn đế quốc, và có lần đe dọa xâm chiếm cả thành Rôma. Giáo hội lúc ấy nhận thấy nhu cầu phải đem họ trở về với Kitô giáo và văn minh hóa họ.

    Phần lớn công việc này đã được thực hiện trong suốt ba thế kỷ, sau đó nhờ các đan sỹ và các đan viện. Đan sỹ là những người sống một đời nghèo khó, thanh tịnh và vâng lời, để phục vụ Chúa Kitô. Họ sống theo một nộ luật rõ ràng, gọi là quy chế, trong những cộng đoàn thường thành lập ở những miền hẻo lánh. Nơi đây họ nâng đỡ nhau bằng những sinh hoạt nông nghiệp và hiến dâng toàn thì giờ của họ cho Chúa. Dần dần họ thiết lập những trường học gần đan việc của họ. Chính nhờ những trường học này và những công việc truyền giáo sau đó mà các đan sỹ đã có thể Kitô hóa và giáo dục phần lớn Châu Âu.

    Mặc dù họ là những đan sỹ trong Giáo Hội có từ thế kỷ thứ ba, nhưng tước hiệu Tổ Phụ của nền Dan tu Tây Phương đã được tặng cho Thánh Bênêđictô, sinh năm 480. Ngài đã thiết lập đan viện thời danh ở núi Catxinô tại nước Ý, và là đấng sáng lập dòng Benedicto, để hướng dẫn những sinh hoạt thường ngày cho các đan sỹ của Ngài.

    Bênêđictô phân chia sinh hoạt hằng ngày của các đan sỹ làm hai phần: cầu nguyện và lao động chân tay. Điều này đã trở nên châm ngôn của mọi đan sỹ thuộc dòng Benedicto: Ora et Labora. Kinh nguyện hằng ngày gồm có Kinh Nhật tụng - Hát chung với nhau vào 7 giờ kinh nhất định trong ngày và ban đêm - Lao động cũng được xem là một dạng cầu nguyện gồm có lao động chân tay như nông nghiệp, xây cất... và lao động trí thức như sao chép những thủ bản, viết sách, giáo dục và làm những điều tương tự.

    Với thời gian, các đan viện không chỉ là những trung tâm học hỏi, nhưng còn là những trung tâm truyền giáo nữa, nơi từ đó các đan sỹ lên đường truyền giáo. Trong những đan sỹ truyền giáo phải kể đến Thánh Columban người Ái Nhĩ Lan, đã truyền bá đức tin cho người Franks (lúc ấy sinh sống trên lãnh thỏ Pháp ngày nay) vào cuối thế kỷ thứ 6. Một gương sáng rực rỡ là thánh Bonifaciô, một đan sĩ thuộc dòng Benedicto người Anh. Vào thế kỷ thứ 8, ngài tới nước Anh để đến vùng Germani. Bonifaciô đã truyền giáo tại đò trong nhiều năm, truyền bá đức tin và rửa tội nhiều người trong các bộ lạc Germani.

    GIÁO HỘI ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG THỬ THÁCH

    Đang khi các đan sĩ bận rộn với việc đem nhiều người rợ Châu Âu về với Kitô giáo, Giáo hội phải đối phó với những cuộc xâm lăng nữa. Một tôn giáo mới, Hồi giáo, đã xuất hiện ở Arabia vào đầư thế kỷ thứ 7 và bành trướng khắp cả Bắc Châu Phi và một giải đất ở miền đông của đế quốc Roma cũ. Những tín đồ của Hồi giáo, gọi là Muslim, rốt cuộc đã kiểm soát vùng biển Địa Trung Hải. Và hậu quả của việc này là những Kitô hữu sống ở Tây Âu bị chia cách với những người sống ở Đông Âu về mặt địa lý.

    Biến cố này càng làm gia tăng những khó khăn đã có từ lâu đời. Những Kitô hữu ở hai miền của đế quốc bị cắt bởi ngôn ngữ và văn hóa. Giữa hai bên cũng có một tranh luận kéo dài từ lâu năm về cách diễn đạt vài điểm đạo lý và về quyền bình của vị giám mủc tại Roma (tức Giáo Hoàng). Những vấn đế này đã đưa tới thới căng nhất vào năm 1054. Năm ấy, Giáo hội ở miền Đông chính thức tách rời khỏi Đức Giáo Hoàng và Giáo Hội Công Giáo Rôma. Biến cố này được gọi là sự ly khai của Giáo Hội Đông Phương. Có vài nhóm Kitô hữu Đông Phương còn hiệp nhất với Giáo Hội - chẳng hạn những người công giáo Byzantine, nhưng sự ly khai vẫn còn tồn tại mãi đến ngày nay.

    Cuộc ly khai chỉ mới là một khó khăn lớn mà Giáo hội gặp phải khi vừa sống qua 10 thế kỷ đầu tiên. Thử thách lớn thứ hai là sự thối nát thậm tệ của hàng giáo sĩ trong thời ký đen tối. Thới kỳ này, bắt đầu vào khoảng năm 850 đến năm 1000, là hậu quả từ cuộc sụp đổ đế quốc Rôma cũ. Khi đế quốc sụp đổ, Giáo hội là quyền lực ổn định duy nhất còn lại trên thế giới này. Vì số giáo dân có học vấn thì ít, nên trách nhiệm cai quan xã hội thế tục đã được trao cho hàng giáo sĩ nắm giữ. Khi ấy nhiều người lãnh đạo của Giáo hội giữ quyền hành chẳng những về mặt thiêng liêng, mà cón cả về mặt thế tục nữa.

    Sau một thời gian, nhiều giám mục, linh mục và đan sĩ bắt đầu quên vai trò của mình là những nhà lãnh đạo tinh thần. Đáng tiếc là họ đã quá quan tâm đến những công việc thế tục hay đến những của cải của họ và sao lãng bổn phận quan trọng nhất của mình. Phải đau lòng mà nói rằng đã có cả những vị giáo hoàng tội lỗi, sa đọa và nhiễm óc thế tục, tuy các ngài không bao giờ giảng dạy điều gì sai lầm. Nhu cầu cải tổ hàng giáo sĩ đã trở nên bức thiết. Lại một lần nữa, suốt vài thế kỷ sau đó, nhiều vị thánh đã đứng lên để hướng dẫn Giáo Hội vượt qua cơn khủng hoảng sắp đến.

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Thánh Atanasiô - Thánh Augustinô - Thánh Benedictô - Người ngoại giáo - Các thánh tử đạo - Tà thuyết lạc đạo - Đan việc thần học gia



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:29 pm




    BÀI 2: NHỮNG VỊ THÁNH TRONG LỊCH SỬ CHÚNG TA
    NGÀN NĂM THỨ HAI

    Cũng như sự hiệp thông qua những Kitô hữu trên hành trình dương thế đưa họ lại gần Chúa Kitô hơn, thì sự hiệp thông giữa chúng ta với các thánh cũng gắn liền chúng ta lại với Chúa Kitô. Là Đấng ban phát mọi ơn thánh và sự sống co dân Chúa, như từ nguồn suối và từ nguyên thủ (LG 50)

    Khi Giáo hội bước vào thế kỷ thứ 11 và 12, một trong những quan tâm hàng đầu của Giáo Hội là cải tổ lại hàng Giáo sĩ đã ra hư đốn. May mắn thay, Giáo hội còn diễm phúc có được nhiều vị Giáo Hoàng thánh thiện có khả năng để khởi động những cuộc cải tổ này.


    Trong các đan viện thì có những người đạo đức thánh thiện bắt đầu công cuộc cải tổ. Khuôn mắt quan trọng nhất trong những vị này là Thánh Benađô Claitvaux. Khi còn là một thanh niên, Benađô đã xin gia nhập một cộng đoàn đan sĩ mới gọi là dòng Xitô. Cách sống của dòng này căn cứ trên bộ luật của Thánh Benedicto. Nhưng cách sống của riêng họ thì đơn giảng và nhiệm nhặt hơn cách sống của hầu hết các tu viện Benedicto thời ấy.

    Sau khi được thụ phong linh mục, Benađô được chọn để thành lập một đan viện mới phỏng theo cách sống của dòng Xitô. Benađô đã trở thành viện phụ của đan viện này tại Clairvaux; rồi sau đó, ngài còn thành lập 68 đan viện nữa cũng căn cứ trên cùng một bộ luật ấy. Thế hệ đan viện mới này đã sửa chữa lại những tệ nạn đã thấm nhập vào đời sống đan tu trong thời kỳ Đen Tối, và những đan viện này là một nguồn hy vọng lớn.

    Sự thánh thiện của Thánh Benađô được phản ánh trong đời sống tại Clairvaux và trong các đan viện khác. Ngài củng cố niềm tin bằng những bài giảng của ngài về lòng sùng kính Chúa Giêsu và Mẹ của Người. Các bài giảng của Ngài đã nổi tiếng đến nỗi thiên hạ từ khắp Châu Âu đến nghe ngài giảng. Nhờ thế thánh Benađô đã có thể nhem lại niềm tin nơi giáo dân cũng như nơi các đan sỹ của ngài.

    NHỮNG CUỘC THẬP TỰ CHINH

    Thánh Bênađô còn có ảnh hưởng lớn trong nhiều vấn đề khác tại Châu Âu nữa. Chẳng hạn, Ngài đã rao giảng cuộc thánh chiến thứ hai, khuyến khích nhiều người tại Pháp và Đức gia nhập Đạo Binh thánh chiến là câu trả lời của Giáo Hội cho một thử thách mới đang khởi phát vì người Hồi Giáo.

    Vào cuối thế kỷ thứ hai 11, người Hồi Giáo đã nắm phần kiểm soát Thánh Địa (Palestine) và bắt bớ những Kitô hữu đi hành hương tại Giêrusalem và những nơi thánh khác. Đạo binh thánh chiến là những nỗ lực quân sự để chiếm lại Thánh Địa. Những cuộc thánh chiến này đã được thực hiện rải rác nhiều lần suốt trong hai thế kỷ tiếp sau đó. Những hiệp sĩ và binh sĩ tham dự những trận chiến đó vì Chúa Kitô đã dùng Cây Thập Giá làm phù hiệu của họ. Nhiều người, hoặc chỉ huy hoặc tham gia những cuộc thánh chiến này thật sự là những người đạo đức thánh thiện.

    Một trong những người dũng cảm là vua thánh Louis IX của nước Pháp. Ngài đã chỉ huy hai cuộc thánh chiến sau cùng. Ngài được công nhận là một người thánh thiện và là một nhà lãnh đạo công mình. Lòng sùng mộ niềm tin của Ngài đã được mẹ ngài gieo vào lòng ngài từ thuở còn thơ. Khi ngài khôn lớn, mẹ ngài thường nói với ngài: Hỡi con yêu của mẹ, mẹ thương con rất nhiều như một người mẹ có thể thương con mình, nhưng mẹ muốn thấy thà con chết dưới chân mẹ còn hơn là thấy con phạm một tội trọng. Lời vàng ngọc ấy không bao giờ rời khỏi tâm trí ngài, ngay cả khi Ngài lên ngôi vua nước Pháp.

    Khi làm vua rồi, ngài vẫn tham dự hai Thánh Lễ mỗi ngày và để ra nhiều thì giờ cầu nguyện. Ngài thường đích thân săn sóc người nghèo, và thường cho họ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình ngài. Và ngài dạy các con cái của Ngài phải yêu mến đức tin của chúng nữa. Ngài viết những lời cuối đời cho con đầu lòng như sau: Điều trước tiên cha muốn dạy con là con hãy đặt hết lòng trí con vào việc yêu mến Chúa.

    Đối với thánh Louis, cũng như đối với bất cứ vị thánh nào, yêu mến Chúa phải có đức tin. Cho nên khi thấy cần phải chiến đấu vì Chúa Kitô, thánh Louis đã sẵn sàng đáp ứng ngay. Ngài qua đời khi còn trên đường đi tham gia cuộc thánh chiến thứ hai. Lời cuối cùng của ngài vọng lại lời của Chúa Giêsu trên thập giá: Trong tay Cha, con xin phó thác linh hồn con.

    Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều, các chiến sĩ Thập Tự Chinh cuối cùng cũng không hoàn thành được mục tiêu của họ. Thánh Địa chưa giải phóng được khỏi tay người Hồi Giáo. Dù vậy, các cuộc thập tự chinh đã củng cố được niềm tin của nhiều người Châu Âu và gia tăng lòng sùng kính Chúa Kitô và các thánh của ngài. Nó cũng giúp miền Tây Âu mở ra đón nhận nhiều lãnh vực hiểu biết mà người Hồi giáo đã tiến bộ hơn họ - chẳng hạn ngành hàng hải, y khoa và triết học. Sự kiện này đặt nền tảng cho những thành tựu nghiên cứu uyên bác và khoa học trong vài thế kỷ sau đó.

    Các cuộc chỉnh đốn nội bộ Giáo hội, do thánh Bênađô và và một số người thánh thiện khác khởi xướng, đã lan rộng và sinh hoa kết quả trong thế kỷ 13. Đó là cao điểm của thời kỳ được mệnh danh là Thời Trung Cổ.

    NHỮNG DÒNG TU MỚI

    Trong thế kỷ này, hai dòng tu mới được thành lập và rất khác với các dòng truyền thống đã có xưa này. Các tu sĩ của hai dòng này không sống trong các đan viện cách ly yxã hội, nhưng lại sống ngay giữa thị thành là nơi họ làm việc. Khác với các Đan viện thường có đất đai rộng lớn để giúp họ sinh sống, những dòng tu mới này chỉ dựa vào lòng hảo tâm của giáo dân để cung cấp những gì cần thiết cho những nhu cầu căn bản của mình. Họ được gọi là dòng Khất Sĩ, vì họ sống nhờ vào của bố thí. Bằng cuộc sống đơn giản, những dòng tu này nhắc các Kitô hữu nhớ vai trò đích thực của người tu sĩ là phụng sự Thiên Chúa.

    Dòng thứ nhất trong loại này là dòng Thánh PHANXICÔ, do Thánh Phanxicô Assisi thành lập ở Ý. Phanxicô là con trai một thương gia giàu có tại Assisi, lớn lên trong tiền bạc nên tiêu xài rất hoang phí. Chàng muốn trở thành một hiệp sĩ, nhưng sau ý thức rằng Chúa Kitô muốn gọi chàng đề phụng sự Chúa trong đời sống tu trì. Thế là Phanxicô quyết tâm sống như một người nghéo, đã vứt bỏ quần áo lụa là để đổi lấy áo quần của một người hành khất và ra tay giúp đỡ người thiếu thốn và bệnh tật.

    Phaxicô bắt đầu một đời sống cầu nguyện - vừa rao giảng vừa phục vụ người nghèo. Sự thánh thiện của Phanxicô đã thu hút nhiều người trẻ gia nhập vào công cuộc của mình. Cuối cùng ngài thảo ra một bộ quy luật đơn gaỉn để các môn đệ của ngài tuân giữ. Đưc Giáo Hoàng đã chúc lành cho họ lập nên Dòng Khất Sĩ Hèn Mọn (Những Anh Em Hèn Mọn). Khi Phanxicô qua đời, đã có trên 5000 tu sĩ Phaxicô tại Châu Âu.

    Không chỉ những người nam mới bị thu hút bởi cách sống của Phanxicô. Một thiếu nữ trẻ tuổi và giàu có tại Assisi tên là Clara cũng xin được tham gia công cuộc của ngài. Do đó với sự giúp đỡ của Phanxicô, thánh Clara đã thành lập được một tu hội cho người nữ, cũng sống theo bộ quy luật dòng Phanxicô.

    Một Dòng Khất Sĩ nữa cho nam giới cũng được thành lập do một linh mục trẻ tuổi người Tây Ban Nha tên là DOMINIC de Guzman. Dòng này được gọi là Dòng Đaminh hay Dòng Truyền Giáo. Khi còn trẻ, thánh Đaminh được sai đi để giúp một nhóm người lạc đạo, người Anbiroa ở vùng Nam Nước Pháp, trở về chính đạo. Để dgiúp mình thực hiện được công tác đó, Đaminh đã kết nạp một nhóm người trẻ tuổi sẵn sàng hiến thân vào việc rao giảng. Cũng như như những tu sĩ Phanxicô, nhóm người này cũng sống đời sống đơn giản và nghèo khó. Họ để cả thì giờ vào việc giáo dục và giảng dạy. Dòng Đaminh chún tâm vào việc đào tạo các thành viên của mình có một học vấn uyên thâm hầu có khả năng giảng dạy hữu hiệu hơn. Do đó nhiều giáo sư đại học lớn của thời đó là những cha dòng Đaminh.


    THÁNH THOMAS AQUINAS

    Một trong những học giả và giáo sư nổi tiếng là Thánh Thomas Aquinas Ngài sinh năm 1225 tại Ý, và bắt đầu đời học vấn của Ngài tại Đan Viện Benedicto ơỏ đồi Cassino. Gia đình giàu có của ngài hy vọng một ngày kia ngài sẽ trở nên một tu sĩ dòng Benedicto. Tôma tiếp tục đại học ở Naples, và đã gặp các cha dòng Đaminh tại đó. Đời sống đơn sơ nghèo khó và chuyên học hành của dòng này đã lôi cuốn Tôma, và mặc dầu gia đình ngài phản đối kịch liệt, ngài vẫn xin gia nhập dòng Đaminh.

    Tôma học thần học và triết học với một cha Đaminh khác là thánh Alberto Cả, và cuối cùng ngài cũng trở thành giáo sư tại đại học Paris.

    Tôma đã nghiên cứu nhà triết học Hy Lạp Aristote qua những tác phẩm của ông do những đạo binh thập tự chinh đem về Châu Âu. Thánh Tôma đã sử dụng tư tưởng của Aristote trong công trình thần học của Ngài. Ngài dạy rằng mạc khải của Thiên Chúa cho con người không có gì là phản lại lý trí, nhưng đúng hơn, phải cần đến lý trí để hiểu về Thiên Chúa một cách đầy đủ hơn. Phương pháp ngài dùng thì dựa trên Aristote, nhưng sự nhận thức thâm sâu thì dựa trên Kinh Thánh và các tác phẩm của các giáo phụ. Ngài đã viết rất nhiều sách, nhưng tác phẩm danh tiếng nhất và quan trọng nhất là bộ Sách Thần Học (Summa Theologiae) của ngài. Trong bộ sách này, ngài sắp xếp, giải th1ich và biện hộ tất cả giáo lý của đức tin chúng ta. Chưa có sách vở nào trong Giáo Hội có thể vượt qua được các tác phẩm của Thánh Tôma, và ngày nay nó vẫn còn là nguồn tài liệu quan trọng bậc nhất của nền Thần học Công Giáo.

    Tuy những tác phẩm uyên thâm của Thánh Tôma là quan trọng đối với Giáo Hội, nhưng chính lòng mến Chúa của Ngài mới làm ngài thành một vị thánh. Sự sùng kính Chúa Kitô và Phép Thánh Thể được phản ánh trong vài bài kinh và thơ tuyệt diệu của thánh nhân. Và ngài hiểu rằng những tác phẩm ngài viết ra không có chút nào quan trọng khi đem so với sự khôn ngoan vô biên của Thiên Chúa.

    Năm 1274, Đức Giáo Hoàng đã mới Thánh Tôma tham dự Công Đồng tại Ly-on, Pháp. Trên đường đi, ngài đã ngã bệnh và từ trần ngày 7 tháng 3 năm 1274. Trước khi qua đời, ngài đã tỏ sự khiêm nhường và lòng mến Chúa của Ngài. Trong khi chuẩn bị rước Mình Thánh Chúa lần cuối cùng, ngài nói:
    “Con rước Chúa, ôi giá cứu chuộc con, là Của Ăn Đàng cho hành trình của con, vì lòng yêu mến Chúa mà con đã chay tịnh, đã cầu nguyện, đã giảng dạy và đã lao nhọc. Con chưa hề nói một lời nào nghịch lại Chúa. Nếu con có nói điều gì như vậy là vì con ngu dốt mà không biết, và con không muốn dừng lại trong sự ngu dốt ấy. Con xin để lại Hội Thánh Công Giáo quyền sửa chữa các tác phẩm của con và trongt sự vâng phục ấy mà con từ giã cõi đời này.”

    THÁNH CATARIAN SIENA

    Tuy Giáo Hội có phồn thịnh ở thế kỷ 13, nhưng lại gặp phải nhiều vấn đề đau khổ trong những thế kỷ tiếp sau đó. Trong thế kỷ 14, sự tranh chấp giữa Đức Giáo Hoàng và các vua Nước Pháp đã tạo nên một khủng hoảng lớn. Đây là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng không ở tại Rôma. Các đức Giáo Hoàng đã sống tại Avignon, một đô thị của Nước Pháp suốt 70 năm. Nhờ một phụ nữ thành Siena, cuối cùng đã thuyết phục được Đức Giáo Hoàng trở về Roma.

    Thánh Catarina Siena là một giáo dân trẻ tuổi. Bà đã chọn đời sống cầu nguyện và phục vụ tha nhân, cách riêng phục vụ các bệnh nhân. Tiếng tăm về sự thánh thiện của bà lan rộng cùng khắp Nước Ý, và nhiều người đã đến với ba để được giúp đỡ và nghe lời khuyên nhủ.

    Nhiều lần Catarina đã viết thư lên Đức Giáo Hoàng Grêgoriô XI thúc giục ngài nên trở lại Roma vì lợi ích của Giáo Hội. Cuối cùng bà đã đến thăm viếng ngài tại Avignon, và chỉ rõ cho ngài thấy sự vắng mặt của Đức Giáo Hoàng tại Rôma là nguyên nhân phát sinh ra bao nhiêu vấn đề trong Giáo Hội. ĐGH Grêgoriô đã nghe lời bà trở về Rôma, và bắt đầu cải tổ lại Giáo Hội. Catarina qua đời chỉ vài năm sau đó, vào tuổi 33. Vì bà đã để lại nhiều tập bút ký về đời sống thiêng liêng, nên đã được tuyên phong tiến sĩ Hội Thánh.

    Thánh Catarina vừa giúp Giáo Hội vượ qua một cơn khủng hoảng, thì một cơn khủng hoảng khác trầm trọng hơn nhiều lại đến ngay tiếp sau đó. Trong 40 năm trường, hai đấng đã tự tuyên bố mình là Giáo Hoàng, một vị đặt tông tòa tại Avignon, một vị đặt tại Rôma. Tình cảnh rối loại này, được coi là sự ly khai lớn ở Tây Phương, đã phân chia nội bộ Giáo Hội và làm suy giảm vai trò của Đức Giáo Hoàng. Khi vấn đề nay được giải quyết rồi thì sự duy nhất Giáo Hội lại bị đe dọa.

    CUỘC CẢI CÁCH TIN LÀNH

    Thế kỷ 15 cũng mang lại nhiều sự phát triển mới. Thời kỳ này được mệnh danh là Thời Phục Hưng vì sự quan tâm mới đến những nền văn minh cổ của Hy Lạp và Rôma. Trong thời kỳ này nhiều người trong hàng giáo sĩ lại sống sa đọa vì tiền bạc và những sự xa hoa khác. Việc phát sinh ngành in cũng có ảnh hưởng làm cho những tư tưởng mới - kể cả những tư tưởng lạc đạo- lan tràn nhanh chóng hơn. Vào đầu thế kỷ 16, Giáo Hội một lần nữa lại cần phải được cải tổ.

    Nhưng đáng tiếc thay, một vài cố gắng cải tổ Giáo Hội đã dẫn những “nhà cải tổ” đi xa khỏi Giáo Hội. Đó là Phong Trào Cải Cách Tin Lành. Phong trào này do Martin Lutherô khởi xướng, rồi nhiều nhóm khác đã nổi lên chống đối và tách lìa khỏi Giáo Hội. Đó là điểm khởi đầu dẫn đến việc phát sinh nhiều giáo phái Tin Lành mà ngày nay chúng ta thấy cùng khắp chung quanh chúng ta.

    Biến động vĩ đại này là lý do làm Giáo Hội phải triệu tập Công Đồng Trentô. Giáo Hội cần được cải tổ, và Giáo Hội cũng cần làm sáng tỏ nhiều đạo lý đang bị người Tin Lành thách thức. Công trình của Công Đồng này đã củng cố Giáo Hội, nên khi vượt khỏi cơn khủng hoảng này, Giáo Hội đã trở nên mạnh mẽ hơn và có nhiều khả năng hơn để đương đầu với những công việc trước mắt.

    Thời kỳ sau Công Đồng được mệnh danh là Phản Cải cách. Cũng như xưa kia, các dòng tu mới đã giúp Giáo Hội cải tổ trong thời Trung Cổ thế nào, thì lúc này cũng có những dòng tu mới giúp Giáo Hội tự canh tân mình như vậy. Chẳng hạn, Dòng Các Chị Em Ursuline dấn thân vào việc giáo dục những thiếu phụ trẻ tuổi, do Thánh Angela Merici thành lập. Dòng tu quan trọng nhất trong các dòng mới này là Dòng Tên (Chúa Giêsu) do Thánh Ignatiô Loyôla thành lập.

    THÁNH IGNATIÔ LOYOLA

    Thánh Ignatio Loyola là một người Tây Ban Nha thuộc dòng dõi qúi tộc, được huấn luyện để vào binh nghiệp. Trong thời gian phục vụ, ngài đã nổi tiếng vì lòng can đảm và trung thành với nhà vua. Trong một trận chiến, ngài đã vị thương nặng và cần phải được tĩnh dưỡng nhiều ngày tháng. Trong thời này tĩnh dưỡng, ngài đã đọc những sách mà ngài có trong tay như Cuộc đời Chúa Kitô và tiểu sử vài vị thánh. Khi chân ngài đã bình phục, thì cuộc đời của ngài cũng biến đổi. Thánh Ignatiô thề hứa sẽ trở nên một chiến sĩ để phụng sự Chúa Kitô và Giáo Hội.

    Sau một thời gian tĩnh tâm, Ignatio khởi sự học thần học để chuẩn bị bản thân cho công cuộc mới của ngài. Khi còn đang học tại đại học Paris, có vài thanh niên xin gia nhập, rồi cùng nhau họ làm lời khấn hứa giữ đức nghèo khó và thanh tịnh. Vài năm sau, họ tự lập thành một dòng tu và tự nguyện phục vụ Đức Giáo Hoàng.

    Công việc đặc thù của Dòng Tên là bênh vực đức tin và phục vụ giáo hội bằng cách thức và bất cứ nơi nào mà Đức Giáo Hoàng yêu cầu họ làm. Thuở ban đầu, công tác này được thực hiện dưới dạng bênh vực đức tin chống lại những tấn công của người Tin Làng. Chẳng hạn, nhiều linh mục dòng Tên được gửi sang Đức để chống lại lạc thuyết Luther, và họ đã thành công trong việc đem nhiều người trở về cùng Giáo Hội. Với thời gian, Dòng Tên bắt đầu thành lập những đại học riêng của mình với xác tín rằng một nền giáo dục Công giáo vững chắc sẽ bảo đảm được sự trung thành của Giáo hội.

    Châm ngôn của Thánh Ignatio và của Dòng Tên là “Để Thiên Chúa Được Vinh Danh Hơn.” (Ad Majorem Dei Gloriam) Ngài đã thật sự sống chỉ để làm vinh danh Thiên Chúa và điều đó đã làm ngài thành một vị thánh.

    NHỮNG VỊ TRUYỀN GIÁO ĐẾN TÂN THẾ GIỚI (NEW WORLD)

    Trong những thế kỷ tiếp sau đó, Giáo hội một lần nữa được phục hồi lại, đã bắt đầu bành trướng đi xahơn nữa. Các nước Châu Âu khởi sự thám hiểm các miền đất ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Giáo hội cũng tích cực hoạt động, truyền bá đức tin đến các dân tộc tại các miền ấy. Hoạt động truyền giáo rộng lớn nah61t kể từ những ngày sơ khai của Giáo Hội đã bùng lên tiếp sau Cuộc Cải Cách Tin Lành.

    Một trong những vị truyền giáo vĩ đại nhất của thời ấy là một linh mục dòng Tên: Thánh Phanxicô Xaviê. Ngài là một trong những thành viên tiên khởi của Dòng Tên và được Thánh Ignatiô chọn để trở nên một trong những vị truyền giáo đầu tiên của Dòng Tên. Cũng như Phánh Phaolô, vị truyền giáo vĩ đại, Thánh Phanxicô đã đi khắp nhiều miền đất rộng lớn tron gmột thời gian ngắn.

    Ngài bắt đầu rao giảng tại Ấn Độ. Từ đó trẩy qua Sri-Lanca, Malaysia và Nhật Bản, đưa nhiều trở lại Đạo Chúa. Ngài qua đời trước khi có thể vào được Trung Quốc; nhưng những linh mục dòng Tên sau này đã tiếp tục công việc của Ngài, đã rao giảng Tin Mừng tại Trung Quốc. Công cuộc do Thánh Phanxicô khởi động đã mở đường cho các vị truyền giáo sau này trẩy đến phương Đông.

    Các linh mục Dòng Tên người Pháp là thuộc số những người đã đem lại sứ điệp của Chúa vào các thuộc địa của Pháp ở Bắc Mỹ. Thánh Isaác Jogues và bảy người khác nữa được gọi là những vị tử đạo Bắc Mỹ. Họ giảng dạy cho những người da Đỏ và đã chịu tử đạo vì đức tin của họ.

    Những vị truyền giáo Tây Ban Nha thì hoạt động ở miền Tây Nam vàø miền Tây của lục địa Bắc Mỹ. Một trong những vị truyền giáo nổi tiếng nhất là linh mục thuộc Dòng Phanxicô, Cha Juniperro Serra. Ngài đã thiết lập một loạt những thí điểm truyền giáo giữa Thổ Dân Da Đỏ tại California.

    Nhờ công việc của các vị truyền giáo và những Kitô hữu từ Âu Châu đến định cư tại Mỹ, mà đức tin đã được gieo xuống đất Mỹ này. Vị Thánh đầu tiên sinh trưởng tại Hoa Kỳ là Thánh Elizabeth Seton sinh năm 1774.

    Elizabeth lơn lên trong một gia đình theo Anh giáo và lấy chồng là ông William Seton, một thương gia giàu có tại New York. Họ sinh được năm người con. Khi chồng bà Elizabeth mắc bệnh lao, ông bà đã dời về nước Ý, và ông Seton chết tại đó. Tại Ý, bà Elizabeth mới xác tín rằng Giáo Hội Công Giáo Roma là Giáo Hội chân thật.

    Khi bà trở lại quê hương, Elizabeth đã trở lại Công Giáo, mặc dầu đã gặp nhiều phản đối mãnh luệt từ phía gia đình và các bạn bè của bà. Để tự nuôi sống và nuôi các con của mình, bà đã mở một trường học cho những trẻ em khác sống trong vùng lân cận của bà và sau đó mở tại Maryland. Trường học do bà tổ chức có một điều khác thường vì trường đã đón nhận mọi học sinh, chứ không phải chỉ dành cho các con cái những người giàu có. Hệ thống trường học Công Giáo tại Hoa Kỳ bắt nguồn từ đó.

    Có những thiếu phụ trẻ khác đến tiếp tay với bà. Sau đó, nhóm này đã trở thành một cộng đoàn nữ tu sĩ, gọi là Dòng các Nữ Tu Bác Ái. Thành lập năm 1809, Dòng đã trở thành Dòng đầu tiên được thành lập trên đất Hoa Kỳ.

    Trong thời gian công cuộc truyền giáo được lan rộng này, Giáo hội phải đương đầu với những cuộc cách mạng khoa học, trí thức và chính trị đang xẩy ra tại Châu Âu. Giáo hội thường xuyên bị thách thức tự đứng lên để bênh vực lấy mình và đã tỏ ra có khả năng đứng vững.

    THỜI KỲ HIỆN ĐẠI

    Khi Giáo hội bước vào thế kỷ 20, thì được diễm phúc có một vị giáo hoàng thánh thiện, Đức Piô X, là một linh mục miền quê, nhưng cũng là một nhà giáo dục vĩ đại, Đức Piô đã có khả năng giúp Hội Thánh đối phó với một trong những lạc thuyết lớn nhất trong lịch sử của mình. Đó là Thuyết Vụ Hiện Đại (Modernism). Những người chủ trương thuyết này nghĩ rằng những giáo huấn về đức tin và luân lý phải được thay đổi vì không có một mạc khải nào là bất di bất dịch và khách quan do Thiên Chúa ban ra để làm nền tảng cho Kitô Giáo cả! Hơn nữa, những người theo thuyết này không coi những biến cố siêu nhiên là có thật, ví dụ như các phép lạ, mà Kitô giáo dùng để yểm trợ niềm tin của mình. Đức Giáo Hoàng Piô X đã soạn ra hai thông điệp lớn để đúc kết và bác bỏ những tư tưởng này.

    Đức Giáo Hoàng Pio X đã phục vụ như một vị chủ chăn vĩ đại của Giáo Hội. Ngài đã khuyến khích việc rước Thánh Thể thường xuyên. Ngài nhắc nhở người công giáo rằng Phép Thánh Thể là lương thực thiêng liêng của chúng ta. Ngài cũng giảm tuổi xuống thấp hơn để các trẻ em có thể rước lễ lần đầu sớm hơn. Hơn nữa, ĐGH Piô X còn khuyến khích giáo dân công giáo hãy dấn thân vào công việc bác ái làm cho người nghèo. Ngài qua đời vì bệnh tim khi nghe đệ nhất thế chiến bùng nổ; và ý muốn sau cùng và di chúc của ngài được diễn tả rất bình dị: Tôi được sinh ra nghèo, tôi sống ngheo, tôi chết nghèo.

    Sau khi ngài qua đời, Giáo hội và thế giới phải đương đầu với nhiều thử thách hơn nữa - đặc biệt là sự tràn ngập những thể chế chính quyền vô thần, độc tài trong nhiều nước. Hai thế chiến kể từ khi Đức Piô X qua đời nhắc nhở chúng ta rằng sự dữ đáng kinh hoàng là chủ nghĩa Nazi, chủ nghĩa công sản và chủ nghĩa Phát-xít. Đối diện với những sự dữ này, một trong những vị thánh lớn của thế kỷ này là Thánh Maximilian Kolbe, đang nổi bật như một gương sáng cho thời đại chúng ta.

    Maximilian sinh tại Ba-lan vào khoảng đầu thế kỷ. Là một tu sĩ thuộc dòng Phanxicô, ngài đã dành nhiều thời giờ và tâm trí để am hiểu vai trò của Đức Mẹ trong việc cứu độ con người chúng ta. Trước khi được thụ phong linh mục, ngài đã tổ chức một hội gồm các tu sĩ được mệnh danh là những Hiệp Sĩ của Đức Mẹ. Sau khi thụ phong linh mục, ngài còn kết nạp thêm giáo dân vào hội này. Để chuyển đạt sứ điệp của ngài đi xa hơn nữa, ngài khởi sự thành lập một tập san có tên là Người Hiệp Sĩ của Đức Vô Nhiễm. Ngài không có nguồn tài trợ nào, nhưng tập san đã phát triển một cách lạ lùng, mặc dù nó phải đương đầu liên lỉ với những khó khăn tài chánh. Ngài còn thiết lập một cộng đoàn tại Nagasaki, Nhật Bản, và sau này cộng đoàn ấy đã sống sót một cách kỳ lạ sau vụ bom nguyên tử hủy diệt thành phố ấy.

    Sau khi thiết lập cộng đoàn tại Nhật Bản, năm 1936, Maximilian đã trở về Ba-lan. Vào thời ấy, Hitler đã lên cầm quyền tại nước Đức, sau đó ít lâu, quân đội của ông ta xâm chiếm nước Ba-lan. Mật vụ Đức đã bắt ngài và giam tù tại trại Auschwitz năm 1941.

    Ngay khi ấy, Maximilian đã trở nên nguồn sức mạnh cho tất cả bạn tù với ngài. Ngài đến trại tù ấy không bao lâu, thì có vài tù nhân trốn trại. Để trả thù, bọn lính phát-xít Đức đã chọn bừa người tù nhân để bỏ họ chết đói. Trung sĩ Phanxicô Gajownictek, một trong những người đã bị chỉ định, kêu khóc ầm ĩ vì thương vợ thương con. Lúc ấy, cha Maximilian mới hỏi những lính canh gác xem liệu ngài có thể thế chỗ cho người trung sĩ kia được không. Khi bọn lính hỏi tại sao ngài đã chọn như thế, thì ngài trả lời rằng: Tôi là một linh mục công giáo. Với lời này, Maximilian đã bắt đầu đường chịu tử đạo. Ngài đã cầu nguyện và đem lại sự can đảm cho chín bạn tù khác đang chết đói dần mòn trong hầm giam. Bọn lính phát-xít đã lấy làm ngạc nhiên khi thấy ngài vẫn còn sống sau ba tuần lễ không ăn uống gì, và cuối cùng chúng đã đem ngài ra giết. Thánh Maximilian đã chết giống như khi ngài còn sống - dâng hiến trọn vẹn đời ngài cho Thiên Chúa.

    Trong thời đại chúng ta, Giáo hội vẫn tiếp tục tăng trưởng, khi đức tin truyền bá đi nhiều nơi như Ấn Độ và Châu Phi. Sau 2000 năm, chúng ta thấy Chúa Thánh Thần vẫn luôn tiếp tục hướng dẫn Giáo Hội. Lời hứa của Chúa Kitô vẫn còn thực hiện: ... quyền lực sự chết sẽ không thắng được Giáo Hội.


    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT

    Thánh Phanxicô Assisi - Thánh Catarina Siena - Thánh Đaminh - Thánh Tôma Aquino - Thập Tự Chinh - Thời Trung Cổ - Cuộc Ly Khai Đông Tây - Thời Phục Hưng - Phong Trào Cải Cách - Phong Trào Phản Cải Cách - Thánh Ignatio Loyola - Thuyết Vụ Hiện Đại.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:30 pm




    BÁI 3 : NHỮNG ANH EM LY KHAI

    Lời Thánh Phaolô: Vậy tôi, một người tù trong Chúa Kitô, tôi khuyên anh em hãy đi đứng sao xứng với ơn thiên triệu, mà Thiên Chúa đã kêu gọi anh em, hết lòng khiêm nhượng và hiền từ với đức đại lượng chịu đựng lẫn nhau trong lòng mến: hăm hở duy trì sự hiệp nhất của Thần Khí, trong dây liên kết hòa thuận. (Eph. 4:1-3)

    Tính đại đồng của Giáo Hội được tỏ bày trong thời đại chúng ta bằng hàng triệu người Cộng Giáo rải rác trên khắp hoàn cầu. Đồng thời cũng có nhiều người không thuộc về Giáo Hội Công Giáo nhưng lại là những thành viên thuộc nhiều giáo phái có tổ chức khác nhau. Trong số những người ấy, có những người tin vào Chúa Kitô, có những người không tin, tuy họ vẫn tin vào một Thiên Chúa duy nhất và chân thật. Có những người khác có một thứ tôn giáo nào đó nhưng họ không tin vào một Thiên Chúa duy nhất và chân thật. Tất cả những người ấy đều ở ngoài giáo hội hữu hình, nhưng ở nhiều cấp độ khác nhau. Trong chương này, chúng ta sẽ nhận định về mối quan hệ của họ với giáo hội Công Giáo thế nào.

    Chúng ta hãy cầu cho mọi anh chị em cùng tin vào Đức Kitô và đang cố gắng sống theo sự thật, xin Chúa thương qui tụ và gìn giữ tất cả Hội thánh duy nhất của Người. (Lời nguyện thứ Sáu Tuần Thánh)

    Những người gần gũi với giáo hội nhất, đó là những người Kitô hữu không công giáo mà đã được chịu rửa tội. Họ thường được giáo hội nhắc đến như là những anh em ly khai. Nhờ Bí Tích RửaTội, họ được liên kết với Nhiệm Thể Chúa Kitô một cách nào đó. Vì lý do là chỉ có một Phép Rửa để được ơn tha tội như chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa. Tất cả chúng ta đều được chịu Phép Rửa trong Chúa Kitô. Vậy những ai đã lãnh Bí Tích Rửa Tội thì đều được kết hiệp với Chúa Kitô và Thân Thể của Người là Giáo Hội.

    Còn những gì chia rẽ các Kitô hữu chính là mức độ của họ chấp nhận nhiều hay ít những giáo huấn và các việc thực hành được truyền lại từ Chúa Giêsu qua trung gian các tông đồ. Chì Giáo Hội Công Giáo mới giảng dạy sứ điệp của Chúa Kitô cách đầy đủ. Sự khác biệt trong tín ngưỡng và thục hành giữa các Kitô khác nhau ít nhiều tùy theo cấp độ.

    Những tín hữu gần với Giáo hội Công giáo nhất, đó là các Kitô hữu Chính Thống. Họ có đầy đủ mọi Bí Tích, nhưng đã tự ly khai với quyền bính của Giáo Hội. Như chúng ta đã thấy, họ đã ly khai cách đây một ngàn năm khi phú nhận quyền bính Đức Giáo Hoàng.

    Thứ đến là những giáo pháo đã rời khỏi Giáo hội trong thời Cải Cách (Reformation) - chẳng hạn những anh em Tin Lành thuộc giáo phái Luther. Ngoài việc họ tự tách rời khỏi quyền bính của giáo hội, những giáo phái này cũng phủ nhận một số giáo huấn của giáo hội và Bí tích nữa. Chẳng hạn các đồ đệ của Luther phủ nhận sự cần thiết của Bí Tích Giải Tội, và dạy rằng các tín hữu có thể giải thích Kinh Thánh mà không cần theo sự hướng dẫn của giáo hội.

    Cuối cùng, có những giáo phái lại tách rời khỏi những nhóm vừa nói trên, và họ phủ nhận theo nhiều đạo lý đức tin của chúng ta. Từ ngày có Cải Cách Tin Lành, nhiều giáo phái Kitô giáo mới đã tiếp tục xuất hiện, khi người ta tự quyết định giữ một phần sứ điệp của Chúa Kitô, và chối bỏ những phần khác.

    Muốn có sự duy nhất toàn vẹn trong Giáo hội, mọi Kitô hữu phải được hiệp nhất lại với nhau trong cùng một đạo lý và việc thờ phượng. Giáo hội đang cầu nguyện cho ý chỉ này, cách đặc biệt trong Phụng vụ Thứ Sáu Tuần Thánh. Ý nguyện của lời cầu ấy mong những ai đã được kết hiệp với Chúa Kitô từ lúc đầu trong Bí Tích Rửa Tội được kết hiệp trọn vẹn với Người trong đức tin.

    “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã hứa ban ơn cứu độ cho Abraham và con cháu của người. Xin Chúa thương nghe lời Hội thánh cầu nguyện cho dân tộc Chúa đã chọn xưa kia cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ viên mãn của Đức Kitô.”

    Rồi có những dân tộc không tin vào Chúa Kitô, nhưng tin vào một Thiên Chúa chân thật. Đó là dân Do Thái và những người Hồi giáo. Bởi lịch sử của họ, người Do Thái có một quan hệ gần gũi với Giáo hội hơn.

    Dân Do Thái là dân được Thiên Chúa tuyển chọn đầu tiên. Ngài đã mạc khải cho loài người khi ký kết giao ước với ông Abraham. Ngài đã hứa rằng dòng giống của Abraham sẽ là dân riêng Ngài và Ngài sẽ là Thiên Chúa của họ.

    Trải qua nhiều thế kỷ, Thiên Chúa đã mạc khải dần dần cho dân này, chuẩn bị họ một cách đặc biệt cho Vương Quốc thiêng liêng sẽ đến của Ngài. Thiên Chúa đã mặc khải cho dân riêng rằng ơn cứu độ sẽ đến trong thời gian qua trung gian của họ. Thiên Chúa đã hứa sẽ tái lập lại sự hòa hợp và thân thiết với Ngài cho thế giới này như đã có trước khi con người sa ngã. Sự kiện này sẽ do một hậu duệ của ông Abraham, là Đấng Messia thực hiện.

    Khi người Do thái đã được dạy dỗ và lập thành một dân rồi, thì họ đã sẵn sàng đón nhận sự mạc khải viên mãn của Thiên Chúa. Họ đã sẵn sàng để được biến đổi thành một dân tộc có tính chất hoàn toàn thiêng liêng như Thiên Chúa đã có ý định về họ. Và lúc ấy Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đến trong thế gian.
    Tuy thế, nhiều người Do thái không nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Messia. Ví lý do này mà họ đã ly khai khỏi Giáo hội ngày nay. Đáng lẽ họ phải là thành viên của Giáo hội, vì ơn cứu độ từ họ mà đến. Chính Chúa Kitô đã nói với người nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp: Ơn cứu độ từ dân Do Thái mà đến (Jn 4:22) Một dân liên hệ đặc biệt nối kết chúng ta lại với họ. Vì Chúa Giêsu xuất hiện từ dòng dõi dân Do thái. Ngài là Con Vua Đavít. Thiên Chúa còn yêu thương họ bằng một tình yêu đặc biệt. Chúng ta hãy cầu nguyện để họ có thể nhìn nhận Chúa Kitô là Đấng Messia đã hứa ban cho họ -m và nhờ thế, họ sẽ trở nên thành phần của Dân Chúa, như Thiên Chúa đã dự định cho họ.

    Cũng như người Do thái, người Hồi giáo cũng tin vào một thiên Chúa độc nhất và chân thật. Tuy vậy, khác với dân Do thái, Hồi giáo không phải là sự chuẩn bị để đón nhận Kitô giáo. Hồi giáo phát triển tại Arabia khoảng 600 năm sau Chúa Kitô và có nguồn gốc từ Do thái giáo và Kitô giáo. Họ chấp nhận mạc khải mà Thiên Chúa đã tỏ bày cho dân Do thái như đã nói trong Cựu Ước, nhưng không nhìn nhận Chúa Kitô là Đấng Messia. Họ nhìn Ngài như một trong các ngôn sứ, nhưng không phải là ngôi hai của Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta hãy cầu nguyện cho người Hồi Giáo nữa, để họ nhìn thấy được sự thật và một ngày nào đó sẽ hợp làm một với Giáo hội.

    “Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã đặt vào trái tim con người niềm khát vọng đi tìm kiếm Chúa, khiến con người chỉ được bình an khi nào gặp được Chúa. Xin ban cho mọi người khắp thế gian, dù đang sống giữa muôn vàn nghịch cảnh, vẫn có thể nhận ra những dấu chỉ của tình yêu Chúa; và khi thấy các tín hữu sống đời bác ái yêu thương, họ sẽ vui mừng tin nhận duy có Chúa là Thiên Chúa đích thực và là Cha của hết mọi người.”

    Rồi có những người - là người lương và vô thần - không tin chút nào vào Thiên Chúa độc nhất và chân thật. Người lương là những ngươì không tin vào Thiên Chúa độc nhất và chân thật, nhưng có thể sùng bái một thứ đạo tà thần hay còn tin vào nhiều thần linh gọi là tôn giáo đa thần. Tôn giáo của Hy Lạp và Rôma cũ thuộc loại tôn giáo này.

    Có những người lương theo thuyết vật linh thì tin rằng bất động vật có những năng lực siêu nhiên và con người có thể kiểm soát được chúng. Cho nên họ thờ nhiều thần linh, chứ không thờ một Thiên Chúa độc nhất và chân thật.

    Có những người vô thần. Nói đúng ra, thuyết vô thần là sự phủ nhận có một Thiên Chúa có bản ngã. Trong thế giới hiện đại của chúng ta, thuyết vô thần xuất hiện dưới nhiều dạng. Có những người minh thị phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Có những người khác thì chủ chương rằng có thể có Thiên Chúa, nhưng chúng ta không thể biết gì về Người. Chúng ta gọi họ là những người theo thuyết bất khả tri. Có những người khác không minh thị phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, nhưng cũng không bao giờ quan tâm gì đến Thiên Chúa hay đạo giáo. Họ chọn thái độ phớt lờ Thiên Chúa và thay vào đó chỉ tập trung vào con người và những thành tựu của con người.

    Có thể có nhiều cản trở làm những người này không tin vào Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện để Thiên Chúa cất những trở ngại ấy đi, và như thế họ mới có thể tin vào Người.

    Là một chi thể của Giáo hội, chúng ta phải ra sức hoạt động để đạt đến sự hợp nhất mọi Kitô hữu lại với Giáo hội và cầu nguyện cho tất cả mọi người ngoài Giáo hội có thể trở thành những chi thể của Nhiệm Thể cách đầy đủ hơn. Ý nghĩa chữ đại kết là thế đó. Là người công giáo, chúng ta được Chúa ban cho một ơn trọng đại, và chúng ta phải hăm hở san sẻ ơn huệ ấy với những người khác.

    Chúng ta biết rằng ơn cứu độ đã đến trong thế giới này là nhờ Đức Kitô. Ngài đã để lại cho chúng ta Giáo Hội để ban phát những ân huệ cứu độ và cung cấp cho chúng ta một hướng dẫn an toàn. Chúng ta rất có phúc có được những Bí Tích trên đường về trời. Chúa Kitô cũng để lại một vị đại diện trên trần gian này để chúng ta có thể thấy rõ sứ điệp của Ngài. Những người ở ngoài Giáo Hội không có được những ân huệ lớn lao này. Phải chăng như thế có nghĩa là những ai ở ngoài Giáo Hội sẽ không được ơn cứu độ?

    Giáo Hội dạy rằng ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ. Thật ra câu ấy có nghĩa là gì? Giáo hội là cần thiết để được ơn cứu độ vì Chúa Kitô là cần thiếtt để được ơn cứu độ. Người ta tìm thấy cách đầy đủ Chúa Giêsu và sứ điệp của Ngài trong Giáo Hội là Nhiệm Thể của Ngài.

    Tuy nhiên Giáo Hội không dạy rằng tất cả những người ở ngoài giáo hội hữu hình sẽ không được cứu độ. Nhưng chỉ những ai biết rằng Thiên Chúa muốn họ sống hoàn toàn thông hiệp với Giáo Hội Công Giáo, mà cứ cố tình chọn sống ngoài Giáo Hội - bằng việc cố tình từ chối Chúa Kitô và sứ điệp của Ngài - thì sẽ không được cứu độ. Thế nhưng có nhiều người ở ngoài Giáo hội hữu hình mà không tại lỗi của họ. Chẳng hạn có những người không bao giờ nghĩ đến Tin Mừng hoặc có thể có một hình ảnh méo mó về Giáo Hội. Nếu họ sống một đời sống tốt lành và cố gằng sống theo những gì Thiên Chúa mong đợi nơi họ, thì họ cũng có hy vọng được ơn cứu độ.

    Nhưng còn một vần đề nữa: Chúa Kitô dạy rằng Phép Rửa là cần thiết để được lên Thiên Đàng, khi Người nói với ông Nicôđêmô , người Pharisiêu:
    Quả thật, quả thật, Tôi bảo ông, ai không sinh bởi Nước và Thần Khí, thì không
    thể vào được Nước Thiên Chúa. (Jn 3:5)

    Chúng ta đã biết rằng những Kitô hữu ở ngoài Giáo hội cũng đã được chịu phép rửa trong Chúa Kitô, nhưng còn những người không bao giờ được thanh tẩy thì sao? Họ có thể vào được Nước Thiên Chúa không?

    Với những ai không biết gì về phép rửa tội và tính cách quan trọng của nó, hay với những ai không thể chịu Bí Tích Rửa Tội trước khi chết, thì có hai cách khác để lãnh nhận ơn thánh hóa là điệu kiện cần thiết để vào Thiên Đàng. Cách thứ nhất được gọi là rửa tội bằng lòng ao ước. Lòng ao ước được rửa tội này có thể rõ ràng như trường hợp một người đang chuẩn bị chịu phép rửa tội, nhưng lại chết trước khi chịu bí tích này. Hoặc lòng ao ước ấy có thể chỉ ngấm ngầm. Lòng ao ước ngày ngầm chứa nơi những người đã cố gắng thực hiện cách trung thành ý muốn của Thiên Chúa trong đời sống của họ. Có thể họ biết đến nhu cầu phải chịu phép rửa tội, nhưng sẵn sàng lãnh nhận nếu họ biết được. Thiên Chúa biết tâm tư và lòng ao ước của họ, sẽ không phạt họ vì những hoàn cảnh vượt ngoài khả năng hiểu biết của họ.

    Cách thứ hai để lãnh nhận cách đặc biệt ơn cần thiết để được vào Thiên Đàng là rửa tội bằng máu. Phép Rửa này được ban cho những người chư aphải Kitô hữu mà đã chịu tử đạo vì Chúa Kitô. Việc họ sẵn sàng chịu chết vì Chúa Kitô chứng tỏ lòng tin của họ, và họ sẽ được nhận vào Thiên đàng, tuy chưa bao giờ lãnh nhận Bí tích Rửa Tội.

    Bây giờ chúng ta ý thức ơn huệ cao cả Chúa ban cho vì đã được chịu phép rửa tội và được nâng lên hàng những chi thể của Giáo hội Công giáo, chúng ta phải ra sức đem những người khác về sống trong sự hiệp thông với Giáo hội. Đồng thời chúng ta phải tỏ ra tôn trọng đối với những tín ngưỡng của kẻ khác mà dẫn đưa họ một cách nhẫn nại và với đầy lòng nhân ái về chân lý.

    Chúng ta cũng thấy mình bất xứng với ơn huệ này và không được nghĩ rằng ơn huệ ấy cho ta có quyền tự mãn trên kẻ khác. Thực ra chúng ta cũng có thể học nơi các anh em ly giáo rất nhiều điều.

    Giáo hội Chính Thống Đông Phương tôn kính truyền thống. Những nghi lễ phụng vụ huy hoàng của họ gợi lên trong chúng ta lòng tôn kính sâu sắc đối với việc thờ phượng Thiên Chúa. Giáo hội Anh Giáo hiểu biết sâu rộng về các nghi thức phụng vụ lộng lẫy. Giáo phái Luther, Baptist và Tin Lành Phúc âm đọc Kinh Thánh và rất nhuần nhuyễn với Thánh Kinh. Người Do Thái có một ý thức sâu sắc về thần thiêng, yêu mến các giới răn, và can đảm đứng lên bênh vực tín ngưỡng của họ.

    Là người Công giáo, chúng ta phải sống niềm tin của chúng ta cách nghiêm chỉnh hơn. Lòng yêu mến cần phải gia tăng và bản thân mỗi người trong chúng ta phải trở lại và từ bỏ con đường tội lỗi để theo Chúa Kitô.

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Những anh em ly giáo - Dân tuyển chọn - Người vô thần - Người chủ trương bất khả tri - Tinh thần đại kết - Thuyết Vật linh - Thuyết đa thần.

    PHẦN SINH HOẠT
    Câu hỏi:
    1. Ngoài Giáo hội Công giáo Rôma, có thể có một giáo hội nào khác là giáo hội của Chúa Kitô không, hay ít ra là một thành phần của Giáo hội Công giáo không?
    Không! Ngoài Giáo hội Công giáo Rôma, không thể có một giáo hội nào là giáo hội của Chúa Kitô cả, và cũng không thể là một thành phần của Giáo hội ấy được, vì một giáo hội như thế không thể có, như Giáo Hội Công giáo Rôma, những đặc tính riêng biệt của Giáo hội Chúa Kitô. Đó là tính duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Trong thực tế, không có một giáo hội khác thường được gọi là Kitô giáo lại có những đặc tính riêng biệt ấy.

    2. Ở ngoài Giáo hội có phải là một sự mất mát nghiêm trọng không?
    Ở ngoài giáo hội là một sự mất mát nghiêm trọng, vì người ta không có những phương thế đã được thiết lập hoặc sự hướng dẫn chắc chắn đã được quy định để đạt đến ơn cứu độ đời đời, mà sự cứu độ này là điều cần thiết duy nhất cho con người.

    3. Một người ở ngoài giáo hội có thể được cứu độ không?
    Một người ở ngoài giáo hội do tại lỗi của họ, và khi chết mà không có lòng ăn năn cách trọn sẽ không được ơn cứu độ. Nhưng những ai ở ngoài giáo hội mà không do lỗi của họ, ngược lại sống một đời sống tốt lành, thì có thể được cứu rỗi nhờ lòng mến, được gọi là đức bác ái. Đức này liên kết họ với Thiên Chúa, và một cách thiêng liêng, họ cũng được liên kết với Giáo hội.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:31 pm




    BÀI 4: GIÁO LÝ VỀ ƠN THÁNH

    Chúng ta đã học: Thiên Chúa đã tạo dựng mỗi người trong chúng ta để nhận biết Người, yêu mến và phụng sự Người ở trần gian này và để sống mãi với Người trên Thiên Đàng. Đó là mục đích đời người. Nên chúng ta phải học thế nào để làm chứng những việc này cách trọn hảo nhất, theo khả năng của mình, vì đó là điều rất quan trọng.

    Nhưng đây cũng là một công việc chúng ta khôngthể làm được. Vì làm sao mà chúng ta, những tạo vật đã bị chia cách với Thiên Chúa do tội nguyên tổ, tự mình có thể đạt tới một điều vĩ đại là Thiên Đàng! Không, chúng ta không thể làm được. Đúng vậy, chúng ta không thể làm được trừ khi chính Thiên Chúa đến trợ giúp chúng ta bằng ơn thánh của Người.

    Ơn Thánh là một ân huệ siêu nhiên Thiên Chúa ban cho chúng ta nhờ Chúa Giêsu Kitô. Ơn thánh được gọi là siêu nhiên, vì nó vượt khả năng con người tự nhiên của chun1g ta. Nó vượt cả những khả năng của những tạo vật cao cả nhất của Thiên Chúa, tức các thiên thần dũng mãnh. Ơn thánh là một quà tặng, một ân huệ nhưng không, vì chun1g ta không co 1quyền đòi hỏi. Thiên Chúa ban ơn thánh vì Người yêu thương chúng ta.

    ƠN THÁNH HÓA: QUÀ TẶNG CAO CẢ CỦA THIÊN CHÚA

    Vì tội nguyên tổ mà tất cả chúng ta khi được cưu mang trong lòng mẹ, không một ai có ơn thánh trong linh hồn mình. Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ: Đó là Chúa Giêsu, vì là Thiên Chúa, nên Ngài luôn luôn đầy ơn thánh, và Mẹ Ngài, Đức Maria. Người đã có ơn thánh ngau giây phút đầu tiên được cưu mang trong lòng Mẹ của Người.

    Ơn thánh hóa làm chúng ta trở nên thánh thiện và đẹp lòng Chúa: Ơn thánh hó alàm chúng ta trở nên dưỡng tử của Chúa và là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Ơn thánh hóa cho chúng ta quyền được sống trên Thiên Đàng. Vì thế ơn thánh được gọi là quà tặng, là ân huệ cao cả nhất của Thiên Chúa cho loài người. Chỉ có một sự tược đoạt đi ơn thánh khỏi con người: đó là tội trọng.

    Ơn thánh hóa ban cho chúng ta được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa. Có hai loại đời sống khác nhau trên thế giới này: Cây aối có sự sống thảo mộc, nhờ đó, cây cối có thể tăng trưởng, trổ hoa và kết trái. Con chó có sự sống động vật, làm nó có giá trị cao hơn thảo mộc. Con chó có thể thấy, nghe, di chuyển được. Con người có sự sống loài người làm họ biết suy nghĩ, yêu mến và chuyển đạt tư tưởng. Nhưng sự sống của Thiên Chúa đến với chúng ta qua ân sủng là sự sống cao cả nhất, vì nhờ đó chúng ta có thể sống trên Thiên Đàng. Không có sự sống đó, chúng ta không thể sống được như vậy.
    Ơn thánh hóa thông chia cho ta sự sống của Thiên Chúa, đồng thời cho ba khả năng siêu nhiện: Tin, Cậy và Mến. (Sẽ học trong chương tới)

    Chúng ta lãnh nhận ơn thánh hóa trong Bảy Phép Bí Tích của Hội Thánh. Bí tích Rửa tội trước tiên thông chia cho linh hồn sự sống mới; Bí tích Thêm sức củng cố sự sống ấy. Các Bí tích khác, đặc biệt Bí Tích Thánh Thể, đào sâu sự sống này của Thiên Chúa. Bí Tích Hòa Giải ban cho chúng ta sự sống ấy nếu đã lỡ làm mất đi vì tội trọng. Bí Tích Xứ Dầu chuẩn bị để chúng ta được chữa lành cả xác lẫn hồn, hoặc cho chúng ta được ơn chết lành.

    QUÀ TẶNG CỦA ƠN HIỆN SỦNG

    Một loại ân sủng khác ban cho chúng at sự trợ giúp cần thiết hằng ngày để có thể làm được điều lành và tránh điều dữ. Đó là những hiện sủng, được ban dưới hình thức những khởi hứng là cho trí khôn sáng ra. Vài thí dụ của hiện sủng: như lòng ao ước cầu nguyện, đọc sách thánh, hơặc cản thấy trong lòng được thúc đẩy giúp đỡ người bệnh tật hay bất cứ ai cần giúp đỡ. Mỗi khi nghe theo những ước muốn này và thi hành các việc lành do các ước muốn ấy gợi lên, là chúng ta trở nên những tín đồ tốt lành hơn và chúngt ta làm vui lòng Chúa hơn.

    Không có sự trợ giúp của hiện sủng, chúng ta không thể tránh được tội hoặc làm những việc lành giúp đỡ kẻ khác. Những hiện sủng này giúp chúng ta biết đối xử với kẻ khác bằng lòng kính trọng và chỉ chó chúng ta cách thức sống đời sống một tín hữu tốt lành.

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Ơn thánh - Siêu nhiên - Ơn thánh hóa - Hiện sủng.

    PHẦN SINH HOẠT
    Câu hỏi:
    Ơn thánh hó alà gì?
    Ơn thánh hóa là một ân huệ siêu nhiên hiện hữu trong linh hồn chun1g ta. Do đó ơn này còn được gọi là Ơn Thường Sủng. Ơn này làm chúng ta nên thánh, nghĩa là được công chính trước mặt Chúa, làm chúng ta trở nên bạn hữu của Thiên Chúa, thành anh chị em với Chúa Kitô và là những kẻ thừa tự Nước Trời.

    BÀI ĐỌC THÊM
    Ơn thánh đích thực là gì?
    Ơn thánh đích thực là ơn siêu nhiên của Chúa ban do lòng nhân từ của Ngài cho những tạo vật có lý trí, để họ được ơn cứu rỗi đời đời. Có thể nhận đinh ơn thánh theo 3 cách:
    Tự Sủng (Uncreated Grace): Ơn qui về chính Thiên Chúa ở trong con người được công chính hóa.

    Tạo Sủng (Created Grace): Ơn làm cho con người được thông dự vào chính sự sống của Thiên Chúa.

    Hiện Sủng (Actual Grace): Ơn trợ giúp nhất thời của Thiên Chúa, soi sáng tâm trí và củng cố ý muốn làm điều lành và tránh sự dữ.

    Ơn thánh chỉ hoàn toàn siêu nhiên, nghĩa là, vượt qúa bản tính tự nhiên. Ơn thánh không do sức lực con người mà đến, nhưng là điều hoàn toàn cho không. Các điểm này quan trọng vì có những lý thuyết lạc đạo đã phát sinh do những quan niệm sai lầm về điểm giáo lý này.

    Ơn Thánh Hóa (Sanctifying Grace): Ơn thánh hóa là tình trạng hiện hữu siêu nhiên do Thiên Chúa ban, hiện diện thường xuyên trong linh hồn ta. Ơn này là sự tham dự thật sự vào Bản Tính Thiên Chúa. (2Pet 1:4; Jn 1:12,18; 3:5; 1Pet 1:23)

    Sự đồng hóa siêu nhiên với Thiên Chúa sẽ được hoàn tất trên Thiên Đàng bằng chiêm ngưỡng hiển nhiên. Ơn thánh, hạt giống vinh hiển, chỉ được triển nở hoàn toàn trên Thiên đàng.

    Sau khi định nghĩa về ơn thánh sủng, chúng ta xét đến những hiệu quả của nó. Ơn thánh sủng thánh hóa linh hồn, nghĩa là làm cho linh hồn sạch tội trọng và hằng chú tâm vào Chúa. Nó còn ban cho linh hồn sắc đẹp siêu nhiên. Ơn thánh hóa làm cho chúng ta trở nên bạn và con cái Thiên Chúa, và cũng là người thừa tự Nước Trời. Nhờ ơn thánh sủng, con người trở nên đền thờ đích thực của Chúa Thánh Thần.

    Nhiệm vụ đầu tiên của người công giáo là giữ vững và phát triển sự liên lạc này với Thiên Chúa, một sự liên lạc do ơn thánh hóa tạo nên. Chỉ khi ở trong tình trạng ơn sủng, chúng ta mới có thể đáng được những ân huệ khác và được lên Thiên Đàng. Hơn nữa, lãnh nhận bất cứ Bí tích của kẻ sống nào, nếu không ở trong tình trạng ơn thánh là phạm tội trọng.

    Chỉ những ai chết trong ơn nghĩa của Chúa mới được vào Thiên Đàng. Một tội trọng cố tình phạm có thể làm mất tất cả các ơn thánh trước kia!

    Hiện Sủng (Actual Grace): Hiện sủng là một tác động siêu nhiên nhất thời của Thiên Chúa cho ta với mục đích thôi thúc ta làm một việc lành nào đó. Ơn này soi sáng lý trí từ bên trong và cách trực tiếp và củng cố ý muốn của ta. Tại sao ơn hiện sủng cần thiết? Nó cần thiết cho những người mới tin và được ơn cứu độ, cho việc thực hiện những việc làm sinh ơn cứu độ, cho sự bền đỗ đến cùng, và để tránh được tất cả các tội nhẹ.

    Hơn nữa, ơn này không thể đạt được bởi việc làm tự nhiên, bởi kêu xin bằng cầu nguyện cách hoàn toàn tự nhiên, hoặc bởi khuynh hướng của ta. Thiên Chúa muốn mọi người được cứu thoát. Thế có nghĩa là Người ban cho mọi người những ơn cần thiết để tuân giữ giới răn của Người, đủ ơn để trở lại, và số lượng cần thiết cho người không tin nhưng thành tâm được đạt tới sự cứu rỗi đời đời.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:32 pm




    BÀI 5: CÁC NHÂN ĐỨC TIN, CẬY, MẾN

    Chương trước giúp chúng ta hiểu rằng ơn thánh, nhất là ơn thánh hóa, là một ân huệ kỳ diệu nhất Chúa ban cho người Kitô hữu. Ơn ấy ban tràn ngập sự sống của Thiên Chúa, làm cho chúng ta trở nên con cái Người. Ơn ấy cũng làm chúng ta trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần, và Người đến sống trong linh hồn chúng ta. Khi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta, Người đem lại ba nhân đức giúp chúng ta tin, cậy và mến Chúa. Ba nhân đức ấy được gọi là Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.

    Nhân đức là một năng lực thường xuyên giúp chúng ta làm lành lánh dữ. Nhân đức có thể là tự nhiên (một điều mà chúng ta có thể cố gắng đạt đến được, như nhân đức ngay thật) hay có thể là siêu nhiên (do Thiên Chúa ban trực tiếp mà không do công trạng của chúng ta). Đức tin, đức cậy và đức mến là những nhân đức siêu nhiên Chúa ban cho linh hồn chúng ta, cùng với ơn thánh hóa khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Ba năng lực này cũng còn có tên là thần đức (nhân đức đối thần). Chữ thần có nghĩa là của Chúa, từ Chúa đến, và chữ này nhắc chúng ta nhớ: Đức tin, đức cậy và đức mến là do Thiên Chúa ban và có mục đích giúp chúng ta sống cho Chúa.

    Bất cứ ai sống trong tình trạng có ơn thánh (nghĩa là những người đã chịu rửa tội và không làm mất ơn thánh này vì phạm tội trọng) đều có những năng lực này. Nhưng các năng lực này giống như các cơ bắp của linh hồn, cần phải được củng cố bằng vận động, nếu muốn các năng lực đó đạt đến tầm vóc đúng mức và trở nên hữu ích cho chúng ta. Cách thức vận dụng các cơ bắp thiêng liêng này là bằng các việc lành và cầu nguyện, nhất là những việc làm của đức tin, cậy và mến.

    Bây giờ chúng ta hãy đi đến từng nhân đức xem chúng giúp gì cho đời sống người Kitô hữu.

    Đức Tin
    Với Đức Tin, chúng ta lãnh nhận năng lực tin Chúa và tin tất cả những gì Người đã mạc khải qua Chúa Kitô và Giáo hội. Đức tin giúp chúng ta thấy Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành và chân thật. Đức tin cũng giúp chúng ta phó thác bản thân mình cho Chúa trọn vẹn. Không có đức tin, chúng ta không bao giờ có thể tin Chúa hoặc tin những gì Người mạc khải. Vì thế đức tin rất cần thiết để được ơn cứu độ; đức tin làm cho chúng ta nên công chính và thánh thiện trước mặt Thiên Chúa như Thánh Phaolô đã nhắc nhở các tín hữu Rôma, “Bây giờ anh em đã được công chính hóa bởi tin, chúng ta đã được làm hòa với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (Rm 5:1)

    Giữa tin một điều gì và hiểu được điều đó, có một sự khác biệt lớn lao. Khả năng tin làm cho chúng ta có thể tin những gì Thiên Chúa đã mạc khải. Điều này có nghĩa là chúng nói vâng đối với chân lý, cho dù chúng ta không thấu hiểu chân lý này cách hoàn toàn. Ví dụ, một quan tòa hay cả hội đồng thẩm phán tin lời chứng của một nhân chứng trong một phiên tòa. Họ không có mặt tại nơi xẩy ra tai nạn hay tội ác, nhưng người nhân chứng thì có mặt tại đó. Họ chấp nhận lời của nhân chứng là thật. Cũng thế, chúng ta không có mặt khi Chúa Giêsu còn tại thế, nhưng các tông đồ có đó. Nhờ đức tin là nhân đức siêu nhiên, chúng ta chấp nhận lời chứng củ acác ngài là chân thật. Chúng ta chấp nhận rằng Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ cao cả và đã sống lại từ kẻ chết. Và Thiên Chúa chúc phúc đức tin mà chúng ta có đối với Con Một của Ngài, với các tông đồ của Ngài và đối với Giáo Hội: “Phúc cho những kẻ đã không thấy mà vẫn tin” (Jn 20:29).

    Đức tin chúng ta muốn được chân thật và làm đẹp lòng Chúa thì cần phải:
    1. Vững chắc: Nghĩa là đặt tất cả lòng tin tưởng của mình vào Chúa, Đấng mà chúng ta biết chắc không thể lừa dối hay dẫn ta đi sai bao giờ.
    2. Trọn vẹn: Nghĩa là phải chấp nhận tất cả những gì Thiên Chúa mạc khải, chứ không phải chỉ tiếp nhận hay chọn lựa một số điều trong các giáo huấn của Chúa.

    Đức Cậy
    Đức Cậy làm cho người Kitô hữu có thể trông cậy vào Chúa. Đức Cậy giúp chúng ta tìm thấy an ủi trong lời hứa của Chúa Giêsu sẽ ban sự sống đời đời: “Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, dù có chết cũng sẽ sống lại” (Jn 11:25-26) Đức Cậy liên hệ với những điều không thể có được, như ơn cứu độ. Bạn hẳn nhớ có lần Chúa Giêsu nói rằng thật khó cho một người giàu mà vào Thiên Đàng, và các môn đồ đã hỏi lại Ngài, như thế thì ai có thể được cứu rỗi? (Mtt 19:245-25) Đúng vậy, câu trả lời của Chúa Giêsu về câu hỏi của các môn đồ cho ta thấy rằng Đức Cậy thực sự có nghĩa gì. Ngài nói: “Đối với người ta, điều này không thể làm được, nhưng đối vơí Thiên Chúa, tất cả mọi sự đều làm được hết.” (Matt 19:26) Đức Cậy dạy chúng ta biết rằng Thiên Chúa, Đấng đã hứa Thiên Đàng với chúng ta, sẽ cho chúng ta tất cả sức mạnh mà chúng ta cần để đạt tới điều đó. Ngài trung thành với lời hứa của Ngài và chúng ta có thể đặt tất cả lòng cậy trông của chúng ta nời Ngài.

    Đức Mến
    Đức Mến (còn gọi là Đức Ái) là nhân đức siêu nhiên lớn hơn hết trong ba nhân đức, như Thánh Phaolô đã nói với các Kitô hữu ở Corintô: “Vậy nay còn lại tin, cậy mến. Ấy là bộ ba. Nhưng trong bộ ba ấy, đức mến là trọng hơn cả”. (1Cor 13:13)

    Đức mến là khả năng nhờ đó chúng ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương anh em như chính mình. Hãy nhớ rằng Chúa Giêsu gọi điều này là giời răn lớn nhất của Thiên Chúa. Đức mến có một chỗ danh dự cao, vì nó là dây liên kết tình bằng hữu giữa Thiên Chúa và con người. Thánh Gioan, thường được gọi là tông đồ của tình yêu, nói với chúng ta rằng, nhờ đức mến, Thiên Chúa ngự trong linh hồn chúng ta: “Thiên Chúa là tình yêu, ai ở trong tình yêu thì ở trong Thiên Chúa, và Chúa ở trong người ấy.” (1Jn 4:16)

    Nhưng tình yêu là gì? Có người nghĩ rằng yêu mến có nghĩa là cảm nghĩ tốt về một người nào hay về một điều gì. Họ hiểu sai rồi! Chúng ta có thể cảm nghĩ tốt về người chúng ta yêu mến, điều này đúng, nhưng đó không phải là điều đức mến muốn nói. Tình yêu chân thật có nghĩa là chúng ta chỉ muốn điều gì thực sự tốt cho người chúng ta yêu mến.

    Yêu mến Chúa nghĩa là chúng ta muốn làm vui lòng Người bằng cách làm điều tốt và tránh xa tội lỗi. Yêu mến anh em mình có nghĩa là chúng ta muốn cho họ những sự tốt lành, nhất là mong muốn cho họ được lên Thiên Đàng. Do đó, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta rằng: “Không được ao ước điều dữ cho kẻ khác, dù họ là thù nghịch chúng ta.” (Mat. 5:43-48)

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Các nhân đức (tức nhân đức đối thần) - nhân đức - đức tin - đức cậy - đức mến

    SINH HOẠT
    Câu hỏi:
    1. Nhân đức là gì?
    Nhân đức là một khuynh hướng thường xuyên của tâm hồn để làm điều lành.

    2. Có mấy loại nhân đức?
    Có hai loại nhân đức:
    Thứ nhất: Các nhân đức tự nhiên mà chúng ta có được do bởi thường xuyên làm những hành động tốt tự nhiên. Những nhân đức này được gọi là những nhân đức luân lý thuộc loại tự nhiên.

    Thứ hai: Các nhân đức siêu nhiên, là những nhân đức chúng ta không thể có đuợc hoặc tập luyện do sức riêng mình, vì chúng ta có được là do những ân huệ Thiên Chúa ban cho. Đây là những nhân đức thuộc riêng người Kitô hữu.

    3. Những nhân đức thuộc riêng người Kitô hữu là những nhân đức nào?
    Đó là những nhân đức siêu nhiên, nhất là đức tin, đức cậy và đức mến. Ba nhân đức này được gọi là những nhân đức đối thần, vì đối tượng và động cơ của các nhân đức ấy là chính Thiên Chúa.

    4. Chúng ta lãnh nhận và thực các nhân đức siêu nhiên này thế nào?
    Chúng ta lãnh nhận các nhân đức này cùng lúc với ơn thánh hóa, nhờ lãnh nhận các bí tích hoặc nhờ lòng mến trọn hảo. Chúng ta thực hành các nhân đức này nhờ sự trợ lực của các hiện sủng, cụ thể là nhờ những ý nghĩ tốt lành và bằng những thúc giục bên trong, Thiên Chúa thúc đẩy và giúp đỡ chúng ta trong mọi việc tốt lành chúng ta làm.

    5. Trong các nhân đức siêu nhiên, nhân đức nào cao cả hơn hết?
    Trong các nhân đức siêu nhiên, đức mến cao trong hơn hết: Vì đức mến luôn đi với ơn thán hóa, liên kết chúng ta với Thiên Chúa và anh chị em mình cách mật thiết, thúc đẩy chúng ta giữ trọn vẹn luật chúa và làm mọi việc lành; sau cùng, đức mến còn tồn tại trong cuộc sống mai hậu. Do đó, sự trọn lành của người Kitô hữu là hệ đức mến của họ.

    6. Đức Tin là gì?
    Đức tin là một nhân đức siêu nhiên mà chúng ta căn cứ vào quyền năng của Chúa để tin những gì Người đã mạc khải và dẫn đưa chúng ta qua trung gian Hội Thánh Người.

    7. Đức Cậy là gì?
    Đức Cậy là một nhân đức siêu nhiên nhờ đó chúng ta trông cậy Chúa, và mong đợi lãnh nhận sự sống đời đời Người sẽ ban cho, và mong đợi những ơn cần thiết để đáng được sự sống đời đời bằng những việc lành chúng ta làm tại thế.

    8. Vì sao chúng ta mong đợi lãnh nhận sự sống đời do Thiên Chúa và những ơn cần thiết để đáng được sự sống ấy?
    Chúng ta mong đọi những sự ấy vì Thiên Chúa là Đấng tốt lành và trung tín vô cùng, đã hứa ban những điều ấy, nhờ công nghiệp Chúa Giêsu Kitô. Do đó, ai không trông cậy Chúa, hoặc ngã lòng cậy trông về ơn cứu rỗi của mình, người đó sẽ làm mất lòng Chúa.

    9. Đức mến là gì?
    Đức mến là một nhân đức siêu nhiên nhờ đó chúng ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự, vì Người đáng chúng ta yêu mến, và vì lòng mến Chúa, chúng ta yêu mến anh chị em như chính mình.

    10. Tại sao chúng ta phải yêu mến Chúa?
    Chúng ta phải yêu mến Chúa vì Người là Đấng trọn hảo tốt lành vô cùng, là nguồn của mọi sự tốt lành mà chúng ta có được. Cho nên, chúng ta cũng phải yêu mến Người trên hết mọi sự “với tất cả trái tim, với tất cả linh hồn, với tất cả lý trí và với tất cả sức lực của chúng ta.” (Mc 12:30)

    11. Tại sao chúng ta phải yêu mến tha nhân?
    Chúng ta phải yêu mến tha nhân vì lòng yêu mến Chúa, vì Chúa đã dạy như vậy và vì mọi người được Chúa dựng nên giống hình ảnh Người, như chính bản thân chúng ta, và do đó, họ là anh chị em cùng Thiên Chúa la Cha với chúng ta.

    12. Chúng ta có buộc phải yêu mến những kẻ thù nghịch mình không?
    Có, chúng ta buộc phải yêu mến họ, tha thứ những kẻ xúc phạm đến chúng ta, vì họ cũng là những người anh chị em mình, (đã được Chúa cứu chuộc) và vì chính Chúa Giêsu Kitô đã cho chúng ta giới răn rõ ràng là phải yêu mến cả những kẻ thù nghịch mình nữa.

    13. Có nên thường xuyên làm những việc về đức tin, đức cậy và đức mến không?
    Có, thường xuyên làm những việc về đức tin, đức cậy và đức mến là một điều rất tốt lành, hầu bảo tồn, gia tằng và củng cố những nhân đức này. Đó là điều rất cần thiết cho chúng ta, vì các nhân đức ấy, tự chúng là những thành phần sinh động của con người thiêng liêng.

    14. Chúng ta phải làm những việc đức tin, đức cậy và đức mến thế nào?
    Chúng ta phải làm với tất cả tâm hồn mình, với môi miệng và những việc làm, để làm chứng về những nhân đức ấy trong phong cách đời sống chúng ta.

    15. Chúng ta chứng tỏ đức tin của mình bằng cách nào?
    Bằng cách tuyên xưng đức tin và bảo vệ đức tin ấy, khi cần phải làm mà không sợ sệt hay cả nể. Chúng ta cũng chứng tỏ đức tin của mình bằng cách sống những giáo huấn của đức tin: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (James 2:26)

    16. Chúng ta chứng tỏ đức cậy bằng cách nào?
    Bằng cách đừng làm tâm hồn bị xáo trộn, lo âu vì những khó khăn, phiền muộn
    và nghịch cảnh trên đời, và ngay cả những bách hại. Nhưng hãy sống trong sự
    nhẫn nại tuân phục quan phòng của Chúa, và an tâm vì lời Chúa hứa.

    17. Chúng ta phải chứng tỏ đức mến bằng cách nào?
    Bằng cách tuân giữ những giới răn của Chúa và thực hành những việc phúc đức, nếu Thiên Chúa mời gọi chúng ta, bằng cách tuân giữ các lời khuyên của Tin
    Mừng.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:32 pm




    BÀI 6: BỐN NHÂN ĐỨC CHÍNH

    Một khi đã lãnh nhận ơn thánh hóa, chúng ta không thể ngồi khoanh tay rồi cứ tin mình sẽ được cứu rỗi. Thiên Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta hãy chứng tỏ lòng mình yêu mến Ngài bằng sự trưởng thành trong đời sống cầu nguyện và làm việc lành. Một cách quan trọng nhất để tỏ lòng chúng ta yêu mến Chúa là sống các nhân đức.

    Như đã học ở chương trước, nhân đức là một khả năng thường xuyên chúng ta có, nhờ đó có thể lập làm điều lành và tránh điều dữ. Đức tin, cậy và mến là ba nhân đức siêu nhiên Thiên Chúa ban cho chúng ta. Có những nhân đức khác cần phải tập luyện mới đạt được. Bốn nhân đức chính là khôn ngoan, công bình, tiết độ và sức mạnh. Những nhân đức này được gọi là những nhân đức chính yếu vì tất cả mọi hành động tốt của chúng ta đều tùy thuộc vào chúng. Bốn năng lực này là nền tảng của đời sống tốt lành. Nhờ tập luyện nó, chúng ta trở nên nhân đức và được mạnh mẽ để làm những việc lớn vì lòng mến Chúa và thương người.

    Nhân Đức Khôn Ngoan
    Đức Khôn Ngoan là khả năng biết lựa chọn những điều đúng trong đời sống. Nhiểu lần chúng ta bị đặt trong những hoàn cảnh kó khăn. Chúng ta không biết chắc Chúa Giêsu sẽ xử sự thế nào nếu phải ở trong địc vị của chúng ta. Lúc ấy, đức khôn ngoan sẽ chỉ cho chúng ta con đường phải đi; nó sẽ nói cho chúng ta phải làm gì để trung thành với Chúa Giêsu.

    Thánh Maria Goretti là một cô gái đồng quê, 12 tuổi, sống gần thủ đô Rôma. Vào một ngày mùa hè, tháng 7 năm 1903, cô bị một thanh niên giết chết. Chàng này muốn cô Maria phạm tội mất đức trinh khiết với anh ta; anh đã chĩa một con dao vào cô và sẵn sàng giết nếu cô từ chối. Đức khôn ngoan nói cho cô Maria hiểu điều phải làm là kêu la cầu cứu và trong lúc ấy tìm cách tẩu thoát khỏi tay ác thần. Cô Maria hiểu rõ ràng làm như thế có thể bị giết chết, nhưng cô cũng biết rằng phạm tội trọng còn là tội nặng nề hơn nữa. Khi Maria bị đâm, không một ai đã nghe tiếng cô la kêu cầu cứu. Sáng ngày hôm sau, cô đã tắt thở sau khi đã tha thứ và cầu nguyện cho kẻ giết mình. Ngày nay, Maria được tôn kính trên cả thế giới như một thánh tử đạo vì đức trinh khiết. Đức khôn ngoan chỉ cho cô con đường đúng phải đi, con đường dẫn về Thiên Đàng.

    Nhân Đức Công Bình
    Đức Công Bình là nhân đức giúp ta sống lương thiện bằng cách tôn trọng quyền lợi của kẻ khác. Người công bình trả cho mọi người điều họ đáng được. Đối với Chúa, người công bình dâng lên Ngài sự thờ phượng; đối với ch mẹ, họ biết cung kính và vâng lời; đối với bạn bè, họ yêu thương và trung tín. Chúa Giêsu nói về nhân đức công bình như sau: “Hãy đối xử với kẻ khác giống như con muốn người ta đối xử với con.” (Mt 7:12)
    Người bất công chỉ nghĩ đến những nhu cầu và ham muốn của mình. Pontiô Philatô, trấn thủ Rôma tại Palestine, đã bất công đối xử với Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu bị đưa ra để ông ta xử, ông biết là Chúa Giêsu vô tội; nhưng ông cũng biết rằng các thủ lãnh Do Thái muốn Chúa Giêsu phải chết; và nếu ông không chiều theo ý họ, thì sự nghiệp chính trị của ông sẽ bị tiêu tan. Vì chỉ nghị đến mình, Philatô đã kết án Chúa Giêsu phải chịu chết trên thập giá. Ông đã làm theo những ham muốn sai trái của đám đông thay vì phải xử sự theo đúng sự thật.

    Nhân Đức Tiết Độ
    Đức Tiết Độ là nămg lực tự kiềm chế chính mình. Chúng ta thường chỉ nghĩ tới nhân đức này khi nói đến việc ăn uống. Nhưng đức tiết độ giúp chúng ta trong mọi hoàn cảnh. Thánh Đôminicô Saviô là một em thiếu niên người Ý, sống vào nửa thế kỷ 18. Đominicô học tại trường trung học Công giáo và trở thành một học sinh được mọi người yêu quí. Học sinh nào cũng muốn gần Đôminicô, vì em luôn vui tươi và tốt bụng. Đôminicô chết năm 15 tuổi sau một cơn bệnh đau đớn. Người ta khám phá ra ở Đôminicô một bí quyết lớn lao: Em đã hứa với Chúa là sẽ không bao giớ phạm một tội trọng!

    Cha giải tội của Đôminicô kể rằng em đã giữ được lời hứa đó, và các bạn học sinh của em đã hỏi làm sao Đominicô có thể làm được như vậy. Các bạn em đều có kinh nghiêïm về việc làm việc lành và tránh việc dữ thì rất khó. Do tiết lộ của cha giải tội, các bạn Đominicô biết được những việc Đominicô làm được là nhờ đức tiết độ. Đominicô không bao giờ ăn uống thái quá hay làm việc thái quá. Do chủ đợng được những nhu cầu thể xác của mình mà Đominicô biết làm chủ những ham muốn ích kỷ của mình nữa.

    Nhân Đức Sức Mạnh
    Đức Sức Mạnh là nhân đức giúp chúng ta đương đầu mọi khó khăn hay nguy hiểm vơí một tâm hồn bình an và can đảm. Nó giúp chúng ta thi hành bổn phận của mình cho dù phải chịu đựng những hy sinh và đau khổ lớn lao.

    Các thánh tử đạo của Giáo hội đã tỏ ra mạnh mẽ khi các ngài chọn sống trung thành với Chúa Giêsu, dù phải bị ném cho sư tử ăn hay bị giết bằng nhiều cách rợn rùng khác. Ơn sức kmạnh không làm các trở ngại hóa ra dễ dàng hay cất đi nỗi sợ sệt nơi họ, nhưng củng cổ để họ có thể làm những gì là đúng vơí bất cứ giá nào.
    Chúng ta cần biết về một vị thánh tử đạo còn rất trẻ: Thánh Pancras. Ngài chết vào lúc mới 14 tuổi trong năm 304. Pancras là một thiếu niên rất đẹp trai và khỏe mạnh, luôn thắng các thiếu niên khác trong những trận đô vật. Một hôm Pancras thắng một thiếu niên ngoại đạo, người này rất tự phụ tự đắc. Để trả thù, hắn đi tố với hoàng đế rằng Pancras là người Công giáo. Thời đó, đạo Công giáo bị luật Rôma cấm đoàn.
    Hoàng đế là bạn thân của cha Pancras (người cha này đã qua đời), nên muốn tha cho Pancras. Ông cố gắng làm mọi cách cho Pancras thay đổi ý . Hoàng đế nói: “Con chỉ cần dâng vài lời cầu nguyện với các thần của ta, và ta sẽ ban cho quyền bính trong đế quốc ta.” Tuy Pancras sợ chết lắm, nhưng em không thể chối Chúa Giêsu. Pancras đáp lại: “Nhờ phép rửa tội, tôi đã nên con Thiên Chúa. Tôi không bao giờ từ chối Chúa Giêsu, cho dù có được cả một đế quốc.”

    Thế là Pancras đã bị xử tử hình. Em đã tỏ ra can đảm biết bao khi bị điệu qua các đường phố như một một tên trọng tội. Em đã không hề kêu la khi quân lính đánh đòn, và không hề đổi ý khi nghe dân chúng chế nhạo. Trái lại, Pancras đã nghĩ đến Chúa Giêsu đang bị điệu qua các ngả đường Giêrusalem đến nơi Ngài bị đóng đinh. Trước khi Pancras bị một lưõi gươm chém đầu, em đọc lời kinh này chứng tỏ sự bình an trong tâm hồn và sức mạnh em có:

    Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa về đau lhổ con sắp lãnh nhận. Con chấp nhận đau khổ này với lòng hân hoan, vì biết rằng cái chết của con sẽ đưa con về Thiên Đàng để ở với Chúa mãi mãi. Lạy Chúa Giêsu, xin cứ những kẻ sắp giết con!

    Chúng ta không cần phải tử đạo mới thực hành được đức sức mạnh như thế. Chúng ta phải mạnh mẽ để cố gắng sống đời sống Kitô hữu giữa thế gian này, vì thế gian này không hiểu nhiều về đời sống thánh thiện của chúng ta. Tất cả chúng ta phải trung thành với Chúa Giêsu khi các bạn đồng lớp muốn chúng ta trốn ra ngoài uống rượu hay làm những gì khác là sai quấy đối với một thiếu niên. Và mỗi người có thể có bình an và niềm vui như thánh Pancras vì đã yêu mến Chúa Giêsu hơn bất cứ những gì khác.

    Việc Thực Hành Làm chúng ta nên Hoàn Thiện
    Tất cả chúng ta đều phải đối diện với cuộc đời những lần cần đến sự khôn ngoan, công bình, tiết độ và can đảm. Nên cần phải tập luyện những nhân đức ấy ngay từ bây giờ, nếu không sẽ không có được khi cần đến. Cha xứ của bạn có thể chỉ cho bạn phương cách để thực hành; hãy hỏi ngài trong lần tới bạn xưng tội.
    Sống đời sống nhân đức chúng ta sẽ có hạnh phúc. Chúa Giêsu bảo đảm với chúng ta về hạnh phúc trong Bài Giảng Trên Núi của Ngài khi Ngài hứa điều này với những ai sống đời Kitô hữ. Đời sống này được tóm lại trong Tám Mối Phúc Thật:
    Phúc cho ai có lòng nghèo khó, vì nước trời là của họ
    Phúc cho ai buồn phiền vì họ sẽ được an ủi
    Phúc cho ai hiền lành vì họ sẽ được đất làm gia nghiệp
    Phúc cho ai đói khát công chính vì họ sẽ được no thỏa
    Phúc cho ai có lòng thương xót vì họ sẽ được xót thương
    Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa
    Phúc cho ai tác tạo hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa
    Phúc cho ai bị bắt bớ vì lẽ công chính vì Nước Trời là của họ

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Các nhân đức chính yếu - Đức Khôn ngoan - Đức Công bình - Đức tiết độ - Đức sức mạnh - Tám mối phúc thật

    SINH HOẠT
    Câu hỏi:
    1. Nhân đức luân lý là gì?
    Nhân đức luân lý là một thói quen làm tốt đạt được nhờ làm những việc tốt thường xuyên.

    2. Những nhân đức luân lý chính là gì?
    Đó là: Đức đạo đức, nhờ đó có thể dâng lên Thiên Chúa tâm tình thờ phượng; và bốn nhân đức chính yếu: khôn ngoan, công bình, tiết độ và sức mạnh, nhờ đó có thể sống đời sống công chính.

    3. Tại sao gọi chúng là các nhân đức chính?
    Vì chúng giống như bản lề nâng đỡ các nhân đức khác.

    4. Đức Khôn ngoan là gì?
    Đức khôn ngoan là nhân đức điều khiển việc làm đúng theo mục đích của nó và cho khả năng phân biệt và biết dùng những phương thế tốt để đạt tới mục đích ấy.

    5. Đức công bình là gì?
    Đức công bình là nhân đức trả lại cho mỗi người những gì thuộc về mình.

    6. Đức sức mạnh là gì?
    Đức sức mạnh là nhân đức giúp ta đương đầu không liều lĩnh hay sợ sệt bất cứ khó khăn hay nguy hiểm nào, kể cả sự chết vì phụng sự Chúa và ích lợi tha nhân.

    7. Nhân đức tiết độ là gì?
    Đức tiết độ là nhân đức kiểm hãm những dục vọng và ham muốn của chúng ta, nhất là những dục vọng xác thịt. Nó giúp con người biết sử dụng chừng mực những của cái và nhu cầu thuộc về thể xác.

    8. Dục vọng là gì?
    Dục vọng là những cảm xúc hay những thúc đẩy của linh hồn đưa con người đến tật xấu và rất thường đưa đến tội lỡi, nếu không được lý trí chế ngự.

    9. Tật xấu là gì?
    Tật xấu là một thói quen làm điều xấu; có tật xấu là vì thường xuyên làm những hành động xấu.

    10. Những tật xấu chính là gì?
    Đó là 7 mối tội đầu. Gọi như vậy vì chúng là gốc của mọi tật xấu và tội lỗi khác. Bảy mối tội đầu là: kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, hờn giận, mê ăn uống, ghen ghét và lười biếng.

    11. Những đức nghịch lại những tật xấu là gì?
    Đó là khiêm nhường, đại độ, thanh tịnh, nhẫn nại, điều độ, thương người, và siêng năng làm những việc cho Chúa.

    12. Chúa Giêsu có khuyên chúng ta thực hành những nhân đức luân lý cách riêng không?
    Thưa Ngài khuyên thực hành vài nhân đức luân lý cách riêng gồm trong 8 mối phúc thật, và Ngài nói ai đem những điều ấy ra thực hành thì là người có phúc.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:33 pm




    BÀI 7: BẢY BÍ TÍCH

    Ađam và Eva đã làm mất ân sủng cho tất cả nhân loại và bất tuân lệnh Chúa. Thiên Chúa sai Con Một của Người để đem ân sủng lại cho gian trần. Bằng cách nào? Bằng cách chết trên thập giá như hy lễ đền tội loài người, một hy lễ được Chúa chấp nhận. Vì Người đã cho Chúa Giêsu sống lại từ kẻ chết.

    Nhưng một câu hỏi được đặt ra ở đây: Làm thế nào mà Chúa Giêsu trù liệu ban ơn thánh cho ta, cho từng người sẽ sinh ra? Tân ước và Truyền thống cho ta câu trả lời: Chúa Giêsu đã ban cho ta bảy Bí Tích như những phương tiện để lãnh nhận ơn thánh của Chúa.


    Bí Tích là Gì?
    Các Bí tích là bảy dấu hiệu hữu hình, hoặc bảy nghi thức do Chúa Kitô lập ra để ban cho ta ơn thánh. Không thể nghĩ đây là những nghi thức tà thuật để ban ơn thánh tựa như một máy bán nước ngọt. Các Bí Tích là những nghi thức thánh Chúa Giêsu dùng để kêu gọi chúng ta lãnh nhận tình yêu và sự tha thứ của Ngài, để lơn lên trong sự liên kết với Ngài và vơí toàn thể Giáo Hội, với các anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô.

    Mỗi Bí tích có những từ ngữ hoặc động tác đặc biệt mang một sứ điệp cho chúng ta. Tất cả chúng ta đã quen thuộc với các dấu hiệu được dùng để chuyển sứ điệp cho con người. Ví dụ, khi thấy là cớ của một nước, ta biết nó là biểu hiệu cho nước ấy. Ai cũng hiểu nụ cưới là dấu hiệu của sự vui mừng, còn nước mắt thường là dấu hiệu của ưu phiền. Lời nói là những dấu bằng lời. Vì dụ, khi tôi nói chữ chó với bạn, bạn hiểu ngay đó là một sứ điệp về một con vật có bốn chân có lông và biết sủa.

    Các Dấu Hiệu Của Các Bí Tích
    Các dấu hiệu của các Bí tích cũng mang lại cho chúng ta những sứ điệp riêng biệt. Ví dụ, dấu của Bí tích Rửa tội cho ta biết một người nào đó đã được giải thoát khỏi tội nguyên tổ và được trở nên con Thiên Chúa. Dấu của phép Thánh Thể cho biết bánh và rượu trở nện Mình và Máu Chúa Kitô. Một khi biết được các dấu chỉ là gì, thì cũng dễ hiểu những gì mỗi Bí tích mang lại cho linh hồn chúng ta.

    Nhưng với những dấu thông thường của nhân loại, các Bí tích nhận lãnh quyền năng từ Chúa Giêsu để làm điều mà các bí tích bảo ta thi hành. Điều này có vẻ rắc rối, vậy ta hãy để mắt quan sát thêm chút nữa. Hãy nhìn tấm bảnh dừng lại. Mỗi khi thấy nó có chữ dừng lại màu đỏ, là ta dừng lại ở ngã tư đường, vì đó là điều tấm bảng nhắc ta phải làm. Nhưng bảng ấy không có năng lực làm ta dừng lại; chúng ta phải tự mình làm điều đó. Vậy nếu tấm bảng dừng lại có năng lực của một bí tích, thì nó có khả năng làm ta phải dừng lại mỗi khi ta thấy bảng ấy.
    Điều này khó hiểu vì các Bí tích là những mầu nhiệm đức tin, giống như mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi hay mầu nhiệm nhập thể của Chúa Kitô. Chúng ta chấp nhận và tin vững vàng vào các mầu nhiệm ấy vì Thiên Chúa đã mạc khải các điều ấy cho ta. Môät trong những danh hiệu cựu trào nhất để chỉ các bí tích (mà hiện nay còn dùng trong Thánh Lễ) đó là Những Mầu Nhiệm Thánh.

    Vậy khi linh mục cử hành các dấu hiệu của bí tích, thì sứ điệp mà các bí tích ấy muốn nói ra, cũng được thực hiện. Víù dụ, khi linh mục đọc lời này: Này là Mình Thầy,.. . Này là chén máu Thầy. . . trên bánh và rượu trong Thánh Lễ, thì bánh và rượu trở thành thịt và máu Chúa Giêsu, vì Ngài ban cho linh mục quyền năng để làm việc này. Đây là bảng sẽ giúp ta học về chất liệu và mô thức của bí tích.

    Rửa Tội
    Vừa đổ nước vừa nói: Tôi rửa anh (chị...) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

    Thêm Sức
    Đức Giám Mục đặt tay trên người chịu phép Thêm Sức và xức dầu thánh, rồi đọc những lời này: Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.

    Thánh Thể
    Trên của lễ bánh và rượu linh mục đọc: Này là Mình Ta. . . Này là chén màu Ta. . .

    Giao Hòa (Giải Tội)
    Xưng các tội ra với linh mục. Sau đó, linh mục đọc lời này: Tôi tha tội cho anh (chị...) nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen

    Xức Dầu Bệnh Nhân
    Xức dầu cho bệnh nhân và đọc: Nhờ việc xức dầu than1h này và nhờ ơn Chúa Thánh Thần, xin Chúa nhân từ chữa (anh...) Amen. Xin Chúa giải thoát ... khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa và làm cho ... thuyên giảm. Amen

    Truyền Chức Thánh
    Đức Giám Mục giờ tay lên và đọc: Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con nài xin Chúa ban chưc linh mục cho...tôi tớ Chúa đây. Xin cũng ban Chúa Thánh Thần thánh hóa trong lòng họ. Lạy Thiên Chúa, xin ban cho họ được lãnh nhận nơi Chúa chức thứ nhì của phẩm trật; và cho đời sống của họ nêu gương sáng bằng cách ăn ở đứng đắn.

    Hôn Phối
    Sự trao đổi lời thề kết hôn giữa người Kitô hữ nam và người Kitô hữu nữ.

    Ân Sủng do Bí Tích
    Ngoài việc ban cho ta ơn thánh hóa, các bí tích còn ban cho ta một ơn đặc biệt giúp ta trên hành trình tiền về quê trời. Ơn ấy gọi là ơn bí tích. Ơn này giúp ta nhiều cách khác nhau, tùy bí tích nào là nguồn phát xuất. Bảng vẽ sau đây giúp ta hiểu các ơn bí tích ban cho.

    Rửa tội
    Ban cho ta ơn sống một đời sống thánh thiện.

    Thêm sức
    Ban cho ta được mạnh mẽ trong đức tin và trung thành với Chúa Giêsu trên hành trình về quê trời.

    Thánh Thể
    Ban cho ta ơn yêu mến Chúa Giêsu với cả tâm hồn và yêu thương tha nhân như chính mình.

    Giao hòa
    Ban cho ta ơn vượt qua các ham muốn tội lỗu và các hành động tội lỗi nữa.

    Xức dầu
    Ban cho ta ơn biết chấp nhận bệnh tật và được ơn chết lành

    Chức thánh
    Ban cho linh mục sống đời sống tốt lành, nhiệt thành rao giảng Tin Mừng và cử hành các bí tích.

    Hôn Phối
    Ban cho đôi vợ chông ơn yêu nhau cho đến khi chết và ơn trở nên cha mẹ tốt lành.

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Các bí tích - dấu - Những mầu nhiệm thánh - ơn bí tích

    SINH HOẠT
    Câu hỏi
    1. Bí tích là gì?
    Bí tích là những dấu hiệu để ban ơn thánh hóa, do Chúa Kitô thành lập để giúp ta nên thánh.

    2. Tại sao các bí tích là những dấu hiệu ban ơn thánh?
    Bởi vì trong những phương diện của các bí tích mà ta nhận thấy được với quan năng của mình diễn tả hay bày tỏ ơn vô hình mà chúng thông chuyển đến. Chúng là những dấu hữu hiệu ban ơn thánh vì vừa diễn tả ơn thánh, vừa thông ban ơn thánh cho linh hồn.

    3. Các bí tích ban những loại ơn thánh nào?
    Các bí tích ban ơn thánh hóa và ơn bí tích.

    4. Ơn bí tích là gì?
    Ơn bí tích là quyền được những ơn đặc biệt cần thiết để giúp ta chu toàn mục đích riêng của bí tích.

    5. Ai cho bí tích khả năng ban ơn thánh?
    Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, đã ban cho các bí tích khả năng thông ban ơn thánh, ơn mà chính Người đã đạt được cho ta nhờ cuộc chịu nạn và chịu chết của Người.

    6. Các bí tích làm ta nên thánh bằng cách nào?
    Các bí tích làm ta nên thánh bằng cách ban cho ta ơn thánh hóa đầu tiên, làm ta sạch mọi tội lỗi, hoặc gia tăng ơn thánh hóa mà chúng ta đã có rồi.

    7. Những bí tích nào ban ơn thánh đầu tiên?
    Ơn thánh đầu tiên được ban cho ta bởi b í tích rửa tội và giải tội. Do đó, các bí tích này được gọi là bí tích kẻ chết, vì chúng ba sự sống cho linh hồn đã chết vì tội lỗi.

    8. Những bí tích nào gia tăng ơn thánh hóa?
    Đó là Bí tích Thêm sức, Thánh Thể, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức thánh và Hôn phối. Chúng được gọi là những bí tích kẻ sống, vì khi lãnh những bí tích này, chúng ta phải có sự sống thiêng liêng trong linh hồn mình nhờ ơn thánh Chúa.

    9. Ta phải làm gì để bảo tồn ơn của các bí tích?
    Phải cộng tác bằng cách sống của mình, làm điều tốt và xa tránh điều xấu.

    10. Muốn có một bí tích thì cần những gì?
    Phải cần 3 điều: Chất liệu của bí tích - mô thức của bí tích - thừa tác viên của bí tích. Người này phải có ý làm như ý Giáo hội muốn.

    11. Chất liệu của bí tích là gì?
    Chất liệy của bí tích là yếu tố hữu hình làm nên một thành phần của bí tích, chẳng hạn nước trong bí tích rửa tội.

    12. Mô thức của bí tích là gì?
    Mô thức của bí tích là lời mà thừa tác viên phải đọc trong lúc sử dụng chất liệu của bí tích.

    13. Ai là thừa tác viên của bí tích?
    Thừa tác viên của bí tích là người có năng quyền để ban bí tích nhân danh Chúa Giêsu Kitô và bởi quyền hành của Ngài.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:34 pm




    BÀI 8: THIÊN CHÚA KÊU GỌI TA VỀ GIAO HÒA VỚI NGƯỜI

    Trong thơ gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô nói rằng cả nhân loại đã lìa xa khỏi Chúa vì tội nguyên thủy của Ađam. Nhưng trong đoạn sau ngài tiếp rằng sự xa lìa đã chấm dứt nhờ Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế của chúng ta.

    Chính trong điều này mà Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với chúng ta: trong khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi, Đưc Kitô chết vì chúng ta.. .Chúng ta được giao hòa lại với Ngài nhờ sự chết của Con Ngài. (Rm 5:8,10)

    Sự giao hòa này, hay sự kết hiệp, của nhân loại lại với Chúa trong tình bằng hữu yêu đương, được gọi là Tin Mừng Cứu Độ cho chúng ta. Cho dù loài người đã quay lưng lại Chúa vì bất tuân, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương chúng ta vì muốn chúng ta được kết hiệp lại với Ngài. Tình yêu của Ngài lớn lao đến nỗi đã sai Con Một đến trần gian hầu cho ta ơn tha thứ và sự sống mới, và kêu gọi mỗi người trong chúng ta giao hòa lại với Ngài: Phải, Thiên Chúa đã yêu mến thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài hầu ai tin Con Ngài sẽ không chết nhưng có sự sống đời đời. (Jn 3:16)

    Thiên Chúa kêu Gọi Ta qua Trung Gian Giáo Hội Của Ngài

    Lời gọi về giao hòa với Chúa đến với chúng ta qua trung gian giáo hội mà Chúa Giêsu đã thành lập để nên tiếng nói của Người ở trần gian. Qua Giáo hội, Thiên Chúa mời chúng ta đáp ứng lại lời mời gọi của Ngài bằng việc lãnh nhận bí tích Rửa tội. Lúc chịu phép Rửa tội, chúng ta được giải thoát khỏi sự xa cách đã do tội nguyên tổ gây nên, và ta được trở về sống trong tình nghĩa vời Thiên Chúa.

    Khi những người trưởng thành chịu Rửa tội là họ ý thức được tiếng gọi của Chúa. Đa số chúng ta chịu rửa tội khi còn rất nhỏ; tuy nhiên, cha mẹ chúng ta đã đáp lời gọi của Chúa thay cho chúng ta. Bây giờ khôn lớn, chúng ta đủ ý thức tự mình đáp lại lời Chúa. Chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa đòi hỏi mình nhận lãnh tình bằng hữu của Ngài qua Chúa Kitô và Giáo Hội.

    Chúa Giêsu ban cho chúng ta Bí Tích Rửa tội

    Một buổi tối, một người tên là Nicôđêmô đến nói chuyện với Chúa Giêsu. Ông là môn đồ thầm kín của Chúa Giêsu, và muốn hiểu rõ hơn về giáo huấn của Ngài. Trong lúc đàm đạo, Chúa Giêsu đã nói với Nicôđêmô rằng Rửa tội là điều cần thiết cho tất cả những ai muốn vào Nước Trời, Ngài nói: “Tôi nói thật với ông, không ai có thể vào Nước Chúa mà không được tái sinh bởi nước và Thánh Thần.” (Jn 3:5)

    Để có thể được tái sinh thiêng liêng, Chúa Giêsu ban cho Bí Tích Rửa tội. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ rằng:
    “Các con hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, than h tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (Mt 28:19)

    Sau khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần, các tông đồ đã rao giảng về sự quan trọng của Bí Tích Rửa tội cho dân chúng thành Giêrusalem. Ngay chính ngày Lễ Hiện Xuống đầu tiên đó, Thánh Phêrô tuyên bố cho dân chúng rằng:
    “Hãy hối cải, và mỗi người hãy chịu thanh tẩy, nhân danh Đức Giêsu Kitô để được ơn tha thứ tội lỗi, và các người sẽ được lãnh ơn Thánh Thần.”(Cv. 2:38)

    Qua lời rao giảng của các tông đồ, hàng ngàn người đã đáp ứng lời gọi của Thiên Chúa về giao hòa và lãnh nhận bí tích Rửa tội. Đàn ông, đàn bà và trẻ em từ mọi quốc gia trở về với Chúa và trở nên những chi thể của Giáo Hội Người.

    Những Hiệu Qủa của Bí Tích Rửa Tội

    Phép Rửa tội là bí tích thứ nhất chúng ta lãnh nhận. Bí tích này chỉ lãnh nhận một lần thôi vì nó cho ta một dấu không thể lập lại gọi là Ấn Tín Rửa Tội. Ấ tín vô hình này chứng tỏ cho Chúa rằng chúng ta được kết hiệp với Chúa Giêsu nhờ Phép Rửa Tội và chúng ta đã trở nên dưỡng tử của Chúa. Ấn tín này không bao giờ bị xóa nhòa được, cho dù bởi tội trọng. Chúng ta cũng nhận lãnh trước hết Bí Tích Rửa Tội, vì bi tích này cho ta quyền lãnh nhận các bí tích khác.

    Tuy Chúa Giêsu không cần lãnh nhận phép thanh tẩy, vì Ngài không có tội, chúng ta có thể tìm hiểu xem bí tích này làm gì cho ta, khi nhìn đến phép rửa mà Chúa Giêsu chịu ở bờ sông Giođan. Phép rửa mà thánh Gioan Tẩy giả ban là một cách giúp những kẻ khác tỏ lòng thống hối tội lỗi của họ.

    Chữ Rửa tội có nghĩa rửa, thanh tẩy. Chữ này nhắc chúng ta rằng nhờ phép Rửa Tội, Chúa rửa sạch các hậu qủa tội nguyên tổ khỏi linh hồn ta Nếu một người chịu phép rửa tội đã lớn tuổi, và chắc chắn đã có tội, thì bí tích này sẽ rửa hết mọi tội lỗi, kể cả phần phạt do tội gây ra.

    Khi Chúa Giêsu ra khỏi nước, Chúa Thánh Thần xuống trên Ngài dưới dạng một chim bồ câu. Chúa Thánh Thần cũng xuống trên chúng ta nữa và đổ tràn lòng chúng ta sự sống mới của ơn thánh hóa. Chúng ta trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần như Thánh Phaolô đã nói trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô: Anh em phải biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần, Ngài ở trong anh em, Thánh Thần mà anh em đã lãnh nhận từ Thiên Chúa. (1 Cor 6:9)

    Khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu, dân chúng nghe tiếng của Chúa Cha phán: Ngài là Con chí ái Ta, kẻ Ta đã sủng mộ. (Mt 3:17)

    Lúc chúng chịu rửa tội, chúng ta trỡ nên những người con được Thiên Chúa Cha yêu thương. Ơn thánh hóa ban cho ân huệ quí báu này. Và vì chúng ta là con cái Ngài, chúng ta cũng lãnh nhận quyền được sống trong Nước Thiên Chúa. Ngài ban cho chúng ta những năng lực siêu nhiên về đức tin, đức cậy và đức mến. Giúp sống xứng đáng hơn với Nước Trời.

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Sự giao hòa - Ấn tín rửa tội - Rửa tội bằng lòng muốn - Rửa tội bằng máu

    SINH HOẠT
    Câu hỏi:
    1. Phép Rửa tội là gì?
    Phép rửa tội là Bí tích làm cho ta trở nên người Kitô hữu, nghĩa là, những kẻ theo Chúa Giêsu Kitô, là con cái Thiên Chúa và là những chi thể của Giáo hội.

    2. Chất liệu của Bí tích rửa tội là gì?
    Chất liệu của Bí tích Rửa tội là nước thiên nhiên.

    3. Mô thức của Bí tích Rửa tội là gì?
    Là những lời sau đây: Tôi rửa (...), nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

    4. Ai là thừa tác viên của Bí tích Rửa tội?
    Thông thường là linh mục. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, ai cũng có thể làm được, kể cả những người lạc đạo, miễn là họ có ý làm như Giáo hội muốn.

    5. Rửa tội cách thế nào?
    Bằng cách đổ nước trên đầu người chịu rửa tội cùng lúc đọc lời mô thức.

    6. Những hiệu qủa của Bí tích Rửa tội là gì?
    Bí tích rửa tội ban ơn thánh hóa lần đầu và các nhân đức siêu nhiên, xóa hết tội nguyên tổ và cả tội riêng đã phạm, cùng với tất cả hình phạt mà người lãnh bí tích còn nợ do các tội xưa. Thêm nữa, bí tích Rửa tội ghi một ấn tích trong linh hồn và làm cho linh hồn có khả năng lãnh nhận các bí tích khác.

    7. Bí tích rửa tội có thay đổi gì trong ta không?
    Có, bí tích rửa tội biến con người cách thiêng liêng, làm cho họ như một người mới sinh lại, và thành một người mói. Do đó, lúc rửa tội, chúng ta được đặt thêm một tên thích hợp, tên một vị thánh, người làm gương mẫu cho đời chúng ta và bảo vệ đời sống Kitô hữu của chúng ta.

    8. Nếu bí tích rửa tội là điều cần thiết cho mọi người, vậy nếu không lãnh nhận bí tích rửa tội, người ta có được cứu rỗi không?
    Không chịu bí tích rửa tội, không ai có thể được cứu thoát. Tuy nhiên, khi không chịu bí tích rửa tội bằng nước, thì phép rửa tội bằng máu cũng đủ, nghĩa là chịu hy sinh mạng sống vì Chúa Giêsu Kitô; và phép rửa tội bằng lòng muốn cũng đủ, đó là lòng mến Chúa do đức ái, ao ước được sử dụng phương thế cứu độ mà Chúa đã thiết lập.

    9. Những bí nào chỉ được lãnh nhận một lần thôi?
    Đó là Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức thánh.

    10. Tại sao ba bí tích ấy chỉ được lãnh nhận một lần thôi?
    Vì ba bí tích ấy ghi một ấn tín vĩnh viễn trong linh hồn. Làm người lãnh nhận được hiến thánh vĩnh viễn cho Chúa Kitô. Sự hiến thánh ấy làm cho người lãnh nhận khác biệt với những ai không nhận lãnh.

    11. Ấn tích là gì?
    Ấn tích này in trên linh hồn là một dấu thiêng liêng đặc biệt không bao giờ tẩy xóa được.

    12. Những ấn tích mà phép Rửa tội, Thêm sức và Truyền chức thánh ghi trên linh hồn là gì?
    Bí tích rửa tội ghi trên linh hồn là người Kitô hữu.
    Bí tích Thêm sức ghi trên linh hồn là chiến sĩ Chúa Kitô.
    Bí tích Truyền chức thánh ghi trên linh hồn làm thừa tác viên cho Chúa Kitô.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:34 pm




    BÀI 9: BÍ TÍCH THÊM SỨC

    Trong Bữa Tiệc ly, các tông đồ biềt rằng Chúa Giêsu đang nói lời từ biệt các ông. Ngài nói về một nơi Ngài sẽ đến mà các ông chưa có thể theo Ngài được (Jn 13:36) Chúa Giêsu biết điều ấy làm các ông rầu buồn, nên Ngài hứa sẽ gửi một Đấng đến an ủi và củng cố lòng tin của các ông.
    Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng an ủi khác. . . để ở luôn với các con. . . Ngài sẽ ở trong các con. (Jn 14:16-17)

    Chữ Paraclete có nghĩ là người giúp đỡ và hướng dẫn những người khác, một trạng sư. Thần khí sự thật là Ngôi Ba trong Thiên Chúa Ba ngôi, là Đấng phảo đến với càc kẻ theo Chúa Giêsu với tư cách là một cố vấn, để ban sức mạnh nội tâm và giúp cho tình bạn hữu giữa họ với Chúa Giêsu luôn còn sống và hoạt động. Ngài sẽ ban cho họ tất cả sự giúp đỡ thiêng liêng cần thiết hầu truyền bá đức tin cho những người khác.

    Lời Hứa Đã Nên Trọn

    Sau khi Chúa Giêsu trở về với Chúa Cha, các tông đồ và những môn đệ khác của Chúa Giêsu đã sống 9 ngày với Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, trong sự cầu nguyện, xin Chúa gởi đến qùa Chúa Thánh Thần. Ngày Chúa Nhật Hiện Xuống, lời hứa đã thực hiện như Thánh Luca kể:
    Khi đến Lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu một nơi; bỗng xẩy đến từ trời một tiềng rào rào như thể do cuồng phong thổi đến, vang dậy cả nhà, nơi họ đang ngồi. Và họ thấy những lưỡi như thể là lửa phân tán dần dần mà đậu trên đầu mỗi người trong họ. Và hết thảy họ được đầy Thánh Thần và bắt đầu nói những thứ tiếng lạ, tùy theo Thần Khí ban cho họ nói. (CVSĐ 2:1-4)

    Những biểu hiệu bất thường như gió và lửa bày tỏ những quyền năng mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta. Gió thì vô hình nhưng thật là một sức mạnh: nó có thể nâng bổng cả nhà cửa và xe cộ khỏi mặt đất! Lửa là thứ để tẩy rửa sự vật; ví dụ, đôi khi người ta dùng lửa để dọn sạch một đám đất đầy gai gốc và những vật dơ bần khác để những cây mới có thể mọc lên. Cũng vậy, Thần Linh cũng giống như một sức mạnh vô hình trong chúng ta và tẩy sạch cõi lòng tội lỗi và những ước muốn ích kỷ. Nói cách khác, Thần Linh làm chúng ta nên những Kitô hữu dũng mạnh và trưởng thành.

    Chúng Ta Lãnh Nhận Sự Sung Mãn của Chúa Thánh Thần

    Phép Rửa Tội ban cho chúng ta trước tiên Chúa Thánh Thần. Phép Thêm Sức gia tăng mãnh lực của Ngài trong chúng ta. Bí tích này làm vững mạnh sự sống mới mà chúng ta lãnh nhận khi còn trẻ. Bí tích này giúp chúng ta làm chứng nhân cho Chúa Giêsu hay đứng về phía Ngài, giữa các bạn bè và các bạn đồng lớp.
    Tân ước không nói Chúa Giêsu đã ban cho Giáo Hội Bí tích này lúc nào, nhưng ngày Lễ Hiện Xuống thường được coi là Lễ Thâm Sức đầu tiên, và suốt cả sách Công Vụ Sứ Đồ, chúng ta thấy nhiều trường hợp các tông đồ làm phép Thêm Sức cho những người tân tòng. Khi những môn đệ của Chúa Giêsu rửa tội dân chúng, họ mời một trong những tông đồ đến để Thêm Sức cho những Kitô hữu tân tòng, vì thế thường thường giám mục là thừa tác viên của Bí tích này, tuy rằng ngài có thể ủy quyền cho các linh mục làm thế ngài.

    Dấu của Bí tích Thêm Sức là việc đặt tay và xức dầu thánh. Việc đặt tay muốn nói rằng một ơn thiệng liêng đã được ban cho Kitô hữu, còn dầu thánh (christma) nhắc về sự tham dự của chúng ta vào ba sứ mạng của Chúa Giêsu, và đặt liên hệ giữa bí tích này với Bí tích Rửa tội. Lời Đức Giám mục đọc: Hãy nhận lấy ấn tín Chúa Thánh Thánh nói cho chúng ta biết ơn ấy được trao ban.

    Những Hiệu Qủa của Bí Tích Thêm Sức

    Cũng như Phép Rửa Tội, bí tích Thêm Sức ban cho chúng ta một ấn tín hay một dấu thiêng liêng, để chứng tỏ rằng chúng ta là Kitô hữu. Bí tích này đào sâu sự sống của ơn thánh hóa và tăng cường sự sống ấy trong chúng ta. Khi mới chịu bí tích Rửa tội, chúng ta còn là những trẻ con thiêng liêng, bây giờ thì thành những người trưởng thành thiêng liêng được trao pho trách nhiệm truyền bá đức tin cho người khác. Đó là ý nghõa đặc thù của Bí Tích Thêm Sức và sự dấn thân mà bí tích này đòi hỏi.

    Để truyền bá đức tin, Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta những ơn đặc biệt mà chúng ta sẽ học trong những chương sau. Cũng như 12 tông đồ, chúng ta có thể biến đổi thật sự thành những người dũng cảm theo chân Chúa Giêsu, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lòng mến Chúa và chân lý đức tin.

    Nghi Thức Thêm Sức

    Bí tích này thường được cử hành trong Thánh Lễ đặc biệt kính Chúa Thánh Thần do Đức Giám Mục chủ tọa. Thánh Lễ này cũng giống như những thánh lễ khác, trừ những lời nguyện và bài đọc nói về vai trò Chúa Thánh Thần trong đời sống của Kitô hữu Công giáo. Bí tích thêm sức được cử hành sau bài giảng.

    Trước hết, vì bí tích thêm sức là sự củng cố bí tích rửa tội, Đức GM mời mọi người tuyên xưng lại lời hứa khi chịu rửa tội. Một lần nữa, chúng ta từ bỏ tội lỗi và ma quỷ; và chúng ta tuyên xưng đức tin và lòng trung thành với Chúa Giêsu. Rồi đức Giám MuÏc dang tay trên những người sắp được thêm sức mà cầu nguyện rằng:
    Lạy Thiên Chúa toàn năng, là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con, bởi nước và Thánh Thần đã giải thoát những người con cái Chúa đây khỏi tội lỗi, và ban cho họ sự sống mới. Xin Chúa sai Thánh Thần Chúa xuống giúp sức và hướng dẫn, và ban cho họ thần trí khôn ngoan và thông hiểu, thần trí lo liệu và can đảm, thần trí suy biết và đạo đức. Xin ban cho những người con này đầy ơn kính sợ Chúa. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.

    Sau đó, là đến phần thêm sức bằng cách xức dầu thánh và đặt tay. Mỗi ứng viên thêm sức cùng với người đỡ đầu, đến trước mặt đức GM. Đức GM nhúng ngón tay cái phải trong dầu thánh và xức lên trán người chịu thêm sức theo hình thánh giá và nói:
    (Tên thánh người thêm sức) hãy nhận lấy ấn tín Chúa Thánh Thần
    Người ấy thưa: Amen
    ĐGM: Bình an của Chúa ở cùng con.
    Đáp: Và ở cùng Cha.

    Qua nghi thức thánh này, người chịu thêm sức nhận ấn tín của Chúa Thánh Thần và được tràn ân huệ đầy quyền năng của Ngài. (Dĩ nhiên muốn nhận ơn này cách hiệu qủa, phải ở trong tình trạng sạch tội trọng và với lòng tin tưởng vào Chúa khi đến lạnh nhận Thêm Sức). Sau đó, Thánh lễ tiếp tục như thường lệ; và cuối lễ sẽ có phúc lành đặc biệt cho những người chịu Thêm Sức.

    Sống Như Những Kitô Hữu Trường Thành

    Lời nguyện kết thúc lễ Kính Chúa Thánh Thần cho chúng ta thấy phải sống thế nào như những tín hữu trưởng thành của Chúa Kitô:
    Lạy Thiên Chúa, Cha chúng con, xin hãy kiện toàn công việc mà Chúa đã khởi sự, và gìn giữ những ân huệ của Chúa Thánh Thần sống động trong lòng của dân Chúa. Xin ban cho họ sẵn sàng sống Tin Mừng và hăng hái làm theo ý Chúa. Ước gì họ không hổ thẹn mà rao truyền cho cả thế giới về Chúa Kitô đã chịu đóng đinh, đang sống và hiển trị muôn đời. Amen

    Đây là một sứ mạng rất lớn cho người Kitô hữu trưởng thành! Nhưng Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta thực hiện được điều đó. Một cách Ngài dùng là cho chúng ta những gương lành của các thánh. Các thánh chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng mọi người, bất luận tuổi tác hay hoàn cảnh sinh sống, đều có thể sống Tin Mừng, làm theo ý Chúa và rao giảng về Chúa Giêsu cho tha nhân. Đó là lý do tại sao người chịu rửa tội và thêm sức có tên mới (tên thánh). Chúng ta được đặt dưới sự bảo trợ thiêng liêng của một trong những vị thánh của Chúa, mà chúng ta phải cầu xin người để người cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, và khởi hứng thiêng liêng bằng gương sáng sống đạo của người. Người là thánh quan thầy của chúng ta.

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Đấng an ủi - Chứng nhân - Dấu của Bí Tích Thêm Sức - Thánh quan thầy

    SINH HOẠT
    Câu hỏi:
    1. Thêm sức là gỉ?
    Thêm sức là một bí tích làm cho chúng ta trở nên những Kitô hữu hoàn toàn hơn và những chiến sĩ của Chúa Kitô.

    2. Chất liệu của Thêm sức là gì?
    Chất liệu của Thêm sức là dầu thánh, nghĩa là dầu hòa với nhũ hương mà Đức GM làm phép ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

    3. Mô thức của Thêm Sức là gì?
    Mô thức của Thêm sức là những lới sau đây: Hãy nhận lấy ấn tín Chúa Thánh Thần.

    4. Ai là thừa tác viên ban Thêm Sức?
    Thừa tác viên nguyên thủy và thường lệ là Đức Giám Mục. Tuy nhiên những năng quyền đặc biệt cũng được ban cho các linh mục như là những thừa tác viên đặc biệt.

    5. Đức GM ban Thêm Sức cách nào?
    Đức GM giờ hai tay lên trên đầu người sắp chịu thêm sức và cầu khấn Chúa Thánh Thần. Rồi ngài xức trán từng người với dầu thánh theo hình thánh giá, vừa đọc lời của mô thức. Sau cùng, ngài ban phép lành đặc biệt trọng thể cho tất cả những người vừa chịu thêm sức.

    6. Bí tích Thêm sức làm chúng ta nên những Kitô hữu hoàn hảo hơn bằng cách nào?
    Thêm sức làm chúng ta hoàn hảo hơn và nên những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng cách ban cho chúng ta dồi dào ơn Thánh Thần, nghĩa là, dồi dào ân sủng và ơn huệ của Ngài. Những ơn huệ này củng cố chúng ta trong đức tin và trong các nhân đức khác, để chống lại địch thù thiêng liên của chúng ta.

    7. Người sắp chịu thêm sức phải chuẩn bị thế nào?
    Họ phải có ơn thánh Chúa, và nếu đã khôn lớn, thì phải biết các nhiệm tích chính yếu của đức tin, để đón nhận bí tích thêm sức với lòng đạo đức sốt sắng, và ý thức sâu sắc về ý nghĩa của nghi lễ này.

    8. Dầu thánh nói lên ý nghĩa gì?
    Dầu thánh, với dược tính là lan rộng và củng cố, nói lên ơn thánh dồi dào của phép Thêm Sức; và với nhũ hương, có mùi thơm ngọt và gìn giữ cho khỏi hư hỏng, nói lên hương vị thơm tho của các nhân đức mà người chịu xức dầu phải có, để tránh sự hư hỏng do tật xấu gây nên.

    9. Việc xức dầu thánh giá trên trán nói lên điều gì?
    Việc ấy nói rằng người được thêm sức, với tư cách là một nhân chứng dũng cảm của Chúa Giêsu Kitô, phải sống ngay thẳng để không làm xấu hổ thánh giá, và không sợ những kẻ thù của đức tin.

    10. Ai là người đỡ đầu trong Bí tích Thêm Sức?
    Họ phải là những Kitô hữu tốt, luôn làm gương sáng tốt cho những người chịu thêm sức và có thể giúp đỡ họ trong đời sống thiêng liêng.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:35 pm




    BÀI 10: NHỮNG ƠN CHÚA THÁNH THẦN

    Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói về một ơn rất đặc biệt mà Ngài sẽ ban cho các môn đệ:
    Ai yêu mến Ta thì sẽ giữ lời Ta, và Cha Ta sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. (Jn 4:2-3)

    Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Thiên Chúa sẽ đến ở trong những kẻ yêu mến Ngài và tuân giữ lệnh truyền của Ngài! Và ở đâu có Cha và Con, dĩ nhiên Chúa Thánh Thần cũng sẽ ở đó. Ơn huệ Chúa-ở-trong-ta, còn được gọi là sự cư ngụ của Chúa Ba Ngôi. Bao lâu chúng ta còn có ơn thánh hóa, Thiên Chúa sẽ còn cư ngụ trong linh hồn chúng ta. Thánh Phaolô viết về điểm này trong thư thứ nhất gửi cho giáo đoàn Corintô: “Anh em không biết sao, anh em là đền thờ của Thiên Chúa, và Thần Khí Thiên Chúa ngự trong anh em?... Đền thờ Thiên Chúa là vật thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em.” (1Cor 3:16-17)

    Mầu nhiệm Thiên Chúa ở trong ta thường được Thánh Phaolô nhắc đến trong Tân Ước. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sự hiện diện này làm chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa: Bằng chứng anh em là con cái vì Thiên Chúa đã sai Thần khí Con của Người vào lòng anh em, Thần khí kêu lên: Abba! (Lạy Cha) (Gal. 4:6)

    Những Ơn Của Chúa Thánh Thần

    Cùng với sự hiện diện của Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đem vào linh hồn chúng ta bảy ơn lúc chịu Bí Tích Thêm Sức. Các ơn này cũng là những quyền lực thiêng liêng đã đổ xuống trên Chúa Giêsu lúc Ngài bắt đầu rao giảng sứ mạng Tin Mừng Cứu Độ. Tiên Tri Isaia báo trước những ơn này 800 năm trước Chúa Giêsu giáng sinh.
    Thần khí Giavê sẽ đậu trên Ngài (Đấng Messia)
    Thần khí khôn ngoan và trí tuệ
    Thần khí mưu lược và anh dũng
    Thần khí hiểu biết và kính sợ Giavê
    Ngài lấy làm vui thú trong sự kính sợ Giavê. (Is 11:23)

    Ơn Khôn Ngoan
    Giúp chúng ta nhìn thế gian chỉ là nơi tạm bợ và Thiên Đàng mới là quê thật. Ơn này giúp chúng ta để tâm vào những việc có giá trị cho đời sống như Thiên Chúa, nhân đức và cầu nguyện.

    Ơn Thông Hiểu
    Cho chúng ta cái nhìn sắc bén về những mầu nhiệm đức tin và giúp chúng ta giải thích đức tin cho kẻ khác.
    Ơn Suy Biết
    Giúp chúng ta thấy mọi sự trong cuộc sống liên hệ với Chúa và cuộc sống vĩnh cửu mai sau.

    Ơn Lo Liệu
    Giúp chúng ta làm những quyết định đúng ý Chúa cho đời sống của mình.

    Ơn Can Đảm
    Ban cho chúng ta vững mạnh để trung thành vơí Chúa Kitô ngay cả những lúc gian nan.

    Ơn Đạo Đức
    Cho chúng ta niềm phấn khởi để thờ phượng Chúa và yếu mến Ngài như Cha của mình.

    Ơn Kính Sợ Chúa
    Chỉ cho chúng ta thấy sự ghê tởm của tội lỗi và giúp chúng ta sống trong ơn thánh Chúa. Ơn này còn được gọi là ơn sinh ngạc nhiên và sợ hãi trước nhan Chúa vì nó nhắc chúng ta nhớ Thiên Chúa là Đấng cao cả và toàn năng.

    Nhiều người tự hỏi họ có thật những ơn này không; họ có cảm tưởng là những ơn này không có trong đời sống họ. Có lẽ các tín hữu này đã coi các ơn ấy như một loại ảo thuật. Họ mong được sự xuất hiện ngay khi cần đến. Nhưng đó không phải là cách các ơn ấy làm việc trong chúng ta. Cũng như đức tin, đức cậy và đức mến, chúng ta phải luyện tập các cơ bắp thiệng liêng này thì mới có thể sử dụng chúng thế nào. Hãy thử cố nhớ thuộc lòng những ơn này, rồi xin Chúa giúp mình sử dụng khi cần đến. Chẳng hạn, nếu bạn bị cám dỗ rất mạnh muốn đi dự một dạ hội mà trong đó người ta sẽ sử dụng ma túy hoặc rượu mạnh, bạn hãy cầu xin ơn sức mạnh để giúp bạn thắng được cám dỗ ấy. Chúa Thánh Thần sẽ đáp lời cầu xin của bạn và sẽ chỉ cho bạn biết phải làm gì!

    Những Hoa Quả của Chúa Thánh Thần

    Chúng ta càng lớn lên trong đời sống cầu nguyện và trong việc sử dụng bảy ơn này, sẽ chứng kiến những kết quả chắc chắn xẩy ra trong đời sống chúng ta. Đó là những hoa quả của Chúa Thánh Thần. Khi chúng ta thấy một cây trổ hoa và cho ra những trái thơm ngon, chúng ta biết đó là một cây tốt lành. Đời sống người tín hữu cũng vậy. Khi biết đời sống thiêng liêng của mình lành mạnh nếu nhận thấy những hoa quả trong sự liên hệ của ta với Chúa và vơí tha nhân.

    Mười Hai Hoa Quả của Thánh Thần:
    1. Đức Mến: Yêu mến Chúa và yêu mến tha nhân
    2. Vui vẻ: Hạnh phúc sống đời Kitô hữu
    3. Bình an: An tịnh tâm hồn, ngay cả khi gặp khó khăn
    4. Nhẫn nại: Vui lòng chấp nhận những sai lầm của kẻ khác
    5. Tử tế: Thông cảm và quan tâm tới nhu cầu kẻ khác
    6. Tốt lành: Làm gương tốt trong mọi việc mình làm
    7. Tiết độ: Có chừng mực trong những ham muốn vui chơi
    8. Hòa nhã: Dịu dàng trong lời nói và việc làm đối với tha nhân
    9. Trung tín: Trung thành với Chúa, và vơí những người mình có bổn phận chăm
    lo, như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè. . .
    10. Kiên trì chịu đựng: Nhẫn nại chịu đựng phi thường trước đau khổ
    11. Nết na: Tự trọng và biết nhường nhịn tha nhân trong chuyện trò, và nết na
    trong cách ăn mặc, cư xử. . .
    12. Thanh tịnh: Phong cách đứng đắn đối với tha nhân và biết tiết chế trong các
    ham muốn dục tính.

    Chúa Giêsu phán rằng chúng ta sẽ có những hoa quả đó của Thần Khí chỉ khi nào kết hợp với Ngài nhờ cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Ngài tự sánh mình như một thân nho đem nhựa sống lên tới các cành nho; nhựa sống la biểu tượng cho ơn thánh và quyền năng của Ngài.
    Thầy là thân nho, các con là cành
    Ai lưu lại trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy
    Thì kẻ ấy sinh nhiều hoa quả
    Vì ngoài Thầy, các con không thể làm gì được. (Jn 15:5)

    NHỮNG CHỮ NÊN BIẾT
    Sự cư ngụ - Bảy ơn - 12 hoa qủa của Chúa Thánh Thần



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:35 pm




    BÀI 11: BÍ TÍCH THÁNH THỂ

    Một hôm, trong thời rao giảng công khai của Ngài, Chúa Giêsu đứng ở giữa đám đông hơn 5000 người. Họ đến để nghe Ngài giảng về Tin Mừng Cứu Độ. Lúc ấy đã đến giờ ăn chiều rồi, và dân chúng mệt lả. Nhìn họ, lòng đầy yêu mến, Ngài nói với các tông đồ của Ngài: Ta sẽ mua bánh ở đâu để cho họ ăn?

    Chúa Giêsu biết rõ Ngài sắp làm gì, nhưng Ngài muốn thử lòng tin của các môn đồ vào Ngài. Philip mới thưa với Chúa Giêsu rằng muốn nuôi cả đám đông này ít là cũng hơn nửa năm tiền lương. Anđrê đem lại cho Chúa Giêsu năm tấm bánh và hai con cá khô, nhưng ngần ấy thấm vào đâu cho bấy nhiêu người. Chúa Giêsu làm phép các phần ăn nhỏ nhoi này và bảo các môn đồ đem phân phát cho dân chúng. Một phép lạ! Bánh chẳng những đủ mà còn dư 12 thúng đầy!

    Chúa Giêsu, Bánh Ban Sự Sống
    Dân chúng ngạc nhiên và muốn Chúa Giêsu làm thêm nữa. Họ nói, tại sao không ban bánh từ trời như Thiên Chúa xưa đã làm cho dân tộc chúng tôi trong lúc xuất hành. Chúa Giêsu tỏ cho họ biết sẽ cho dân Người một thứ bánh còn cao trọng hơn nhiều. Ngài muốn nói về Thánh Thể:
    Chính Ta là Bánh Ban Sự Sống.
    Cha ông các ngươi trong sa mạc đã ăn Manan và đã chết.
    Bánh này mới là bánh bởi bởi trời xuống.
    Ai ăn bánh này thì sẽ được sống đời đời.
    Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt mình Ta vì sự sống thế gian. . .
    Qủa thật Ta bảo các ngươi:
    Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài,
    Các ngươi không có sự sống nơi mình các ngươi.
    Ai ăn thịt và uống máu Ta thì có sự sống đời đời.
    Và Ta sẽ cho nó sống lại trong ngày sau hết. (Jn 6:48-54)

    Các người nghe kinh hoàng! Ăn thịt và uống máu Ngài! Ngài tưởng rằng chúng ta là những kẻ ăn thịt người chăng? Họ tự nhủ như vậy. Tuy đã thấy phép lạ cả thể, họ vẫn chưa tin tưởng đủ nơi Chúa Giêsu để hiểu rằng Ngài không đòi hỏi họ làm một điều như vậy. Ngài sẽ hóa bánh và rượu thành thịt và máu Ngài. Các thứ này vẫn còn hương vị thức ăn thông thường, nhưng thực ra nó đã là chính Chúa Giêsu. Ngày hôm ấy, nhiều môn đồ đã lìa bỏ Chúa Giêsu, nhưng 12 tông đồ vẫn vững vàng trong lòng tin của họ. Họ chờ đợi ngày Chúa Giêsu sẽ ban cho họ bánh sự sống này.

    Chúa Giêsu Ban Cho Chúng Ta Thánh Thể

    Trong Bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu giữ lời Ngài đã hứa và ban cho dân Ngài bánh sự sống đời đời. Thánh sử Matthêu, một nhân chứng nhãn tiền về biến cố này, đã kể lại trong Tin Mừng của ông như sau:
    Đang lúc họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các môn đồ. Ngài nói: Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy. Đoạn cầm lấy bánh và tạ ơn, Ngài trao cho họ mà rằng: Hãy uống chén này hết thảy, vì này là máu Thầy, máu giao ước, sẽ đổ ra cho mọi người được tha tội. (Mt. 26:26-28)

    Cũng như trước kia Ngài đã biến đổi nước thành rượu thế nào khi mới rao giảng, thì bây giờ Ngài cũng biến đổi bánh và rượu thành chính Thịt và Máu Ngài như vậy. Đó là Thánh Lễ đầu tiên. Chữa Thánh Lễ (Eucharist) lấy từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là tạ ơn và được dùng để chỉ nghi lễ chúng ta đang cử hành bây giờ, vì Chúa Giêsu tạ ơn Chúa Cha, khi Ngài truyền phép bánh và rượu. Bí tích này còn được gọi bằng nhiều từ ngữ khác: Tiệc của Chúa, Bí tích thánh, Bánh Sự Sống, Sự hiệp lễ, và Hy Lễ.

    Dấu Của Bí Tích

    Chúng ta có thể học hiểu chủ ý rõ ràng nhất của Thánh Lễ khi nhìn đến các dấu được sử dụng: Bánh và Rượu, cùng với lời truyền (này là mình Thầy... Này là máu Thầy...) Nó nói lên rằng lương thực đã được ban cho chúng ta chính là lương thực siêu nhiên - Thịt và Máu Con Thiên Chúa.

    Hai nguồn nuôi dưỡng này là một phần quan trọng trong thức ăn thường ngày của dân sống trên Đất Thánh. Bánh là lương thực chính, và rượu là của uống thông thường. Đối với họ, hai thứ này là sự sống và sức khỏe cho thân xác; Chúa Giêsu đã biến nó thành sự sống và sức khõe cho linh hồn. Không có Thánh Lễ, có lẽ linh hồn chúng ta sẽ đói khát đến chết!

    Ngày nay, với nhiều loại thực phẩm khác nhau có sẵn cho chúng ta, chúng ta không thấy được sự quan trọng của bánh và rượu cách rõ ràng như tổ tiên chúng ta đã thấy. Như nếu suy nghĩ một chút, sẽ thấy có bao nhiêu thức ăn mà chúng ta ưa thích đều lại làm bằng bột mì, hoa màu ruộng đất và lao công của con người. Ngày nay, rượu vẫn luôn được dùng làm của uống làm hoan lạc lòng người trong các tiệc cưới hay trong rất nhiều bữa tiệc, hoặc trong các buổi họp mặt khác...

    Mầu Nhiệm Thánh Thể

    Lúc đọc Lời Truyền trong Thánh Lễ, linh mục biến đổi bánh và rượu bởi quyền năng ngài đã lãnh nhận khi chịu chức thánh. Sự biến đổi này được gọi bằng một tiếng khá to tát: Biến đổi bản thể (trasubstantiation). Phải, trong Thánh Lễ, các chất liệu là bánh và rượu, và từ ngữ muốn nói cách đơn giản rằng những chất liệu này được biến đổi thành Chúa Giêsu Kitô.

    Chúa đã chọn những phương thế thích hợp nhờ đó chúng ta có thể lãnh nhận Bí Tích này: Ngài đã ban Bí tích này cho chúng ta dưới vẻ bề ngoài là bánh và rượu. Khi rước lễ, chúng ta thấy và nếm thức ăn thông thường này, nhưng lòng tin vào Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằng thức ăn này không phải như nó đang hiện ra bên ngoài. Chúng ta thật sự ăn thịt và uống máu Ngài. (Jn 6:53)

    Đó là lý do tại sao Thánh Thể được gọi là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta chỉ chấp nhận vì dựa trên lời Chúa phán. Trong mọi Thánh Lễ, ngay khi đọc lời truyền, linh mục nói: Chúng ta hãy công bố mầu nhiệm đức tin. Linh mục mời chúng ta đọc một lời kinh tin vào sự Hiện Diện Thật của Chúa Giêsu trong bí tích này.

    Bánh và rượu không phải biến đổi ra Thịt và Máu Chúa Giêsu chỉ trong thời gian dâng Thánh Lễ. Nó vẫn còn là thịt máu Ngài sau Thánh Lễ; và Mình Thánh được cất giữ cách cung kính trong nhà tạm ở trong Nhà Thờ. Đây là một đồ đựng đặc biệt, chắc chắn và không di chuển được, và được trang trí với những biểu tượng về Chúa Giêsu. Một ngọn đèn (nến) được thắp cháy sáng đêm ngày trước Nhà Tạm để nói lên lòng tôn kính Chúa Giêsu trong Bí tích này.

    Thánh Cyril thành Giêrusalem (+năm 386) là một giám mục thánh và là tiến sĩ Hội thánh (được nổi tiếng là bậc thầy đại tài). Ngài thường khuyến khích người Công Giáo trong giáo phận ngài có lòng tin vào sự hiện diện thật của Chúa Giêsu khi nói:
    Khi Chúa Kitô nói: Này là Mình Thầy, ai lại dám ngờ vực lời Ngài? Khi Ngài nói: Này là Máu Thầy, ai dám nói là không có như vậy? Ngài đã một lần biến nước thành rượu. Ngài không đáng chúng ta tin Ngài có quyền năng để biến rượu thành máu Ngài sao? Đừng nghĩ về Bí Tích Thánh này như một miếng bánh thông thường, vì chiếu theo lời Chúa Kitô, đó là Thịt của Ngài. Tuy rằng quan năng của chúng ta không thuyết phục được chúng ta, thì hãy để đức tin củng cố chính mình để đừng xét theo vị giác của mình.

    Những Hiệu Quả của Thánh Thể

    Khi rước Mình Thánh Chúa Giêsu cách xứng đáng, nghĩa là lúc chúng ta không mắc tội trọng, đã giữ chay lòng, không ăn và uống một giờ trước đó (trừ nước lã và thuốc men), và khi chúng ta đến gần bàn thờ với tất cả lòng tinh kính, thì Chúa Giêsu sẽ làm nhiều điều lạ lùng cho linh hồn chúng ta.

    Ngài tăng đời sống ân sủng trong chúng ta và xóa hết các lỗi nhẹ của ta. Ngài cho ta nên một với Ngài. Ngài ở trong ta thật sự sau khi rước lễ.

    Ngài liên kết chúng ta lại với nhau, vì chúng ta đã trở nên một nhờ cùng rước một Chúa Thánh Tnể. Việc rước lễ giúp chúng ta yêu mến nhau.

    Ngài giúp chúng ta khắc phục những lỗi lầm và ước muốn xấu xa. Nhờ rước Chúa Giêsu thường xuyên, chúng ta được ban năng lực từ bỏ tất cả tội lỗi mình và ngay cả những ham muốn ích kỷ nữa.

    Sau mỗi lần rước lễ, sự sống của Chúa Kitô dồi dào trong chúng ta hơn. Những ai rước Mình Thánh thường xuyên và rước cách xứng đáng sẽ có mối liên hệ sâu sắc hơn với Chúa Giêsu trên Thiên Đàng.

    Sau cùng, Chúa chuẩn bị chúng ta cho ngày kẻ chết sống lại. Kinh Tin Kính nói rằng mọi người sẽ sống lại từ cõi chết, vào ngày tận cùng của thế giới. Những ai rước lễ thường xuyên với đầy lòng tin, cậy, mến, sẽ chắc chắn được lên Thiên Đàng hơn cả hồn lẫn xác một ngày nào đó.

    Nhưng nếu chúng ta rước lễ cách không xứng đáng, sẽ không hưởng được ơn ích gì bởi Bí tích này. Thật ra, rước lễ đang khi còn tội trọng là một trong những sự xúc phạm đến Chúa cách nặng nề nhất. Người ta gọi đó là phạm sự thánh, và phải đi xưng tôi càng sớm càng tốt.

    Những Chữ Nên Biết
    Dấu của Bí Tích Thánh Thể - Biến đổi bản thể - Mầu Nhiệm đức tin - Sự hiện diện thật - Nhà tạm - Phạm sự thánh.

    SINH HOẠT
    Câu họi:
    1. Thánh Thể là gì?
    Thánh Thể là Bí tích chứa đựng thật sự Mình và Màu, linh hồn và thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, dưới hình bánh và rượu, để làm của ăn nuôi dưỡng linh hồn con người.

    2. Chất liệu của Thánh Thể là gì?
    Chất liệu Thánh Thể là bánh làm bằng bột mì, và rượu làm bằng trái nho.

    3. Mô thức của Thánh Thể là gì?
    Những lời nói của Chúa Giêsu Kitô là mô thức của Thánh Thể: Này là Mình Thầy, Này là Máu Thầy... sẽ đổ ra cho anh em và cho moi người được tha tội...
    4. Ai là thừa tác viên của Thánh Thể?
    Thừa tác viên Thánh Thể là linh mục, người biến bánh thành Mình và rượu thành Máu Chúa Giêsu bằng việc đọc những lời Chúa Giêsu đã nói, trong lúc dâng Thánh Lễ.

    5. Chúa Giêsu thành lập Thánh Thể khi nào?
    Ngài lập Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly trước khi Ngài chịu nạn, khi Ngài đọc lời truyền và biến bánh và rượu thành Mình và Máu Ngài, rồi phần phát cho các tông đồ, cùng dạy họ hãy làm việc này mà nhớ đến Ngài.

    6. Tại sao Chúa Giêsu lập Thánh Thể?
    Ngài lập Thánh Thể để trong thánh lễ sẽ có luôn một hy lễ thường xuyên của giao ước mới, và để trong lúc Rước Lễ, chúng ta có của ăn thiêng liêng cho linh hồn, để ghi nhớ luôn mãi tình yêu và sự thương khó của Ngài.

    7. Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể có phải là Đấng đã sinh ra ở dưới đất bởi Đức Trinh nữ Maria hay không?
    Đúng thế, Đức Giêsu hiện diện trong Thánh Thể cũng chính là Đấng ở trên Thiên Đàng và đã được sinh ra ở dưới đất bởi Đức Tring Nữ Maria.

    8. Tại sao bạn tin rằng Chúa Giêsu thật sự hiện diện trong Thánh Thể?
    Tôi tin Chúa Giêsu hiện diện thật trong Thánh Thể vì chính Ngài đã nói rằng bánh và rượu đã truyền phép là Thịy và Máu Ngài và bởi vì Giáo Hội dạy như vậy, nhưng đây là mầu nhiệm, một mầu nhiệm cao cả.

    9. Bánh thánh trước khi truyền phép là gì?
    Trước khi truyền phép, bánh thánh chỉ là bánh thường mà thôi.

    10. Sau khi truyền phép, bánh thánh là gì?
    Sau khi truyền phép, bánh thánh thật sự là mình Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, dưới hình thức bánh.

    11. Trước khi truyền phép, trong chén thánh có gì?
    Trước khi truyền phép, trong chén thánh chỉ có rượu với chút nước pha vào.

    12. Sau khi truyền phép, trong chén thánh có gì?
    Sau khi truyền phép, trong chén thánh có máu thật của Chúa Kitô, Chúa chúng ta, dưới hình thức rượu.

    13. Khi nào bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô?
    Bánh và rượu trở thành mình và máu Chúa Kitô lúc đọc lời truyền phép.

    14. Sau khi đọc lời truyền, có gì còn lại của bánh và rượu không?
    Sau khi đọc lời truyền, bánh và rượu không còn hiện diện nữa, nhưng chỉ còn hình dáng hay hình thức, mà không còn bản thể của chúng nữa.

    15. Hình dáng hay hình thức là gì?
    Hình dáng cò nghĩa là tất cả những gì quan năng (giác quan) của chúng ta cảm nhận được như: màu sắc, mùi vị của bánh và rượu.

    16. Dưới hình bánh và rượu chỉ cò Mình và Máu Chúa Giêsu thôi sao?
    Không, dưới hình bánh, Chúa Giêsu hiện diện trọn vẹn, toàn thân có thịt, Máu, Linh hồn và thiên tính của Ngài; và dưới hình rượu cũng vậy.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:36 pm




    BÀI 12: HY LỄ THÁNH THỂ

    Khi xem Thánh Thể là một Bí Tích, chúng ta nghị đến Thánh Thể là một bữa ăn thánh mà Chúa Giêsu đã dạy cử hành để tưởng nhớ đến Ngài. Thánh Lễ giống như một bữa ăn vì có bàn (bàn thờ) có khăn phủ trên, có bánh có rượu, nước và có người cầu nguyện, ăn và uống chung với nhau như một gia đình trong Chúa Kitô.

    Nhưng Thánh Lễ cũng là một Lễ Hy Sinh (Hy Lễ). Thánh Lễ có đủ những gì cần thiết để làm việc thờ phượng Chúa: một bàn thờ dùng để hiến tế, một chủ tế để dâng của lễ, và có những của quí báu để dâng. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu làm Thánh Lễ thành một tái diễn thiêng liêng hy lễ trên thập giá. Bằng cách nào? Bằng những lời ngài dùng. Cứ nghĩ về những lời quan trọng nhất trong Thánh Lễ, Lời Truyền Phép, do chính Chúa Giêsu nói ra:
    Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con.
    Này là chén Máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu.
    Sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội.

    Thử xem những lời đó nhắc đến một hy lễ như thế nào? Một thân xác bị nộp và máu được đổ ra. Dĩ nhiên Chúa Giêsu nói đến hy lễ trên Thập Giá. Nhưng Thánh Lễ Ngài truyền lại cho chúng ta có liên hệ mật thiết với Thánh giá. Hy Lễ Thánh Lễ không phải là một hy lễ mới hay một hy lễ khác. Nó chính là hy lễ mà Chúa Giêsu đã dâng trên thập giá một lần mà thôi. Điều này làm sao có thể được? Được chứ, vì trong hai biến cố chỉ có một chủ tế dâng của lễ (là Chúa Giêsu) và chỉ có một của dâng (cũng là Chúa Giêsu). Vậy nếu có cùng một chủ tế và một của lễ, thì phải là cùng một hy lễ giống nhau! Điều này nghe thật khó hiểu, nhưng một lần nữa, chúng ta phải nhớ rằng đây là một mầu nhiệm cao cả mà chúng ta chỉ tin bằng đức tin thôi.

    Hy Lễ Trên Bàn Thờ

    Dĩ nhiên có vài sự khác biệt giữa cách thức Chúa Giêsu dâng hy lễ trên thập giá và Thánh Lễ trên bàn thờ.

    Trên thập giá, Chúa Giêsu dâng chính Mình Ngài trong đau đớn và cực hình đổ máu. Trên bàn thờ, Ngài dâng Mình và Máu Ngài nhưng không đau đớn và đổ máu, chỉ dưới hình thức bánh và rượu được truyền phép. Nhưng cũng cùng một Chúa Giêsu ở cả hai trường hợp.

    Cũng vậy, trên thập giá, chính Chúa Giêsu dâng hy lễ của Ngài một mình. Trong Thánh Lễ, Chúa dâng với Hội Thánh Ngài, qua trung gian của linh mục và cộng đoàn dự lễ.

    Thánh Phaolô nhắc chúng ta rằng Thánh Thể là sự tái diễn hy lễ trên Thập Giá. Trong thư thứ nhất gửi cho giáo hữu Corintô, ngài nói:
    Vì mỗi lần anh em ăn bánh này và uống chén này, anh em loan truyền sự chết của Chúa, cho tới lúc Ngài đến lại. (1Cor 11:26)

    Chúng ta có thể thấy Thánh Lễ là một hy lễ, khi để ý đến kinh nguyện dùng trong lúc cử hành Thánh Lễ:
    Lạy Chúa, xin thương nhận lấy chúng con đang hết lòng khiêm nhượng thống hối, và xin cho lễ tế chúng con dâng lên trước tôn nhan, được đẹp lòng Chúa.(Kinh dâng hiến của chủ tế)

    Xin Chúa nhận lễ vật bởi tay cha, để ca tụng tôn vinh danh Chúa, và mưu ích cho chúng con cùng toàn thể Hội thánh Người.(Kinh dâng hiến của giáo dân)

    Chúng con dân glên Cha, là Đấng uy linh cao cả, hy lễ tinh khiết vẹn tuyền, là bánh Thánh ban sự sống vĩnh cửu và chén đem lại ơn cứu độ muôn đời (Kinh Nguyện Thánh Thể I)

    Lạy Chúa, chúng con nguyện xin cho hy lễ hòa giải này đem lại bình an và cứu độ cho tất cả thế giới. (KNTT III)

    Đang chờ đợi Người vinh quang ngự đến, chúng con dâng lên trước tôn nhan Mình và Máu Thánh Người làm hy lễ đẹp lòng Chúa, và sinh ơn cứu độ cho toàn thế giới. (KNTT IV)

    Thánh Lễ Trong Đời Sống Chúng Ta

    Thánh Lễ, hay là cử hành Lễ Tạ Ơn, là việc thờ phượng cao cả nhất mà chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa. Nếu chúng ta nhớ rằng, đi lễ không khác nào là cùng đứng với Đức Mẹ ở dưới chân thánh giá Chúa Giêsu thì chắc chắn chúng ta sẽ cầu nguyện với tất cả lòng yêu mến và sốt sắng.

    Bạn có thể nghe một vài người nói họ chẳng được gì khi đi lễ. Nhưng trước tiên, chúng ta không bao giờ coi Thánh Lễ như một nghi lễ chúng ta dự, hầu nhận được một cái gì! Nhưng chúng ta sẽ được nhiều hơn nữa bởi Thánh Lễ, nếu đặt cả con người mình vào đó: Nếu bạn muốn đi lễ để giúp bạn lớn lên trong tình nghĩa vơí Chúa Giêsu, bạn phải chuẩn bị tâm hồn mỗi tuần trước khi dự lễ.

    Những Chữ Nên Biết
    Lời Truyền Phép - Hy Lễ Thánh Thể

    Dọn Mình Dự Lễ
    1. Một cách tốt để dọn mình dự lễ là đi xưng tội thường xuyên để nhận được ơn trợ giúp của Chúa, giúp chiến thắng các tật xấu của bạn.
    2. Hãy để vài phút đọc đoạn Tin Mừng trong Thánh Lễ hôm đó. Việc này giúp bạn học hiểu thêm về Chúa Giêsu và lời giáo huấn của Ngài.
    3. Bạn hãy tới Nhà Thờ trước Thánh Lễ ít phút và cầu xin Mẹ Maria giúp bạn tham dự với đầy lòng tin, cậy và mến.
    4. Sau cùng, sau Thánh Lễ, đừng vội bỏ ra ngoài ngay, nhưng hãy ở lại vài phút để cầu nguyện riêng với Chúa Giêsu mà bạn vừa rước Ngài vào lòng. Hãy tâm sự với Ngài theo cách của bạn như bạn nói chuyện với một người bạn thân nhất, vì Ngài muốn được như vậy với bạn!

    Sinh Hoạt
    Câu hỏi:
    1. Thánh Lễ có phải chỉ là một Bí tích không?
    Không, Thánh Lễ không phải chỉ là một Bí Tích, Thánh Lễ còn là một hy lễ thường xuyên của giáo ước mới, và vì đó mà được gọi là Thánh Lễ.

    2. Hy Lễ là gì?
    Hy lễ là sự hiến dâng công cộng cho Chúa một vật có thể bị hủy đi để tuyên xưng rằng Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Chủ Tể tối cao mà mọi vật phải thuộc về Ngài.

    3. Thánh Lễ là gì?
    Thánh Lễ là hy lễ Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, được chủ tế dâng lên Chúa trên bàn thờ, dưới hình thức bánh và rượu, để kính nhớ hy lễ trên Thập giá và để tái diễn hy lễ ấy.

    4. Hy Lễ trong Thánh Lễ có phải cũng cùng là hy lễ trên Thập giá không?
    Thưa chính là hy lễ trên thập giá; sự khác biệt duy nhất chỉ là trong cách cử hành.

    5. Hy lễ trên thập giá và trên bàn thờ khác nhau ở điểm nào?
    Khác nhau như sau:
    - Trên thập giá, Chúa Giêsu tư 5hiến mình làm của lễ hy sinh, bằng cách tự ý đổ máu mình ra, và như vậy, Ngài đã đem lại cho chúng ta mọi ân sủng.
    - Còn trên bàn thờ, Chúa Giêsu cũng tự dâng hiến mình làm của lễ và tự hủy mình cách nhiệm mầu qua trung gian của linh mục, mà không đổ máu, và Ngài áp dụng cho chúng ta công nghiệp do hy lễ trên thập giá.

    6. Thánh Lễ được dâng lên Chúa với chủ ý gì?
    Thưa là dâng lên Người sự thờ phượng cao cả nhất để tạ ơn Người vì những phúc lành Người đã ban cho chúng ta; Để làm Người nguôi giận và để phạt tạ Người vì những tội chúng ta đã phạ; Và để được những ơn mà chúng ta cầu cho các tín hữu đang sống cũng như đã qua đời.

    7. Thánh lễ có dâng cho các thánh không?
    Thưa không, Thánh Lễ không để dâng cho các thánh, nhưng chỉ dâng lên Chúa mà thôi, ngay khi Thánh Lễ được cử hành để mừng kính các Thánh, hy lễ chỉ để dâng lên đấng Tạo Hóa là Chúa Tể tối cao mà thôi.

    8. Chúng ta có nuộc đi dự Lễ không?
    Chúng ta buộc đi dự lễ ngày Chúa Nhật và các Lễ Buộc. Nhưng đi dự lễ thường xuyên cũng là điều tốt, hầu được tham dự vào việc tôn giáo cao cả nhất, việc mà Chú a lấy làm vui lòng nhất và đem lại cho chúng ta nhiều công nghiệp nhất.

    9. Dự Lễ thế nào là cách xứng đáng nhất?
    Cách dự lễ thích đáng nhất là hiệp với chủ tế mà dâng lễ lên Chúa, vừa suy niệm về hy lễ trên thánh giá, nghĩa là suy niệm về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu, và rước Mình Thánh Chúa. Vì Rước Lễ là việc chúng ta kết hiệp với Hy Lễ vô tí tích đang được hiến dâng; và do đó, chính là cách tham dự đầy đủ nhất vào hy lễ thánh thiện này.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:37 pm




    BÀI 13: THÁNH LỄ TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA

    Công đồng Vatican II gọi Thánh Lễ là nguồn và trung tâm của đới sống Kitô hữu. Điều này nói lên rằng Thánh Lễ là thành phần quan trọng nhất của đức tin chúng ta. Tại sao? Vì Thánh Lễ không chỉ là cách để lãnh nhận ơn thánh, mà trong Thánh Lễ, có chính Chúa Giêsu là nguồn mọi ơn thánh. Không một vị thánh nào trong Hội thánh lại không quí trọng Bí Tích Thánh Thể như ơn huê lớn nhất Chúa ban cho Hội thánh. Tất cả những người thánh thiện này, nam cũng như nữ, thiếu niên hay trẻ em đều hiểu rằng chịu lễ là cần thiết để gia tăng mối liên hệ của chúng ta với Chúa Giêsu, cho nên họ đều cố gắng tham dự Thánh Lễ càng thường xuyên càng tốt.

    Thánh Thể và Các Bí Tích Khác

    Vì Chúa Giêsu hiện diện thật sự dưới hình bánh và rượu, nên Bí tích Thánh Thể được gọi là Bí tích cao trong nhất trong các Bí Tích. Như thánh Tôma Aquinô, vị thầy và là vị thánh lừng danh đã nói: Bí tích cao quí nhất là bí tích có sự hiện diện thật sự Mình Thánh Chúa Giêsu. Bí tích Thánh Thể là chóp đỉnh của các Bí Tích.

    Bí tích Rửa tội làm ta trở nên chi thể của Hội Thánh và ban cho ta quyền được rước Thánh Thể. Các ơn Chúa Thánh Thần mà ta lãnh nhận lúc chịu Thêm Sức, giúp ta hiểu và yêu mến Thánh Thể như những Kitô hữu Công giáo trưởng thành. Bí tích Giải Tội xóa sạch tội lỗi và giúp ta đi chịu lễ với tâm hồn trong sạch. Bí tích Xức dầu ban sức mạnh và tẩy rửa ta được sạch và chuẩn bị một cách đặc biệt những người sắp rước Chúa Giêsu lần cuối cùng tại thế này. Bí tích Truyền Chức Thánh ban cho ta những linh mục để dâng lễ và truyền phép bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô. Trong Bí tích Hôn Phối, nơi mà Chúa Giêsu đã tỏ tình thương của Ngài đối vơí ta mà ban cho ta Thịt và Máu Ngài.

    Rước Mình Thánh Chúa Giêsu cách Xứng Đáng

    Chúng ta chỉ lớn lên trong ơn thánh bằng việc rước Mình Thánh Chúa cách xứng đáng. Một số người có thể đi chịu lễ cả trăm lần, nhưng họ không có lòng tin vào Chúa Giêsu và ao ước yêu mến Ngài, thì những lần rước lễ ấy không đem ích lợi gì cho họ. Nên có một vấn đề rất quan trọng là: Lam thế nào tôi có thể chuẩn bị tức dọn mình kỹ lưỡng nhất để đến đón nhận Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể? Giáo Hội có chỉ dẫn vài luật lệ khôn ngoan để giúp ta:

    Thứ nhất không bao giờ nên rước Chúa Giêsu nếu ta có tội trọng trong linh hồn. Trước tiên ta phải xưng tội với một linh mục và được giải sạch tội ấy đã. Nếu chỉ phạm tội nhẹ, ta phải ăn năn xin Chú athứ tha trong khi làm nghi thức sám hội ở đầu lễ.

    Thứ hai, ta phải có lòng tin vào sự hiện diện thật của Chúa Giêsu và thưa với Ngài rằng ta tin điều ấy. Thánh Phaolô nói với các tín hữu Corintô rằng: Kẻ ăn Mình Chúa và uống chén của Chúa cách bất xứng, sẽ mắc tội đối với Mình và Máu Chúa. . . kẻ ăn và uống mà không ý thức được đó là Mình Chúa, tức là ăn và uống án phạt cho mình. (1 Cor 11:27,29).

    Cuối cùng, ta phải giữ chay lòng trước khi rước lễ. Nghĩa là không được ăn hay uống gì (trừ nước lã và thuốc men) một giờ trước khi chịu lễ. Đó là một hy sinh nhỏ để dâng lên Chúa Giêsu, tỏ lòng ta tành kính với Thịt và Máu Ngài như của ăn và uống đặc biệt. (Chú ý: Những ai cao niên hoặc tật nguyền, cũng như những người đang chăm sóc họ, có thể chịu Mình Thánh Chúa cho dù đã ăn hay uống một thứ gì trước thời gian đó).

    Lòng Sùng Kính Thánh Thể

    Vì Chúa Giêsu còn hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể sau Thánh Lễ, Mình Thánh được cất vào Nhà Tạm cho an toàn, để dùng cho các Thánh Lễ khác và để đem Mình Thánh cho các bệnh nhân.

    Nhưng ta không chỉ cất giữ Chúa Giêsu trong nhà thờ vì những mục mục đích thực tiễn nói trên. Ngài ngự ở đó để ta có thể đến viếng Ngài bất cứ lúc nào trong tuần. Bất cứ lúc nào ta muốn thờ lạy tạ ơn Chúa, có thể đến nhà thờ để thờ phượng Ngài trong nhà tạm. Như giữa hai người thân, ta có thể thưa với Ngài những nhu cầu của mình và xin Ngài chúc phúc cho mọi việc mình làm, chúc lành cho các bạn hựu, thân nhân, những mong mưốn và ước mơ của mình nữa. . .

    Đôi khi, Mình Thánh Chúa được lấy ra khỏi Nhà Tạm và đặt trong hào quang. Hào quang có một mặt bằng kính để ta có thể nhìn thấy Bánh Thánh (Mình Thánh Chúa ). Thường thường, có một nghi thức cầu nguyện đặc biệt và linh mục giơ cao hào quang lên chúc lành giáo dân với Chúa Giêsu hiện diện ở đó. Nghi thức này gọi là Chầu Phép Lành. Những biểu hiệu lòng mến này đối với Phép Thánh Thể được gọi là việc sùng kính Bí Tích Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục trong Hội Thánh nhiệt liệt khuyên chúng ta làm những việc sùng kính này.

    Những Chữ Nên Biết
    Chay Thánh Thể - Hào quang - Bánh thánh - Chầu Phép Lành

    Sinh Hoạt
    Câu hỏi
    1. Để rước Mình thánh Chúa cách xứng đáng, cần phải làm những việc gì?
    Thứ nhất: Phải có ơn thánh Chúa (linh hồn sạch tội trọng)
    Thứ hai: Phải nhìn và nhận định Đấng ta sắp rước lấy là ai
    Thứ ba: Phải giữ chay Thánh Thể

    2. Có ơn thánh Chúa nghĩa là gì?
    Nghĩa là có một lương tâm và linh hồn không vướng mắc tội trọng.

    3. Nếu một người rước Mình Thánh Chúa mà biết mình đang có tội trọng, thì người ấy có rước Chúa Giêsu thật sự không?
    Có, nhưng không được ơn thánh của Ngài. Thật ra người ấy phạm một tội trọng khác gọi là tội phạm thánh, và đáng sa hỏa ngục . . .

    4. Nhìn ra và nhận định Đấng sắp rước lấy nghĩa là gì?
    Nghĩa là ta phải đến với Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Thể vơí một đức tin sống động, một lòng ao ước nồng nhiệt và khiêm tốn thâm sâu, nết na.

    5. Chay Thánh Thể là gì?
    Chay Thánh Thể hiện nay chỉ đòi không ăn đồ đặc và mọi thứ nước uống dù có chất rượu hay không trong một giờ, ngoại trừ nước là thiên nhiên và thuốc men.

    6. Trong lúc nguy tử có phải giữ chay Thánh Thể trước khi rước lễ không?
    Trong lúc nguy tử có thể chịu lễ mà không cần giữ chay.

    7. Có luật buộc ta phải chịu Mình Thánh Chúa không?
    Có. Có luật buộc mọu người phải chịu Mình Thánh mỗi năm vao Mùa Phục Sinh và cả trong giờ nguy tử, như của ăn đàng, để được sức mạnh cho linh hồn trên hành trình về trời.

    8. Luật buộc rước Mình Thánh Chúa trong Mùa Phục sinh từ mấy tuổi trở lên?
    Bắt đầu từ khi trẻ em có khả năng giữ bổn phận này với những tâm trạng thích đáng, nghĩa là vào khỏang 7 tuổi.

    9. Rước lễ thường xuyên có phải là việc tốt và hữu ích không?
    Thư là việc rất tốt lành và hữu ích; nếu được thì nên rước lễ hằng ngày, miễn là luôn biết chuẩn bị tâm hồn kỹ lưỡng.

    10. Sau khi rước lễ, Chúa Giêsu kưu lại trong ta bao lâu?
    Thưa Ngài ở trong ta bao lâu còn dạng bánh thánh.

    11. Chúa Giêsu có hiện diện trong mọi Bánh Thánh đã truyền phép trên khắp hoàn cầu không?
    Có. Chúa Giêsu đều hiện diện trong mọi Bánh Thánh đã truyền phép trên khắp hoàn cầu.

    12. Tại sao Mình Thánh Chúa được cấy giữ trong Nhà Tạm?
    Để các tín hữu có thể đến thờ lạy Chúa,
    Để họ có thể rước lấy trong lúc chịu lễ,
    Và để họ có thể nhận ra trong Thánh Thể sự trợ giúp và hiện diện thường xuyên của Chúa Giêsu Kitô trong Hội Thánh.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:38 pm




    BÀI 14: TỘI VÀ NHÂN LOẠI

    Chúng ta đã học biết rằng Thiên Chúa đã tạo dựng những người đầu tiên và đã ban cho họ ơn thánh hóa cùng nững ân huệ đặc biệt khác. Nhưng Adam và Eva đã phạm tội và bất tuân lệnh Chúa. Hậu qủa là hai người đã làm mất ơn sự sống của Chúa trong linh hồn họ. Bây giờ họ thấy rất khó mà vâng lời Chúa vì tội đã đặt luật ích kỷ trong lòng họ. Chúng ta là con cháu của Adam và Eva cũng san sẻ cùng một khó khăn ấy. Tất cả chúng ta đều cảm nghiệm nỗi thất vọng của một bản tính con người sa ngã, nghĩa là có một thân xác và một linh hồn bị suy nhược bởi tội lỗi. Thánh Phaolô đã nói ra cái khó khăn này đã làm ngài bực bội như sau:
    Tôi không hiểu được chính những hành động của tôi. Tôi không làm điều tôi muốn, nhưng tôi lại làm chính điều tôi ghét... Điều xảy ra là tôi không làm sự lành tôi muốn, còn sự dữ tôi không muốn, thì tôi lại thi hành. (Rm 7:15,19)

    Giống như vị thánh cả và tông đồ Phaolô, nhiều lần chúng ta cũng không hiểu nổi thái độ của mình. Tại sao tôi không vâng lời cha mẹ tôi? Tại sao tôi nói láo với bạn bè? Tại sao vâng giữ các giới răn là một điều khó nhọc như thế? Câu trả lời cho các câu hỏi trên có thể tóm gọn trong ba chữ này: Tội nguyên tổ. Tội nguyên tổ đã làm chúng ta suy yếu và đẩy chúng ta chọn những ước muốn cá nhân của mình trước ý muốn của Thiên Chúa. Tội làm chúng ta nghĩ đến chính mình quan trọng nhất trên đời. Nói cách khác, tội không gì khác hơn là một tin buồn.

    Nhưng Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta Tin Mừng... cho chúng ta biết rằng mình có thể được giải thoát khỏi tội nguyên tổ và lướt thắng những ác quả của nó! Chúng ta chỉ cần làm một điều là chịu phép Rửa Tội, lãnh nhận các Bí tích, vâng giữ các giáo huấn của Chúa Giêsu và chuyên chăm cầu nguyện. Và Chúa sẽ làm phần còn lại. Nhưng còn có vài điều chúng ta phải canh chừng khi cố gắng sống đời sống này trong Chúa Kitô: Đó là cám dỗ và tội.

    Những Lời Hứa Dối Trá của Cám Dỗ

    Cám dỗ là lôi cuốn vào tội lỗi. Cám dỗ đến trước khi chúng ta phạm tội và nói cho chúng ta biết rằng điều gì xấu sẽ là điều tốt cho chúng ta lúc đó. Có ba điều dẫn đến cám dỗ: Thế gian, xác thịt và ma quỷ.

    Thế gian
    Thế gian, nghĩa là tất cả những người hoặc tạo vật dụ chúng ta đi xa lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Có thể bạn có một người bạn không ưa Chúa Giêsu hay Tin Mừng của Ngài. Người ấy nghĩ rằng các cuộc liên hoan và lạm dụng bản năng giới tính còn quan trọng hơn là Chúa hay tôn giáo. Mỗi khi bạn sống với người ấy, dường như bạn làm điều xấu hơn thường lệ. Trong thâm tâm, bạn biết người ấy có một ảnh hưởng xấu trên bạn. Người ấy được coi là một ví dụ của cái làm chúng ta bị cám dỗ bởi thế gian.

    Xác thịt
    Xác thịt, nghĩa là những dục vọng nội tâm của chúng ta. Có bảy xu hướng ngang trái dẫn đến tội lỗi:
    Tính kiêu ngạo: Là sự đánh giá quá đáng về chính mình.
    Tính tham lam: Là sự ham muốn vô kiềm chế về những của cải vật chất như tiền
    bạc, quần áo.
    Tính mê dâm dục: Là sự ham muốn vô kiềm chế về những thú vui xác thịt.
    Tính nóng giận: Là cảm tính vô kiềm chế về những bực mình và những gì đối
    nghịch.
    Tính mê ăn uống: Là sự sử dụng vô kiềm chế về sự ăn uống.
    Tính ghen ghét: Sự mất hạnh phúc hay bất mãn về số may mắn hoặc thành công
    của người khác.
    Tính lười biếng: Lười biếng hoặc cẩu thản trong việc tốt phải làm và thực hành
    nhân đức, vì nó đòi bỏ công sức và cố gắng để làm việc ấy.

    Ma Quỷ
    Ma quỷ nghĩa là Satan và các thần linh xấu khác làm ra sức làm chúng ta bất tuân luật Chúa. Chúng ghét đời sống Kitô hữu. Thánh Phêrô khuyến cáo mọi Kitô hữu hãy tỉnh thức chống lại Satan và các cuộc tấn công thiêng liêng của nó: Anh em hãy tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của nah em như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự. (1 Pet 5:8-9)

    Cám dỗ thường đến với chúng ta qua những dịp tội. Có thể là người, nơi chốn hay sự vật làm chúng ta phạm tội cách dễ dàng. Sau đây là vài thí dụ:
    Những bạn bè không có lòng kính trọng đạo,
    Phim ảnh hay sách báo quảng cáo những bừa bãi dục tính hoặc việc sử dụng sai
    trái về các năng lực dục tính,
    Những buổi liên hoan mà các người tham dự sử dụng ma tuý và rượu mạnh.
    Bước đầu tiên để thắng được tội là biết cái gì dẫn chúng ta đến tội lỗi. Rồi chúng ta sẽ biết xa tránh cái gì, xa tránh những ai, nếu thực sự chúng ta muốn hưởng Nước Trời.

    Tội và Những Ác Quả của Nó

    Tội là sự xúc phạm đến Chúa trong tư tưởng, lời nói, việc làm hoặc sao lãng không làm. Ví dụ:
    Thật sự ghét một người nào đó trong trí mình là phạm tội tư tưởng,
    Sử dụng danh Chúa cách bất kính là một tội trong lời nói,
    Say sưa rượu chè hay ăn cắp một cái gì là phạm tội bằng việc làm,
    Không đi dự lễ Chúa Nhật mà không có lý do chính đáng là phạm tội vì thiếu sót hoặc chểnh mảng không chịu làm...

    Có hai loại tội là tội nguyên tổ và tội hiện tại (tội riêng mình phạm). Tội nguyên tổ như đã học là tội đầu tiên do Ađam và Evà phạm. Tất cả chúng ta đều thông dự vào tội ấy vì là con cháu Ađam theo xác thịt (tội này truyền lại theo bản tính vì là người). Còn tội hiện tại là những tội bản thân chúng ta phạm. Tội này có thể nặng hay nhẹ.

    Tội Trọng
    Tội trọng (hay tội nặng) là điều ác tệ hại nhất trên đời, vì tội trọng giết đời sống Thiên Chúa trong chúng ta. Bạn cứ thử nghĩ đến những sự ác kinh hoàng nhất trên thế giới này: Giặc giã, bão lụt, động đất, bệnh tật..., nhưng không có một sự ác nào trong các sự ác ấy tai hại bằng một tội trọng. Tại sao? Vì những sự ác kia chỉ có thể giết thân xác, dù chúng kinh khủng đến đâu đi nữa! Còn tội trọng giết đời sống siêu nhiên của linh hồn và cất khỏi chúng ta khả năng được lên Thiên Đàng. Người chết trong tội trọng chỉ có một chỗ để đi tới: Đó là Hỏa Ngục. Vì chỉ một tội trọng đã đủ nói với Chúa rằng chúng ta không cần đến Người hay đến lề luật thánh của Người. Và Thiên Chúa tôn trọng tự do của chúng ta: Người sẽ cho phép chúng ta chịu khốn khổ mãi mãi trong hỏa ngục nếu đó là điều chúng ta muốn.

    Chính vì tội trọng là một sự ác tầy trời, nên chúng ta cần biết cái gì làm nên tội trọng. Có ba điều làm thành một tội trọng:
    1. Sự xúc phạm phải là một điều sai quấy cách nghiệm trọng, hay ít nhất chúng ta nghĩ điều đó là điều nghiêm trọng. Bất tuân cách nghiêm trọng 10 giới răn hoặc các giáo huấn và giáo luật của Hội thánh là một tội trọng. Chẳng hạn: Bỏ lễ Ngày Chúa Nhật là một tội trọng, trừ khi có lý do chính đáng như đau ốm bệnh tật hoặc không có một nhà thờ địa phương ở đó. Bỏ lễ Chúa Nhật là một điều sai nghiêm trọng, vì chính Chúa truyền chúng ta phải thờ phượng Người, và Hội thánh nói phải thờ phượng Chúa bằng tham dự lễ Chúa Nhật.
    2. Chúng ta phải biết rõ ràng điều chúng ta đã chọn để nghĩ hay để làm, để nói, hay để không làm, là điều sai quấy cách nghiêm trọng. Chẳng hạn: Nếu thật sự không biết dự lễ Chúa Nhật là một bổn phận nghiêm trọng phải làm, thì không mắc tội trọng khi lỡ không tham dự Thánh Lễ.
    3. Chúng ta phải lựa chọn cách tự do để phạm tội. Tioếp tục vì dụ Thánh Lễ Chúa Nhật, nếu bị hụt Thánh Lễ Chúa Nhật vì xe bị hư trên đường đi đến Nhà Thờ, vì ta không tự do chọn không đi lễ, do đó, không phạm tội. Nhưng nếu vì lười biếng và không muốn ra khỏi giường đúng giờ, và vì thế hụt lễ Chúa Nhật, như thế đã tự do chọn không đi lễ, nên có tội trọng.

    Tội Nhẹ
    Tội nhẹ là những xúc phạm không nghiêm trọng đến luật thánh của Chúa. Nó làm suy yếu mối quan hệ của chúng ta với Chúa, nhưng không phá hủy mối quan hện ấy như tội trọng. Chúng ta phải cố gắng diệt trừ những tội nhẹ này, vì có thể thành một thói xấu trong chúng ta, dẫn chúng ta dần đến phạm tội trọng. Hãy cố gắng yêu mến Chúa hoàn hảo đến độ chúng ta sẽ không dám làm mất lòng Người ngay cả trong những việc nhỏ mọn.

    Vai Trò Của Lương Tâm

    Giáo Hội Công Giáo luôn dạy rằng con người phải nghe theo tiếng lương tâm của mình hầu làm việc lành và tránh điều dữ. Với hai chữ lương tâm, chúng ta muốn nói đến khả năng mọi người có để phán đoán điều gì là phải, điều gì là sai trái trong mọi việc làm của chúng ta.

    Vì chúng ta phải hành động hợp với lương tâm của mình, nên đào tạo một lương tâm thiện hảo là điều tối quan trọng. Chúng ta đào tạo lương tâm bằng cách học hỏi những gì Hội Thánh dạy và lằng nghe những người mà Thiên Chúa đặt lên để dẫn dắt chúng ta, như cha mẹ, thầy dạy, linh mục vv. . . Nếu bị bối rối không thể phân biệt đúng sai, chúng ta cần phải hỏi cha mẹ hay linh mục về điều đó. Lơn lên trong sự hiểu biết điều phải điều trái rất cần thiết cho Bí Tích Hòa Giải.

    Những Chữ Nên Biết
    Tội - Cám Dỗ - Dịp Tội - Tội Trọng - Tội Nhẹ - Lương Tâm

    Sinh Hoạt
    Câu Hỏi:
    1. Tội là gì?
    Tội là một sự xúc phạm tới Chúa vì bất tuân lề luật của Người.

    2. Tội trọng là gì?
    Tội trọng là hành động bất tuân luật Chúa trong một vấn đề nghiêm trọng, có ý thức hoàn toàn và cố tình làm điều đó.

    3. Tại sao tội trọng còn gọi là tội dẫn đến sự chết?
    Tội trọng còn gọi là tội dẫn đến sự chết vì nó làm linh hồn ta mất ơn thánh, là sự sống của linh hồn ta, cướp khỏi linh hồn hết những công nghiệp đã có, và làm mất khả năng đạt được công nghiệp mới, và làm linh hồn đáng bị phần phạt chết đời đời vĩnh viễn trong hỏa ngục.

    4. Tội nhẹ là gì?
    Tội nhẹ là một việc bất tuân luật Chúa trong việc nhẹ hơn, hoặc trong một vấn đề cũng quan trọng, nhưng làm không có ý thức hoàn toàn và không cố tình làm.

    5. Tại sao một tội khôngnghiêm trọng gọi là tội nhẹ?
    Tội không nghiêm trọng còn gọi là tội nhẹ, nghĩa là có thể tha thứ được, vì nó không làm ta mất ơn Chúa, và vì nó có thể được tha bằng lóng thống hối và các việc lành, dù không đi xưng tội.

    6. Dịp tội là gì?
    Dịp tội là bất cứ cái gì đặt ta trong cơ nguy phạm tội, dù đó là một người hay một sự vật.

    7. Chúng ta có buộc tránh dịp tội không?
    Có, chúng ta buộc phải tránh các dịp tội. Kẻ nào không tránh các dịp tội, cuối cùng sẽ sa ngã, vì ai yêu thích nguy hiểm, sẽ bỏ mạng trong đó! (Sir 3:25)



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:39 pm




    BÀI 15: THIÊN CHÚA THƯƠNG XÓT VÀ THA THỨ

    Những vị lãnh đạo tôn giáo thời Chúa Giêsu hình như đã quên sự tha thứ đầy thương yêu mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho cha ông của họ. Thay vào đó, họ chỉ nhắc đi nhắc lại cho dân nghe về đức công bình của Thiên Chúa, nhất là về sự trừng phạt mọi tội lỗi chúng ta phạm. Họ nói về Thiên Chúa như thể Người là một quan tòa tàn nhẫn thấy vui trong việc trừng phạt lên án mọi người, ngoại trừ những người có học và đạo đức.

    Nhưng khi Chúa Giêsu rao giảng cho những người này, Ngài nói với họ rằng Thiên Chúa đầy lòng thương xót và thứ tha. Thương xót có nghĩa là Thiên Chúa có lòng yêu mến và âu yếm đối với nhân loại yếu đuối. Chúa chúng ta, Thiên Chúa làm người, đã tỏ lòng thương xót ấy trong lúc tiếp xúc với người tội lỗi.

    Khi những người tội lỗi đến với Chúa Giêsu, Người không khi nào quên lãng họ hay xử đãi với họ như những người bị xã hội ruồng bỏ. Người làm cho họ cảm thấy được chú ý đến và được yêu thương. Người làm bạn với họ. Người còn kêu gọi họ làm tông đồ, như Matthêô chảng hạn; còn Maria Mađalêna thì trở nên một trong những môn đệ thân cận nhất của Người. Thái độ nhân từ của Chúa Giêsu đối với những người tội lỗi làm cho các vị lãnh đạo Do Thái rất bực mình. Một hôm, họ phàn nàn với các môn đệ của Người rằng: Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với quân thu thuế và tội lỗi? (Mat. 9:11)

    Chúa Giêsu bỏ ngoài tai nhận xét đó và nói với họ: Không phải người lành mạnh cần thầy thuốc, nhưng là kẻ đau ốm. Ta không đến kêu gọi những người công chính, mà là những kẻ tội lỗi. (Mat 9:12-13)

    Điều Chúa Giêsu muốn nói là Ngài giống như một thầy thuốc luôn lo lắng vì sức khỏe của dân. Ngài là vị lang y của trời, đến để chữa lành bệnh tật do tội lỗi gây ra cho linh hồn chúng ta. Ngài đến để ban ơn tha thứ và giải thoát khỏi tội lỗi của mỗi người trong chúng ta.

    Chúa Giêsu Yêu Mến Người Tội Lỗi, Nhưng Ghét Tội

    Có vài người nghĩ rằng tình bạn hữu mà Chúa Giêsu có đối với những người tội lỗi nói lên rằng Người tán thành những ước muốn và hành động tội lỗi của họ. Điều này không đúng với sự thật. Người thương yêu mỗi người vì họ được Thiên Chúa tạo dựng nên, và Thiên Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu mến mọi người. Nhưng Người ghét mọi tội lỗi và không bao giờ Người nói tán thành tình trạng tội lỗi của họ. Chúng ta có nhớ bài trình thuật trong Tin Mừng kể về người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình không? Vài người luật sĩ và biệt phái sắp sửa giết bà ta. Nhưng Chúa Giêsu nhắc lại cho họ biết rằng họ cũng có tội. Rồi Người bảo người đàn bà ấy rằng: Hãy đi và đừng phạm tội nữa. (Jn 8:11)
    Chúng Ta Hết Thảy Cần Thay Đổi Lòng Dạ

    Như người đàn bà vừa kể trên, chúng ta hết thảy đứng trước Chúa Giêsu như những người tội lỗi đến với Người để xin ơn tha thứ. Chúng ta đến với Người trong tòa cáo giải và nhờ bí tích giải thoát tội lỗi cho chúng ta. Làm sao chúng ta có thể đi và đừng phạm tội nữa? Bằng cách thay đổi lòng dạ. Nghĩa là cần phải thành tâm cố gắng làm việc lành và tránh phạm tội, dù cho gặp nhiều khó khăn. Còn có nghĩa là chúng ta phải cố gắng nhìn sự vật như Chúa Giêsu nhìn: dành chỗ nhất cho Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, chỗ thứ hai cho tha nhân và sau cùng mới đến chúng ta.

    Một trong những phương cách thay đổi lòng dạ là dành ra ít phút mỗi ngày hoặc mỗi đêm mà suy nghĩ lại cách chúng ta đã sống trong ngày qua. Hãy ôn cách ngắn gọn Mười Giới Răn của Chúa và xem chúng ta có tuân giữa các giới răn ấy không. Làm như vậy, chúng ta sẽ thấy tội mình thường xuyên hay phạm nhất, và sẽ giúp chúng ta tránh phạm lại trong tương lai. Có một viêc thực hành rất tốt của người Công Giáo được gọi là xét mình để giúp tìm ra các tội của mình và thay đồi lương tâm. Bản Xét Mình có ở cuối chương này.

    Một cách thức khác nữa giúp lớn lên trong việc thay đổi lương tâm là nhớ đến lúc chúng ta sẽ chết phải ra đứng trước mặt Chúa để chịu phán xét. Lúc đó chúng ta sẽ không còn thì giờ để thay đổi lối sống nữa. Và chúng ta sẽ đi đến một trong ba nơi này: Thiên Đàng, Hỏa ngục và Luyện ngục. Thiên Đàng dành cho những người đã cố gắng hiểu biết, yêu mến và phụng sự Thiên Chúa với tất cả tấm lòng và sức lực của họ. Thiên Đàng là hạnh phúc bất tận trước mặt Thiên Chúa. Luyện ngục thì dành cho những người muốn yêu mến Chúa và phụng sự Người ở trần gian nhưng đã không thực sự cố gắng nhiều như họ có thể làm. Luyện ngục sẽ tẩy luyện họ khỏi lòng ích kỷ của họ và chuẩn bị cho họ được vào Thiên Đàng. Hỏa ngục sẽ dành cho những ai chết mà không có lòng yêu mến Chúa. Lúc còn sống, họ chỉ nghĩ tới thỏa mãn các dục vọng ích kỷ của họ và không nghĩ gì đến việc yêu mến Chúa và tuân giữ luật của Người. Hỏa ngục là hình phạt các tội lỗi mà không bào giờ hết. Những kẻ ở Hỏa ngục thì cách xa Thiên Chúa đời đời!

    Một phương cách để thay đổi lương tâm là đi xưng tội thường xuyên, ít nhất một tháng một lần. Theo cách ấy, chúng ta sẽ được tha tội và được lãnh nhận sức mạnh cần thiết để có thể tránh tội lỗi trong tương lai. Tuy xưng tội chỉ cần thiết khi chúng ta phạm tội trọng, nhưng xưng tội nhẹ cũng ban cho chúng ta ơn bí tích. Nó giúp cách thiêng liêng trong việc tránh những tội mà chúng ta đã xưng, kể các các tội nhẹ. Cha giải tội cũng sẽ cho chúng ta những lời khuyên để sống đời sống Đạo tốt hơn.

    Hãy Vác Thánh Giá Của Con và Theo Ta

    Một hôm Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người: Nếu ai muốn theo Ta, thì hãy từ bỏ chính mình, vác khổ giá của mình và hãy theo Ta. (Mat 16:24) Người gọi Ta cũng hãy làm như vậy. Nghĩa là chúng ta phải họ từ bỏ những ham muốn ích kỷ của mình bằng cách làm những việc thống hối. Vài ví dụ thống hối: Không ăn (hoặc không ăn vặt) giữa các bữa cơm, hoặc tình nguyện rửa chén đĩa. Nhờ làm những việc nhỏ mọn ấy mà mình không thích, vì lòng yêu mến Chúa, chúng ta sẽ củng cố ý chí của mình. Rồi khi cám dỗ phạm tội đến, chúng ta sẽ được chuẩn bị kỹ hơn để nói “KHÔNG” với các cám dỗ.

    Thánh Đaminh Saviô, một em thiếu nhi chúng ta đã được nghe chuyện trong một bài trước đây, đã thực hiện việc thay dạ đổi lòng theo phương cách này. Em học ghét tội và yêu mến Chúa bằng cách xét lương tâm mỗi tối, đi xưng tội hàng tuần, rước lễ thường xuyên và từ bỏ những ước muốn ích kỷ nhờ các việc thống hối. Chúng ta cũng có thể dễ dàng thay đổi lòng dạ như vậy!

    Những Chữ Nên Biết
    Lòng thương xót - Thay đổi lòng dạ - Xét mình - Thống hối

    Sinh Hoạt
    Câu hỏi
    1. Làm thế nào để xét mình?
    Xét mình là nhớ lại các tội mình đã phạm trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót quên làm, nghịch với các giới răn của Chúa, nghịch vơí lời dạy của Hội thánh, và nghịch với việc bổn phận của mình kể từ lần xưng tội trước.

    2. Khi xét mình, có cần tìm biết đã phạm tội bao nhiêu lần không?
    Thưa chúng ta phải tìm biết cách kỹ lưỡng đã phạm tội trọng bao nhiều lần.

    3. Ăn năn thống hối là gì?
    Thưa là buồn phiền và chê ghét những tội chúng ta đã phạm, và dốc lòng chừa không dám phạm tội nữa.

    4. Có bao nhiêu các thống hối?
    Có hai các ăn năn thốnghối: Ăn năn cách trọn và không trọn.

    5. Ăn năn cách trọn là gì?
    Thưa là chê ghét các tội chúng ta đã phạm ví xúc phạm đến Chúa là Cha chúng ta, là Đấng tốt lành và yêu thương vô cúng, và vì các tội ấy là nguyên nhân làm cho Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta phải chịu nạn và chịu chết.

    6. Tại sao gọi là ăn năn tội cách trọn?
    Thưa vì lòng ăn năn ấy phát xuất từ một động cơ trọn lành, nghĩa là tự lòng yêu mến của con cái đối với Chúa, và vì cách này làm cho chúng ta được tha tức khắc các tội đã phạm, cho dù có bổn phận phải xưng tội sau đó.

    7. Ăn năn tội cách chẳng trọn là thế nào?
    Thưa là buồn phiền về các tội đã phạm vì sợ sa xuống hỏa ngục và những hình phạt đời này, hoặc cũng vì tội lỗi là xấu xa.

    8. Tại sao lại gọi là Ăn năn tội cách không trọn?
    Thưa vì nó phát xuất từ những động cơ không trọn lành, những động cơ dành cho những nô lệ hơn là con cái, và vì nó không nhận được sự tha thứ các tội đã phạm trừ khi đi xưng tội.

    9. Có cần phải thống hối về tất cả các tội lỗi chúng ta đã phạm không?
    Có, cần phải thống hối vế tất cả các tội chúng ta đã phạm, không trừ tội nào, và cũng nên ăn năn về cả các tội nhẹ mình phạm nữa.

    10. Tại sao cần phải ăn năn về tất cả các tội trọng của chúng ta?
    Thưa vì mỗi tội trọng xúc phạm đến Chúa cách nặng nề, làm chúng ta mất ơn nghĩa thánh và làm chúng ta xa cách Thiên Chúa đời đời.

    11. Mục đích của việc đền tội là gì?
    Mục đích của việc đền tội là quyết tâm vững vàng không bao giờ phạm tội nữa và cũng quyết tâm xa tránh dịp tội.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:40 pm




    BÀI 16: BÍ TÍCH GIAO HÒA

    Thiên Chúa gọi mỗi người chúng ta lãnh nhận đời sống mới trong Người, đời sống ơn thánh hóa. Chúng ta lãnh nhận sự sống này lần đầu trong nước Rửa tội, được sạch tội và trở nên đền thờ của Chúa Thánh Thần. Nhưng còn về những tội chúng ta phạm sau khi chịu Rửa tội thì sao? Làm thế nào để được tẩy sạch lần nữa? Nhờ Bí tích Giải tội kỳ diệu (còn gọi là Hòa Giải) là ân huệ của tình thương và lòng lân tuất của Chúa đối với dân Người.

    Trong đêm Chúa Giêsu phục sinh, Ngài đã hiện ra cho các tông đồ của Ngài và ban cho họ quyền năng để cử hành Bí Tích này. Thánh Gioan, một nhân chứng nhãn tiền của biến cố ấy đã thuật lại:
    Vào lúc xế chiều, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu đã đến, đúng giữa họ và Ngài nói: Bình an cho các con! Nói thế rồi, Ngài cho họ thấy tay và cạnh sườn Ngài. Các môn đệ mừng rỡ, vì được thấy Chúa. Một lần nữa, Ngài nói với họ: Bình an cho các con! Cũng như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Nói thế rồi Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ: Hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Các con tha tội cho ai thì tội họ được tha; các con cầm tội ai, thì tội họ bị cầm giữ. (Jn 20:19-23)

    Bởi những lời này, Chúa Giêsu ban cho các tông đồ quyền tha tội, một quyền chỉ có Thiên Chúa mơí làm được! Điều ấy làm sao được? Vì Chúa Giêsu thông chia cho họ sứ mạng của Ngài là Đấng Cứu Thế. Họ phải đi khắp thế gian để tha tội như Ngài đã làm. Chúa Kitô đã thông chia cho họ quyền giảng dạy và cũng ban cho họ quyền năng biến bánh và rượu thành Thịt và Máu Ngài, thì bây giờ Ngài cũng ban cho họ quyền tha tội. Thánh Phaolô nhắc lại cho các tín hữu đầu tiên vế quyền năng này của chức linh mục: Chính Thiên Chúa là Đ6áng trong Đức Kitô mưu cuộc giao hòa chúng ta với chính mình Người và ban cho chúng tội sứ mạng loan báo ơn giao hòa. Việc này làm chúng tôi trở nên sứ giả của Chúa Kitô. Như thế, chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. (2Cor 5:19-20)

    Tìm Hiểu Bí Tích Giao Hòa

    Chúng ta có thể hiểu Bí Tích này hơn bằng cách suy niệm lại lời Chúa Giêsu đã dùng khi ban Bí Tích này cho Giáo Hội.

    Bình an cho các con: Lời này nói lên rằng Chúa Giêsu ban cho ta Bí tích như là một phương thế để có bình an thật sự trong đời sống chúng ta. Nhờ Bí Tích này, Ngài xóa hết tội lỗi chúng ta, và giải thoát lương tâm tội lỗi của chúng ta đã làm chúng tamất sự bình an nội tâm.

    Như Cha đã sai Con: Lời này nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu là sứ giả của Thiên Chúa Cha. Sứ giả là người được người khác sai đi để nói ra một sứ điệp quan trọng. Sứ điệp mà Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta là Tin Mừng Cứu Độ - là chân lý làm cho chúng ta được cứu khỏi tội lỗi và hỏa ngục nếu chúng ta muốn theo Người.

    Vậy Ta cũng sai các con: Lời này nhắc lại đoạn thư Thánh Phaolô chúng ta vừa đọc, trong đó thánh Phaolô tự gọi mình và những linh mục là những sứ giả của Chúa Kitô. Như Cha đã sai Chúa Giêsu để tha tội chúng ta, thì bây giờ Chúa Giêsu cũng sai các linh mục của Ngài làm như vậy.

    Hãy nhận lãnh Chúa Thánh Thần: Hãy nhớ lại chương về Bí Tích Thêm Sức nói đến Chúa Thánh Thần đầy quyền năng. Đây là quyền năng của Thiên Chúa và chỉ quyền năng ấy mới có thể tha tội. Khi đi xưng tội, linh mục tha tội cho chúng ta bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Linh mục không thể tự ý làm gì được, vì linh mục cũng là một người và cũng có tội như mọi ngươì, nhưng với tư cách là linh mục, ngài có quyền năng này.

    Nếu các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha: Lời này nhắc chúng ta là: Chúa Giêsu có ban cho các tông đồ thật sự quyền tha thứ tội và gia hòa. Rồi đến phiên các ngài lại trao quyền này cho các linh mục khác cho tới ngày nay. Chúng ta không phải thắc mắc làm sao Thiên Chúa tha tội cho chúng ta khi đi xưng tội, vì chúng ta nắm vững lời Chúa Giêsu đã nói!

    Nếu các người cầm buộc ai, thì tội người ấy bị cầm buộc: Lời này nhắc chúng ta rằng linh mục cũng có thể từ chối không tha tội cho chúng ta. Nếu ngài đòi chúng ta phải từ bỏ một việc làm tội lỗi là chúng ta nói không được, thì ngài sẽ không giải tội cho chúng ta. Tại sao? Vì việc đó chứng tỏ chúng ta không thật sự thống hối tội lỗi; và còn muốn phạm tội đó nữa. Tội chỉ được tha khi nào chúng ta có lòng thống hối thật sự và hứa sẽ tránh các tội ấy trong tương lai.

    Dấu và Hiệu Quả của Bí Tích Giao Hòa

    Cũng như các Bí tích khác, Bí tích Giải tội có dấu riêng của nó. Dấu của việc Sám hối, trước tiên là xưng tội, hay nói ra cho linh mục nghe những tội của chúng ta..tội, mà linh mục vừa đọc vừa làm dấu Thánh Giá trên chúng ta.

    Dấu này nói cho biết Bí tích Giải Tội ban cho linh hồn chúng ta những hiệu quả nào. Dấu của việc khai thú tội cho thấy là các tội chúng ta vừa khai ra sẽ được tẩy sạch. Dấu của lời giải tội cho biết là các tội ấy đã được tha. Dấu Thánh Giá mà linh mục làm trên người chúng ta với tay của ngài nói lên rằng các tội lỗi được tha chỉ vì Chúa Giêsu đã chịu chết trên Thánh Giá vì các tội ấy. Nếu biết dọn mình đúng mức để lãnh nhận Bí tích này thì Chúa sẽ làm những sự lạ lùng cho chúng ta.

    Thứ nhất, Người tẩy sạch các tội lỗi chúng ta đã xưng ra, và phục hồi đời sống ơn thánh cho linh hồn nếu chúng ta đã làm mất nó vì tội trọng. Nếu chỉ có những tội nhẹ để xưng, Chúa gi a tăng ơn thánh Người trong chúng ta và củng cố tình nghĩa của chúng ta với Người. Nếu không làm mất sự sống của chúng ta với Chúa vì tội trọng, thì cũng là việc tốt lành khi lãnh nhận bí tích Hòa Giải.

    Thứ hai, Bí tích này còn xóa phần phạt mà chúng ta đáng chịu vì tội mình đã phạm. Dĩ nhiên hình phạt này được tha nhiều hay ít là tuỳ lòng thống hối của chúng ta nhiều hay ít và đã dốc lòng chừa tội trong tương lai đến mức nào. Hình phạt này giống như hình phạt cha mẹ ra cho chúng ta khi bất tuân lời các ngài. Nếu cha mẹ thấy chúng ta đang cố gắng thật sự ăn năn vì những gì đã làm ngịch lại sự mong đợi của các ngài và chúng ta đang cồ gắng đền bù lại sự bất tuân, thì các ngài sẽ giảm bớt hình phạt, hay còn có thể huỷ bỏ luôn nữa. Với tội đã phạm, chúng ta có thể đền bù hoặc ở đời này bằng lời cầu nguyện và những việc ăn năn, hoặc trong đời sau bằng chịu tẩy luyện ở luyện ngục.

    Cuối cùng, trong Bí Tích Giao Hòa, Chúa ban cho chúng ta tất cả những hiện sủng cần thiết để có thể làm việc lành và tránh tội trong tươn glai. Người ân thưởng lòng trung thực của chúng ta khi đi xưng tội bằng những ơn trợ giúp cần thiết để lướt thắng nhữngt ham mưốn và hành động tội lỗi chúng ta đã xưng ra. Chẳng hạn, nếu chúng ta đã xưng tội nói dối và phạm những hành động lỗi đức thanh tịnh, Chúa sẽ ban sức mạnh để chúng ta trung thành và thanh tịnh trong những ngày sắp tới.

    Phải Làm Gì Để Xưng Tội Nên

    Cần làm 5 việc sau đây:
    Xét Mình: trước khilãnh nhận Bí Tích Hòa Giải. Việc này giúp nhìn nhận mọi tội lỗi của mình.

    Thành thật thống hối ăn năn các tội đã phạm. Lòng thống hối thành thật căn cứ vào việc đã làm mất lòng Chúa, Đấng yêu thương ta vô cùng. Không có lòng thống hối chân thật, tội chúng ta sẽ không được tha.

    Quyết tâm tránh xa tội lỗi và các dịp tội trong tương lai. Nếu không định chừa bỏ các ước muốn xấu xa và những hành vi tội lỗi, thì sẽ xưng tội không nên, và linh hồn vẫn còn mắc tội như cũ.

    Thành thật xưng thú hết mọi tội lỗi với linh mục, không được cố ý dấu một tội nào vì hổ thẹn hay ngượng nghịu... Hãy nhớ rằng linh mục không rầy la hay nghĩ chúng ta là người xấu (và ngài tuyệt đối không được phép tiết lộ tội của chúng ta cho bất cứ ai, vì đó là ấn tín tòa giải tội). Ngài ngồi đó để ban cho chúng ta sự tha thứ của Chúa và ngài vui mừng vì chúng ta có lòng trung thực và can đảm mà đến tòa giải tội.

    Làm việc đền tội mà linh mục ra cho. Thường thường là vài ba kinh đọc hoặc một việc làm giúp chúng ta đền bù tính ích kỷ khi phạm tội...

    Nghi Thức Giải Tội

    Giống như các Bí Thức khác, việc cử hành bí tích giải tội cũng theo một nghi thức. Luôn luôn có một cách thức chung phải theo, dù ngồi đối diện xưng tội với linh mục hay trong tòa kín.

    Trước hết, khi bước vào tòa giải tội, linh mục đón chúng ta bằng một lời chào hỏi. Chúng ta bắt đầu làm dấu thánh giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen

    Rồi linh mục có thể đọc một đoạn sách thánh; hoặc có thể mời chúng ta xưng tội ngay. Hãy nói đã xưng tội lần cuối cách đó bao lâu. Rôi khai thú các tội của mình, tội trọng trước, tội nhẹ sau, nếu có phạm. Cần phải nói đã phạm bao nhiêu lần và những chi tiết cần thiết khi phạm những tội đó.

    Sau khi xưng tội xong, linh mục sẽ cho lời khuyên để sống đời Kitô hữu tốt hơn. Sau đó, linh mục có thể cho việc đền tội. Nếu là một kinh phải đọc, thì nên đọc trước khi ra về (tức ra khỏi nhà thờ). Nếu là một việc lành phải làm, hãy cố gắng làm việc lành ấy càng sớm càng tốt.

    Trước khi ban Lời Tha Tội (absolution), linh mục sẽ yêu cầu người xưng tội tỏ lòng thống hối bằng việc đọc kinh ăn năn tội (hoặc nói ít lời thống hối với Chúa), rồi linh mục sẽ tha tội: (Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, đã giao hòa trần gian với Người qua cái chết và sự sống lại của Con Một Người; lại đã sai Chúa Thánh Thần đến để ban ơn tha thư tội lỗi. Qua thừa tác viên của Giáo Hội, xin Chúa ban cho con ơn tha thứ và bình an. Giờ đây cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen)

    Linh mục sẽ chào từ giã với lời nguyệt tắt như: Hãy cảm tạ Chúa, vì Người là Đấng tốt lành. Người xưng tội đáp lại: Lòng thương xót của Người tồn tại đến muôn đời.

    Những Chữ Nên Biết
    Dấu của việc sám hối - Xưng tội - Giải tội - Tòa giải tội - Kinh ăn năn tội

    Sinh Hoạt
    Câu hỏi:
    1. Giải tội là gì?
    Giải tội là bí tích do Chúa Giêsu đã lập để tha thứ các tội chúng ta đã phạm sau khi chịu bí tích rửa tội.

    2. Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Giải Tội khi nào?
    Thưa khi Ngài nói với các tông đồ, và qua các tông đồ, với các người kế vị họ rằng: Hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Các ngươi tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các ngươi cầm buộc tội ai, thì tội người ấy bị cầm buộc. (Jn 20:22-23)

    3. Ai là thừa tác viên Bí Tích Giải Tội?
    Thưa là một linh mục đã được đức giám mục ban quyền giải tội.

    4. Muốn xưng tội nên thì phải làm những gì?
    Thưa phải làm 5 việc này:
    - Xét mình
    - Thống hối, ăn năn tội mình đã phạm
    - Dốc lòng chừa
    - Xưng tội mình ra với linh mục
    - Làm việc đền tội.

    5. Khai thú tội (xưng tội) là gì?
    Thưa là nói những tội mà mình đã phạm (từ lần xưng tội trước) cho cha giải tội, để có thể lãnh nhận phép Giải tội.

    6. Phải buộc xưn gthú những tội nào?
    Thưa buộc phải xưng hết các tội trọng từ trước đến nay chư axưng; hoặc chưa xưng đúng cách mà hội thánh dạy. Nếu có tội nhẹ mà xưng là một điều rất đáng làm.

    7. Phải xưng các tội trọng cách nào?
    Thưa phải xưng cách đầy đủ, không để tính xấu hổ thắng ta, làm ta che giấu một vài tội trọng nào đó. Chúng ta cần phải khai thú về loại tội gì và số tội, cả những hoàn cảnh có thể làm ra một tội trọng mới.

    8. Nếu không nhớ rõ số tội trọng đã phạm thì phải làm gì?
    Lúc đó phải nói cho Cha giải tội biết con số gần đúng nhất.

    9. Tại sao không được giấu tội vì xấu hổ?
    Vì chúng ta xưng tội đó ra với Chúa Giêsu qua bản thân linh mục giải tội, và vị linh mục này không thể tiết lộ một tội nào cho dù phải hy sinh mạng mình. Hơn nữa nếu giấu tội trọng, thì sẽ không được tha về tội ấy và cũng sẽ xấu hổ trước mặt mọi người trong ngày phán xét chung.

    10. Khi giấu tội trọng vì xấu hổ hay vì bất cứ lý do gì, có xưng tội nên không?
    Thưa sẽ xưng tội không nên, mà còn phạm thêm tội phạm sự thánh.

    11. Khi xưn g tội không nên thì phải làm gì?
    Thư aphải đi xưng tội lại và cũng xưng tội phạm sự thánh mà mình đã phạm.

    12. Khi bỏ sót hay quên một tội trọng mà không cố ý, thì có xưng tội nên không?
    Thưa vẫn xưng tội nên, nhưng buộc phải xưng tội quên hay sót đó trong lần xưng tội tới.

    13. Giải tội là gì?
    Thưa là lời phán quyết bởi đó, linh mục nhân danh Chúa Giêsu tha tội cho người xưng tội, khi nói: Cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen

    14. Khi tội được tha bởi lời giải tội, phần phạt đáng chịu vì tội có được tha luôn không?
    Khi tội xưng ra được tha bởi lời giải tội, thì phần phạt đời đời đáng chịu vì tội đã phạm cũng được tha luôn. Nhưng nếu không có lòng ăn năn hối cài cách trọn, thì thường vẫn còn phải đền bù cách nào đó ở đời này hoặc đời sau.

    15. Đền tội là gì?
    Thưa là một việc lành do cha giải tội dạy làm để phạt và sửa trị người có tội và để xóa bỏ phần phạt đáng chịu vì tội đã phạm.

    16. Lúc nào là thời gian thuận tiện để làm việc đền tội?
    Thưa nên làm càng sớm càng tốt, trừ khi cha giải tội ấn định thời gian đặc biệt để làm việc ấy.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:40 pm




    BÀI 17: BÍ TÍCH XỨC DẦU

    Ngay quyển sách đầu tiên của Kinh Thánh đã dạy chúng ta rằng đau khổ và bệnh tật là hậu quả của tội nguyên tổ. Trước khi có tội này, Adam và Eva không có đau khổ, bệnh tật hay phải chết.

    Khi Chúa Giêsu đến trong thế gian, Ngài có một tình thương và sự ân cần đặc biệt đối với các bệnh nhân và những người sắp qua đời. Ngài đã làm nhiều phép lạ để cứu giúp những người đau khổ này. Ngài đã làm cho người mù được thấy, người câm nói được, gân cốt người bất toại được mạnh lại, và Ngài làm cho cả người chết được sống lại. Bạn có thể hình dung ra được nỗi vui mừng tràn ngập tâm hồn mọi người khi họ thấy những bạn bè đau yếu của họ được chữa lành hoặc các thân nhân của họ bị bại xụi lại đi được không? Chắc họ phải kêu lớn lên rằng: Tin Mừng đã đến với chúng ta thật rồi!

    Nhưng đối với Chúa Giêsu, cứu chữa linh hồn còn quan trọng hơn nữa. Ngài đã không chữa cho tất cả mọi người, vì những lý do chỉ một mình Ngài biết thôi. Để tỏ cho thấy rằng Ngài không bỏ rơi những người bệnh và những người đau khổ, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhận. Nhờ bí tích này, Ngài ban cho những chi thể đau khổ của Giáo Hội sự nâng đỡ thiêng liêng hầu giúp họ biết lợi dụng sự đau khổ của mình mà đạt tới sự trọn lành về phần thiêng liêng, để chữa lành họ nếu đó là thánh ý Chúa, và để chuẩn bị họ chết lành khi giờ chết đến.

    Chúa Giêsu Thông Chia Quyền Năng Chữa Bệnh Của Ngài

    Trong thời gian Chúa Giêsu rao giảng tại thế, Ngài có một tình thương và sự ân cần đặc biệt đối với các bệnh nhân và các người sắp qua đời. Ngài đã làm nhiều phép lạ để cứu giúp những người đau khổ này. Ngài đã làm cho người mù được thấy, người câm nói được, gân cốt người bất toại được mạnh lại, và Ngài làm cho cả người chết được sống lại. Bạn có thể hình dung được nỗi vui mừng tràn ngập tâm hồn mọi người khi thấy những bạn bè đau yếu của họ được chữa lành, hoặc các bệnh nhân của họ bị bại xụi lại đi được không? Chắc họ phải kêu lớn lên rằng: Tin Mừng đã đến với chúng ta thật rồi!

    Nhưng đối với Chúa Giêsu, cứu chữa linh hồn còn quan trọng hơn nữa. Ngài đã không chữa cho tất cả mọi người, vì những lý do chỉ mình Ngài biết mà thôi. Để tỏ cho thấy rằng Ngài không bỏ rơi những người bệnh và những người đau khổ, Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Nhờ bí tích này, Ngài ban cho những chi thể đau khổ của Giáo Hội sự nâng đỡ thiêng liêng để giúp họ lợi dụng sự đau khổ của mình đạt tới sự trọn lành về phần thiêng liêng, chữa lành họ nếu đó là ý Chúa, và chuẩn bị họ chết lành khi giờ chết đến.


    Chúa Giêsu Thông Chia Quyền Năng Chữa Bệnh Của Ngài

    Trong thời gian Chúa Giêsu rao giảng tại thế, Ngài đã thông chia cho các môn đệ quyền năng chữa bệnh của Ngài. Thánh Marcô, một bạn thân của thánh Phêrô tông đồ, đã kể lại việc này như sau:
    Chúa Giêsu gọi nhóm mười hai lại và sai đi từng hai người một. Ngài ban cho các ông quyền trừ quỷ... Các ông đi rao giảng kêu gọi người ta ăn năn sám hối. Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh. (Mc 6:7,12-13)

    Sau khi Chúa Giêsu sống lại, các môn đệ của Ngài tiếp tục sử dụng quyền năng chữa bệnh này trong Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân. Thư thánh Giacôbê tông đồ kể lại rằng các linh mục thường dùng dầu thánh và đọc những kinh đặc biệt để tha tội cho bệnh nhân và ngay cả phục hồi sức khỏe cho họ nữa:
    Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các vị kỳ mục của Hội thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh, người ấy sẽ được Chúa cho bình phục, và nếu đã phạm tội thì sẽ được Chúa thứ tha. (Giacôbê 5:14-15)

    Nhiếu người Công giáo không nghĩ rằng bí tích này có năng lực chữa lành họ cả xác lẫn hồn. Dĩ nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào ý định mà Thiên Chúa đã có về sự sống của người bệnh nữa. Có thể sự đau khổ mà một người phải chịu, giúp họ đền các tội của họ và khi họ chết, họ có thể lên thẳng Thiên Đàng. Hoặc có thể đây là lúc họ phải rời thế gian này mà về quê thật của họ để ở cùng Chúa. Nhưng sự kiện này vẫn còn: đó là có nhiều linh mục đã chứng kiến Bí tích Xức Dầu có hiệu quả chữa lành cả thể xác thực sự.


    Mục Đích Của Bí Tích Này

    Suốt 12 thế kỷ đầu của Kitô giáo, Bí tích này được coi là một bí tích để chữa lành cả xác lẫn hồn. Các Kitô hữu lãnh nhận bí tích này mỗi khi bị bệnh năng hoặc trong cơn nguy tử có thể qua đời.

    Nhưng rồi có vài người bắt đầu có thái độ kỳ lạ đối với việc xức dầu. Họ coi đó như một dấu hiệu chắc chắn phải chết, và vì thế họ không muốn mời các linh mục đến xức dầu cho các thân nhân đau yếu của mình nữa! Họ trì hoãn bí tích này đến giờ phút cuối cùng (có khi bệnh nhân hôn mê và sắp chết), và do đó, Bí tích này được gọi là “Nghi Thức Sau Hết!”

    Ở thời đại chúng ta, Giáo hội muốn chúng ta không nên sợ việc xức dầu hoặc để hoãn lại đến phút sau cùng của giờ chết. Bí tích này có mục đích giúp bệnh nhân dọn mình chờ đón cái chết có thể xảy ra, bằng cách tẩy sạch tội và đem lại an bình cho tâm hồn bệnh nhân. Bí tích này giúp người lãnh nhận biết chập nhận ý định của Chúa về đời họ và giúp họ chết lành thánh, nếu đó là ý Chúa. Nhờ bí tích này, các bệnh nhân và những người cao niên được gặp gỡ Chúa Giêsu. Ngài đến để ban cho họ bình an và sự an ủi của Ngài. Công Đồng Vatican II xác định:
    Bí tích Xức Dầu phải được cử hành, không phải lúc sắp chết, nhưng là khi người Kitô hữu bắt đầu có nguy cơ chết vì bệnh hay vì tuối già. (Sacrosanctum concilium, III, 73)

    Dấu và Hiệu Quả của Bí Tích Xức Dầu

    Dấu hiệu đặc biệt của Bí Tích này gồm có:
    - Việc xức dầu với kẻ chết
    - Kinh nguyện kém theo mà linh mục đọc đang khi xức trán và hai tay bệnh nhân:
    Bằng việc xức dầu thánh này, xin Chúa nh6an từ cứu chữa con, nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Amen. Xin Chúa giải thoát con khòi mọi tội lỗi, cứu chữa và làm cho bệnh tật con được thuyên giảm. Amen. (Nghi thức Xức Dầu)

    Tứ dấu này, chúng ta có thể nói cái gì đang xảy ra cho người lãnh nhận bí tích này. Trước hết, người ấy được tăng cường sức mạnh thiêng liêng để chấp nhận ý định của Chúa về đời họ. Trong buổi sơ thời của Giáo Hội, “dầu” được coi như một vật ban sức mạnh. Các lực sĩ Hy Lạp thường dùng dầu để thoa trên các cơ bắp của họ trước khi chạy hay tham dự một môn thể thao nào.

    Dấu đã được làm phép là một dấu chỉ sức mạnh của Thiên Chúa và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Kế đến các tội nhẹ của bệnh nhân được tha hết.. . và cả các tội trọng nữa, nếu người ấy không thể xưng tội được- điều này chuẩn bị cho bệnh nhân để về Thiên Đàng khi họ chết. Khi linh mục xức dầu trên trán, nhắc chúng ta phải thống hối những tội về tư tưởng; và khi xức dầu trên hai bàn tay nhắc chúng ta thống hối về những tội trong hành động.

    Nghi Thức Xức Dầu

    Có thể cử hành Bí Tích Xức Dầu bất cứ nơi nào: trong bệnh viện, trong nhà thờ, tại nơi xảy ra tai nạn, hoặc trong nhà tư. Ta hãy thửa xem bí tích này cử hành trong nhà bệnh nhân như thế nào.

    Khi mời linh mục đến, gia đình bệnh nhân trải một tấm khăn trắng trên một cái bàn nhỏ. Trên bàn đặt một cây thánh giá, hai cây nến cháy và một chén nước nhỏ. Linh mục sẽ đem các thứ khác lại.

    Khi bước vào nhà, linh mục xin Chúa ban ơn lành xuống cho mọi người và rảy nước thánh phòng của bệnh nhân. Rôi Ngài giải thích mục đích và ý nghĩa của bí tích này cho cả gia đình nghe.

    Tiếp đó, hoặc là bệnh nhân lãnh nhận bí tích giải tội hoặc là mọi người hiện diện tham dự nghi thức sám hối chung. Khi mọi người đọc kinh cáo mình rồi, thì đọc một đoạn trong Sách Thánh nói về việc chữa lành và ơn tha tội. Rồi đến lúc ban chính phép Bí Tích. Linh Mục xức dầu bệnh nhân với dầu kẻ liệt và đọc lời kinh chúng ta vừa đọc. Sau khi xức dầu, ngài cho bệnh nhân rước Mình Thánh Chúa và cũng cho những ai hiện diện tại đó muốn rước. Nghi thức làm phép Xức Dầu tại nhà kết thúc bằng phép lành của linh mục.

    Các Ân Xá

    Người ta thường lãnh nhận bí tích này vào lúc tuổi già. Nhưng chúng ta không nên chờ đến phút đó để chuẩn bị chết lành thánh. Chúng ta có thể bắt đầu ngay bây giờ bằng việc cầu nguyện hằng ngày, bằng cách thường xuyên lãnh nhận các bí tích và tích trữ cho mình “kho tàng trên Trời,” (Mt 6:20) như Chúa Giêsu nói về tất cả lời cầu nguyện và các việc lành của chúng ta.

    Một cách thức chúng ta có thể làm việc này là lãnh nhận các ân xá. Đó là những của cải thiêng liêng làm rút ngắn hay ngay cả việc xóa bỏ thời gian ở trong luyện tội để đền tội chúng ta đã phạm. Tất cả những kinh nguyện và việc lành của chúng ta đều làm Chúa vui lòng. Giáo hội nhắc chúng ta điều này khi đặt những ân xá vào một số kinh nguyện và việc lành. Khi chúng ta đọc những kinh nguyện này hoặc thực hiện những việc lành cách sốt sắng, chúng ta đang chứng tỏ lòng mến Chúa của mình và như thế Người sẽ giảm phạt các hình phạt đã phạm vì tội. Các ân xá chia làm ơn toàn xá (xóa hết mọi hình phạt) và ân xá thường (chỉ xóa một phần).

    Những Chữ Nên Biết
    Xức dầu- Dầu kẻ liệt - Dấu của việc xức dầu - Ân xá .

    Sinh Hoạt
    Câu hỏi:
    1. Xức dầu bệnh nhân là gì?
    Xức dầu bệnh nhân là bí tích được Chúa Giêsu thiết lập để ban sức mạnh thiêng liêng và cả sức mạnh phần xác cho người Kitô hữu bị bệnh nặng.

    2. Ai là thừa tác viên ban Bí tích Xức Dầu?
    Thưa là linh mục, cha xứ của họ đạo hoặc một linh mục nào khác đã được phép của ngài.
    3. Linh mục xức dầu bệnh nhân cách nào?
    Thưa ngài xức trên trán và hai bàn tay bệnh nhân với dầu oliu đã được Đức Giám mục làm phép hay một linh mục trong trường hợp khẩn cấp. Ngài vừa xức dầu vừa nói: Nhờ việc xức dầu thánh này, và nhờ ơn Chúa Thánh Thần, xin Chúa nhân từ cứu chữa con. Amen. Xin Chúa giải thoát con khỏi mọi tội lỗi và làm cho bệnh con được thuyên giảm. Amen

    4. Bí tích Xức dầu sinh nhữnh hiệu quả nào?
    Bí tích xức dầu:
    - Tăng ơn thánh hóa,
    - Tẩy sạch các tội nhẹ và kể cả những tội trọng, nếu bệnh nhân không thể nói ra
    được, miễn là người ấy có lòng thống hối, tuy không trọn,
    - Ban sức mạnh để nhẫn nại chịu đựng đau khổ người ấy đang chịu, để chống trả
    mọi chước cám dỗ, và trong một số trường hợp, được chết lành thánh,
    - Và sau cùng, bí tích này cũng giúp phục hồi sức khỏe phần xác, nếu việc này
    có ích cho linh hồn.

    5. Khi nào có thể xức dầu bệnh nhân?
    Có thể cử hành bí tích xức dầu bệnh nhân mỗi khi một người ở trong điều kiện sức khỏe nguy hiểm hoặc mắc bệnh nặng, hoặc vì tuổi già.

    6. Ân xá là gì?
    Ân xá là sự tha phần phạt do tội đã phạm của chúng ta gây ra. Hội thánh ban ân xá theo những điều kiện nào đó cho những người đang sống trong ơn thánh Chúa, bằng cách áp dụng cho họ công nghiệp dư dật của Chúa Giêsu, của Đức Trinh Nữ Maria và các thánh. Những công nghiệp này tạo thành kho tàng của Hội thánh.

    7. Có mấy loại ân xá?
    Có hai loại: Ân toàn xá và ân xá thường.

    8. Ơn toàn xá là gì?
    Là ơn tha hết mọi hình phạt do tội gây ra.

    9. Ân xá thường là gì?
    Là ơn chỉ tha một phần hình phạt phần xác do tội chúng ta đã phạm.

    10. Muốn lãnh nhân ân xá phải có những điều kiện nào?
    Thưa phải có ơn thánh trong linh hồn và phải làm những việc lành được chỉ định để lãnh ân xá. Ngoài ra còn cần phải: Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng; Xưng tội và rước lễ trong vòng 8 ngày; và không còn ham thích tội nhẹ nữa.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:41 pm




    BÀI 18: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH

    Đến đoạn này chúng ta đã học được 5 Bí Tích: Rửa tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Giải Tội và Xức Dầu. Ba Bí Tích đ6àu được gọi là những Bí Tích khai tâm, vì nó dẫn chúng ta vào Hội Thánh và cho tham dự vào Hội thánh đầy đủ hơn. Hai Bí tích sau được gọi là những Bí tích chữa lành, vì xức dầu tăng cường cách đặc biệt tình bằng hữu với Chúa nơi những người đau yếu, và bí tích giải tội phục hồi sự sống Thiên Chúa trong linh hồn chúng ta, nếu có lần đã mất vị phạm tội trọng.

    Trong hai chương này, chúngg ta sẽ học hỏi về những bí tích phục vụ: Bí tích Truyền Chức Thánh và Hôn Phối. Nhờ những nghi thức thánh này, người Công giáo được Chúa gọi vào phụng sự Người và truyền bá Tin Mừng hoặc với tư cách là linh mục hoặc với tư cách là những người có gia đình. Các linh mục phụng sự Chúa bằng cách rao giảng Lời Chúa và ban các phép Bí Tích cho người Công Giáo. Những người có gia đình phụng sự Chúa bằng cách xây dựng những gia đình làm chứng ta cho Chúa Giêsu và đời sống Công Giáo ở giữa thế gian này, và bằng cách giúp đỡ nahu sống một đời sống thánh thiện.

    Chương này sẽ bàn về Bí tích Truyền Chức Thánh. Với công việc đem ơn cứu độ cho mọi người, chúng ta sẽ thấy chức linh mục Công Giáo quan trọng cho Hội Thánh thế nào.

    Chúa Giêsu Ban Cho Chúng Ta Bí Tích Truyền Chức Thánh

    Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu làm cho 12 tông đồ trở thành những linh mục đầu tiên của Giáo Hội Ngài. Khi thành lập Phép Thánh Thể, Ngài nói với họ: Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. (Lc 22:19)

    Lời truyền: Hãy làm việc này có nghĩa là Chúa Giêsu Kitô đã ban cho họ được tham dự vào quyền năng tư tế của Ngài hầu họ có thể dâng lễ hy sinh trên bàn thờ. Cùng với chức linh mục, Mười hai cũng thành những Giám Mục. Các giám mục nhận lãnh từ nơi Chúa Giêsu sự sung mãn của chức linh mục và bổn phận truyền chức linh mục cho những người xứng đáng. Thánh Clêmentê thành Rôma, là một bạn thân của các tông đồ và là vị giáo hòng thứ tư, đã viết về việc truyền chức linh mục như sau:
    Nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, các tông đồ biết rằng các ngài phải chỉ định những người khác để thay thế các ngài với chức vị Giám mục trong Hội thánh. Các ngài cũng dạy những vị này hãy chọn những kẻ kế vị họ.

    Việc truyền chức thánh được gọi là Tông Truyền. Điều này làm chúng ta tin rằng các vị giám mục của chúng ta bây giờ đã lãnh nhận thừa tác vụ của các ngài trực tiếp từ tay Chúa Giêsu qua 12 vị tông đồ. Chính vì lý do đó mà chúng ta có thể coi các giám mục của chúng ta là những người kế vị các thánh Tông Đồ.

    Một Vương Quốc Linh Mục

    Thánh Phêrô nói rằng tất cả mọi Kitô hữu được tham dự vào chức linh mục của Chúa Giêsu. Trong thư thứ nhất của ngài gửi cho tất cả các tín hữu, Ngài nói: Còn anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, dân riêng của Thiên Chúa. (1Pet 2:9)

    Điều này nhắc chúng ta rằng tất cả chúng ta đều thành linh mục trong Phép Rửa Tội, nhưng chúng ta phải nhớ rằng có nhiều cách để thực hiện chức linh mục chung này. Các giáo dân, bao gồm cả các nam nữ tu sĩ trong các cộng đoàn tu sĩ, thi hành chức linh mục của họ bằng cách dự Thánh Lễ và thờ phượng Chúa qua các kinh nguyện riêng tư. Sự kiện này được gọi là chức tư tế của giáo dân, và khác với chức linh mục được tấn phong mà một số người nhận lãnh qua việc truyền chức thánh.

    Để được lãnh Bí tích này, người ta phải được Chúa kêu gọi. Phải có một sự kêu gọi đặc biệt vì đời sống linh mục rất khó khăn. Chỉ có những người được Chúa chọn để phụng sự Người trong đời sống này mới có thể sống trung thành.

    Các Bậc Chức Thánh

    Hầu hết các người Công Giáo không nghĩ được rằng chức thánh có ba cấp bậc khác nhau, và được gọi là Phẩm Trật, do từ ngữ Hy Lạp có nghĩa là những cấp bậc quyền bính.

    Cấp bậc cao nhất của chức thánh là chức thánh của các Giám Mục. Các ngài lãnh nhận phẩm chức tư tế trọn vẹn. Chính vì thế chỉ có giám mục mới có thể tuyển chọn chức linh mục cho kẻ khác. Các ngài là bậc thầy chính thức giảng dạy về đức tin trong giáo phận của các ngài. Mọi người Công giáo phải tôn kính và vâng phục giám mục sở tại.

    Cấp bậc tiếp theo là chức linh mục. Cha xứ và cha phó của bạn thuộc về cấp bậc này. Các ngài là những phụ tá của Đức Giám mục trong việc rao giảng Lời Chúa, giáo huấn đức tin và ban các phép bí tích. Mọi linh mục đều hức vâng lời giám mục của mình. Linh mục được gọi nên thánh vì con đường tốt để dẫn dắt những kẻ khác lên thiên đàng.

    Những chi thể khác trong cấp bậc thấp nhất của chức thánh phó tế. Các phó tế là những người được truyền chức trước tiên trong Hội Thánh bởi các tông đồ, như thánh Luca đã thuật lại:
    Trong những ngày ấy, bởi môn đồ đã nên đông đão, những người gốc Hy Lạp kêu trách rằng những người góa bụa trong nhóm họ đã bị bỏ quên trong việc phân chia thực phẩm hàng ngày, nếu so sánh với những người góa bụa nói tiếng Do Thái. Vậy nên 12 vị mới triệu tập đoàn thể các môn đồ lại mà nói: Nếu chúng tôi sao lãng Lời Thiên Chúa mà đi lo giúp việc bàn ăn thì là điều không phải lẽ. Vậy anh em hãy lựa chọn lấy giữa anh em bảy người được thừa nhận, đầy thần khí và khôn ngoan, để chúng tôi bổ nhiệm vào chức vụ ấy. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ lo chuyên chăm cầu nguyện và phục vụ Lời Chúa. . . Họ đề cử những người ấy với các tông đồ, và các ngài đã cầu nguyện và đặt tay cho các ông. (Acts 6:1-4,6)

    Sự kiện này chứng tỏ các phó tế được gọi để phục vụ Hội thánh bằng cách thực hiện những việc phúc đức. Nhưng các thầy cũng giúp trong các giáo xứ mà làm phụ tá cho các linh mục trong thánh lễ, cử hành bí tích Rửa tội, chứng giám các Hôn phối, cử hành lễ nghi An Táng, chôn cất và dạy dỗ giáo dân trong đức tin. Có hai hạng Phó Tế: Những thầy đang học để tiến đến chức linh mục và những thầy được gọi đến bực sống này với tư cách là những phó tế vĩnh viễn. Thường thường các thầy này là những người đã lập gia đình và đã được phong chức để phục vụ trong giáo phận của mình.

    Dấu và Hiệu Quả của Các Chức Thánh

    Như chúng ta đã thấy trong đoạn sách vừa kể của Thánh Luca, các tông đồ truyền chức bằng cách cầu nguyện trên những người sắp được phong chức và đặt tay trên họ. Đó là cách mà bây giờ các thầy được truyền chức. Như đã thấy trong chương nói về Bí tích Thêm Sức, việc đặt tay là một nghi thức của thời xưa để chuyển thông một ân huệ thiêng liêng. Lời nguyện truyền chức cho chúng ta thầy rằng ơn huệ này là sự tham dự vào chức tư tế của Chúa Kitô. Lời nguyệïn ấy xin Chúa:
    ... ban cho những tôi tớ Chúa đây chức linh mục. Xin đổi mới thần linh thánh thiện trong họ. Nhờ ơn thánh của Chúa, xin cho họ đạt tới chức thứ nhì trong phẩm trật và xin cho họbiểu dương cách ăn ở ngay chính trong đời họ.

    Từ kinh nghiệm này, chúng ta biết Chúa gia tăng thần linh của Người trong những người này, mà ban cho các ngài những quyền năng đặc biệt của chức linh mục. Sự sống Thiên Chúa được gia tăng trong các ngài, và các ngài lãnh nhận được tất cả các ơn cần thiết để trở nên những linh mục tốt lành và thánh thiện. Cũng như bí tích Rửa tội và Thêm Sức, bí tích Truyền chức thánh cũng ghi một ấn tích (dấu thiêng liêng) trên linh hồn. Điều này chứng minh với Chúa rằng các ngài đã được kết hiệp với Chúa Giêsu, linh mục Thượng Phẩm của chúng ta.

    Một Ơn Gọi Kỳ Diệu
    Việc Chúa gọi con người tơí chức linh mục là một điều rất kỳ diệu. Đó là một trong những danh dự lớn lao nhất mà con người có thể lãnh nhận ở đời này. Chúng ta phải nhớ cầu nguyện cho các cha xứ của chúng ta mỗi ngày; đồng thời cũng xin Chúa Giêsu sai đến Hội Thánh Chúa thêm nhiều đầy tớ tốt lành và thánh thiện.

    Chúng ta phải luôn luôn tỏ lòng kính trọng các linh mục và biết rằng đời sống của các ngài dành hết cả thời giờ để dâng Thánh lễ, giải tội, khuyên nhủ giáo dân và lo đáp ứng những nhu cầu cần thiết của một giáo xứ đông đúc. Nếu các ngài sống trong lòng tin, cậy, mến Chúa, thì chắc chắn đời sống này sẽ dẫn đưa các ngài tới cõi hạnh phúc đời đời! Thánh Basiliô Cả, một giáo phụ của Hội thánh có lần đã nói: “Thừa tác vụ của chức linh mục là một công trình vĩ đại sẽ đem anh em đến Nước Trời.”

    Những Chữ Nên Biết
    Dấu của Bí tích Truyền Chức Thánh - Chức tư tế của giáo dân - phó tế linh mục - tông truyền - chức linh mục được tấn phong - giám mục

    Sinh Hoạt
    Câu hỏi:
    1. Chức thánh là gì?
    Thưa là bí tích ban cho quyền năng thi hành các viêc thánh có liên quan tới phép Thánh Thể và việc cúu các linh hồn, và khi khắc ghi ấn tích là thứa tác viên của Thiên Chúa.

    2. Ai là thừa tác viên truyền chức thánh?
    Thừa tác viên truyền chức thánh là Đức Giám Mục, người trao ban Chúa Thần và các năng quyền thánh bằng cách đặt tay, vừa nói lời theo công thức đã ấn định.

    3. Tại sao bí tích làm nên những thừa tác viên của Chúa lại gọi lác các chức thánh?
    Thưa vì nó bao gồm nhiều cấp bậc thừa tác vụ, chức này lệ thuộc chức kia, và làm thành Phẩm Trật Thánh.

    4. Có bao nhiêu cấp bậc trong phẩm trật thánh?
    Các cấp bậc trong Phẩm trật thánh, phát xuất từ bí tích truyền chức thánh, chỉ có ba:
    - Thứ nhất, chức phó tế, là cấp bật thừa tác vụ thấp nhất, mà công tác là phụ tá
    và giúp các bậc tư tế cao hơn.
    - Thứ hai, chức linh mục, ban cho quyền dâng Thánh lễ và quyền tha tội.
    - Thứ ba, chức giám mục, là chức tư tế đầy đủ nhất, ban cho năng quyền truyền
    các chức thánh và dẫn dắt cùng cai quản các tín hữu.

    5. Chức linh mục có phải là một chức cao cả không?
    Thưa rất cao cả, vì có quyền năng trên Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Phép Thánh Thể, và vì có quyền năng trên Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, là Hội Thánh, mà chức tư tế điều khiển và cai trị, với sứ mạng cao siêu là dẫn dắt con người đến bậc thánh thiện và đến sự sống của những kẻ được chúc phúc.

    6. Người muốn lãnh nhận Chức Thánh phải có ý định gì trước nhất?
    Ai muốn lãnh nhận chức thánh phải có ý định làm sáng danh Chúa và cứu các linh hồn.

    7. Người ta có thể tự ý mình vào lãnh nhận các chức thánh không?
    Không ai có thể tự ý mình lãnh nhận Chức Thánh, nhưng phải được Chúa kêu gọi, ngang qua Đức Giám Mục của mình. Nói cách khác, người ấy phải có ơn gọi nhận các chức thánh, cùng có phong cách mà chức vụ thánh đòi hỏi.

    8. Nhũng bổn phận của các tín hữu đối với những người được gọi vào Chức Thánh là gì?
    Thưa họ có bổn phận cho phép các con cái mình và các kẻ lệ thuộc mình được hoàn toàn tự do theo đuổi ơn gọi của họ. Hơn nữa, họ có bổn phận cầu xin Chúa ban cho những chủ chăn và những thừa tác viên tốt lành. Sau cùng, họ có bổn phận kính trọng những kẻ có chức thánh như những người được hiến dâng cho Thiên Chúa.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) EmptyTue Dec 08, 2009 1:42 pm




    BÀI 19: BÍ TÍCH HÔN PHỐI

    Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về Bí tích phục vụ thứ hai là bí tích hôn phối. Hôn nhân là hình thức cộng đoàn cựu trào nhất của nhân loại. Cộng đoàn này được Thiên Chúa ban cho ngay sau khi Người tạo dựng con người đầu tiên, khi Người nói:

    Để con người ở một mình không tốt. Ta sẽ làm cho nó một người đương đối với nó. . . Thế là Thiên Chúa giáng xuống trên con người một giấc ngủ đê mê, và trong khi con người ngủ, Thiên Chúa ấy một xương sườn của nó. . . Rồi trên xương sườn đã rút tự con người, Giavê Thiên Chúa đã tạo thành người đàn bà. Đoạn Thiên Chúa dẫn đến với con người, và nó đã nói: Phen này, nàng là xương tự xương tôi, thịt tự thịt tôi, nàng sẽ mang danh là “đàn bà” vì đã rút tự đàn ông. Bởi thế đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắng khít với vợ mình, và chúng sẽ nên một thân xác. Con người và vợ nó cả hai đều trần truồng mà chúng không hổ ngươi. (Gen 1:28)

    Mục Đích Của Hôn Nhân

    Từ hai đoạn lấy trong Sách Khởi Nguyên, và từ những giáo huấn của Chúa Kitô và của Hội Thánh, chúng ta thấy co hai mục đích đặc biệt của hôn nhân:

    Chúa cho người nam và ngươì nữ làm bạn với nhau. Bởi tình thương yêu họ có lẫn nhau, họ nâng đỡ nhau trong cuộc sống. Họ giúp đỡ nhau để nhận biết, yêu mến và phụng sự Chúa ở trần gian hầu mai sau được ở cùng Người trên Thiên Quốc. Sự chúng phần này thường được gọi là tình yêu mến lẫn nhau.

    Mục đích thứ hai của hôn nhân là sinh sản con cái và giáo dục chúng trong một gia đình yêu đương. Nhờ sự trao thân cho nhau, người nam và người nữ hợp tác với Thiên Chúa để đem thêm vào thế giới những con người mới. Mục đích thứ hai này thường được gọi là sự sinh đẻ. Sự dấn thân trong hôn nhân giữa người nam và người nữ bảo đảm cho con cái của họ có một mái nhà và một gia đình để sống. Nó bảo vệ những mầm non này và lo chúng phát triển đúng mức như những con cái của Thiên Chúa.

    Bí Tích Hôn Nhân

    Ngay cả trước khi Chúa Giêsu đưa hôn nhân lên thành một bí tích, thì nó đã được coi là một sự kết hợp suốt đời giữa hai vợ chồng mà hai người đã thề hứa yêu thươn nhau và chung sống với nhau cho đến chết. Dĩ nhiên người phàm chúng ta không luôn sống đúng với chương trình của Thiên Chúa. Bản tính yếu đuối của con người đôi khi phá huỷ chương trình của Người về Hôn nhân bằng những việc như ly dị và ngoại tình. Nhưng điều này không thay đổi gì về mục đích của hôn nhân mà Chúa muốn có từ lúc ban đầu.
    Một hôm, có vài người đầu mục trong dân Do Thái hỏi Chúa Giêsu về giáo huấn của Ngài về hôn nhân thế nào, Ngài trả lời họ rằng:

    Các ông đã không đọc rằng từ khởi nguyên, Tạo Hóa đã dựng nên chúng là nam là nữ, và Ngừơi dã phán: Bơỉ thế mà đàn ông sẽ bỏ cha mẹ mình và khắng khít với vợ và cả hai chúng sẽ nên một thân xác sao? Cho nên họ không còn là hai, mà là một thân xác. Vậy điều gì Thiên Chú ađã phối hợp thì con người chớ có phân ly. . . Nay Ta bảo các ngươi, ai rẫy vợ mình và cưới vợ khác tức là phạm tội ngoại tình, và người đàn ông nào cưới một người đàn bà đã ly dị là phạm tội ngoại tình. (Mt 19:4-6,9)

    Khi mới bắt đầu cuộc đời công khai, Chúa Giêsu có dự một tiệc cưới và đã làm phép lạ đầu tiên của Ngài. Ngài làm phép lạ ấy để chúc lành đôi hôn nhân với sự hiện diện của Ngài. Ngài đã làm cho hôn nhân thành một Bí tích và một dấu chỉ cho tình yêu của Ngài đối với Hội Thánh là thân thể của Ngài. Cũng như Chúa Giêsu luôn luôn yêu mến Hội Thánh của Ngài và không bao giờ từ bõ Hội Thánh thế nào, thì người chồng cũng phải luôn luôn yêu thương vợ mình và ở với vợ mình đến mãn đời như vậy.

    Hôn Nhân Kitô Giáo là gì?

    Muốn cho hôn nhân của đôi vợ chồng thành một bí tích Kitô giáo, cả hai người phải chịu phép Rửa tội trước. Họ phải có ý định sống cuộc đời Hôn nhân của họ hợp theo chương trình của Chúa, nghĩa là phải ăn ở với nhau suốt đời và sẵn sàng đón nhận mọi con cái Chúa sẽ gửi đến cho họ. Ngày họ làm lễ thành hôn, họ hứa sẽ giữ lòng chung thủy với nhau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bịnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe.

    Để giúp đôi lứa sống đời sống hôn nhân Kitô giáo tốt lành, Giáo hội đã đặt ra những luật lệ liên quan tới việc cử hành Bí tích này. Nếu người nam và người nữ không đồng ý cưới nhau đúng theo quy luật này, hoặc không hợp theo chương trình của Chúa, thì cuộc hôn nhân ấy được gọi là bất thành. Nghĩa là giữa hai người chưa có sự kết hợp thật sự, và trước mặt Chúa, họ vẫn còn là những người độc thân.

    Nghi Thức Cử Hành Hôn Phối

    Nghi thức Hôn phối được cử hành trong Thánh Lễ, nhưng điều này không buộc để có thể cử hành bí tích. Khác với các bí tích khác (trừ bí tích rửa tội vì trong lúc nguy cấp bất cứ ai cũng có thể cử hành được) linh mục không phải là người cử hành bí tích hôn phối cho đôi tân hôn. Ngài hiện diện ở đó để chứng kiến cuộc kết hôn này, thay mặt cho Giáo hội và để nhân danh Chúa chúc lành cho họ. Chính người nam và người nữ cử hành bí tích này cho nhau bằng những lời hứa kết hôn trọng thể.

    Sau bài giảng trong Thánh Lễ, linh mục hỏi hai người xem họ có hoàn toàn tự do và thực lòng đến đó, chứ không bị ép buộc để kết hôn với nhau không. Rồi ngài hỏi xem họ có đồng ý sống đời hôn nhân của họ theo luật Chúa hay không. Nếu họ thành thực trả lời CÓ thì sẽ tiếp tục nghi lễ.

    Hai người sẽ năm tay nhau và đọc lời thề hứa với nhau. Đó là dấu của bí tích. Như bạn đã biết, lời thề là một lời hứa trọng thể buộc làm những gì mình hứa. Phản bội lời ấy là phạm một tội trọng. Lời thề hôn phối thường như thế này:

    Tôi (tên. . .) lấy em (anh) làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bịnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời tôi.

    Sau đó, đôi tân hôn trao nhẫn cho nhau. Linh mục làm phép nhẫn, để chúng nên dấu tình yêu và sự trung thành của họ.

    Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ cho đến khi rước lễ thì linh mục đọc lời nguyện trên đôi tân hôn. Đây là lời chúc lành mà chỉ có người Kitô hữu mới được lãnh nhận. Lời nguyện xin Chúa ban cho họ đời sống thánh thiện, giúp họ sống trung thành với nhau, ban cho họ có con cái, và khi chết thì được về Thiên Đàng. Cuối Thánh Lễ, linh mục còn ban phép lành nữa và nghi thức kết thúc.

    Qua Bí tích này, Thiên Chúa làm cho hai người trở nên một thân xác. Điều ấy có nghĩa là trước mặt Chúa, họ không thể phân ly nhau cũng như thân thể một con người khi bị phân ly thì không thể sống được. Chúa còn ban cho họ tất cả những ơn gọi cần thiết để sống trung tín với nhau, và để trở nên những người cha mẹ tốt. Chúa kêu gọi họ làm chứng ta cho Chúa Giêsu và cho đời sống Kitô hữu giữa các thân nhân và bạn bè của họ.

    Thời Đại Này Đả Kích Hôn Nhân

    Như đã nói ở phần trên, nhiều người thời nay không nghĩ về hôn nhân đúng như chương trình của Thiên Chúa. Là vì thế gian co những giá trị khác với những giá trị của Chúa Kitô. Họ tấn công bí tích hôn nhân nhiều kiểu nhiều cách. Cách nào? Bằng cách chấp nhận ly dị và ngoại tình, bằng phụng sự tiền bạc và của cái như những thần tượng trong xã hội, bằng dạy giới trẻ rằng giao hợp trước khi cưới nhau và thủ dâm là bình thường, bằng khuyến khích có một thái độ tiêu cực đối với gia đình đông con, và khuyến khích dùng thuốc ngừa thai.

    Những anh chị công giáo... đã thành vợ chồng hay mới đính hôn, phải ý thức về những giá trị giả dối đó. Họ phải nỗ lực tìm hiểu chương trình của Chúa về hôn nhân bằng cách học hỏi những Giáo huấn của Giáo hội. Cầu nguyện chung với nhau hằng ngày sẽ giúp họ đủ sức để sống lời thề gắng bó với nhau suốt đời. Các bạn trẻ có thể chuẩn bị đời sống hôn nhân bằng cách xin Chúa ban cho họ những người bạn công giáo tốt. Như thế, họ sẽ không bị cám dỗ cưới bất cứ người nào khác, mà chỉ cưới người yêu họ và yêu Chúa thật tình. Chuẩn bị để lãnh nhận bí tích thánh thiện và kỳ diệu này không bao giờ là làm một việc sớm quá cả!

    Những Chữ Nên Biết

    Dấu của Hôn nhân - Tình yêu mến lẫn nhau - Hôn phối bất thành - Sự sinh đẻ - Lời thề hôn phối

    Sinh Hoạt
    Câu Hỏi
    1. Hôn nhân là gì?
    Hôn nhân là bí tích kết hợp một người nam và một người nữ cách vĩnh viễn, như Chúa Giêsu và hôn thê của Ngài là Hôị thánh đã kết hợp với nhau, và nó ban cho hai người đặc sủng để sống thánh thiện và nuôi dưỡng cùng giáo dục con cái họ theo cách thức một gia đình công giáo.

    2. Ai là thừa tác viên bí tích hôn phối?
    Hai người kết hôn với nhau lá thừa tác viên của Bí tích hôn phối của họ.

    3. Khi cử hành bí tích hôn phối, có buộc hai người làm lễ cưới, có ơn thánh Chúa trong lòng không?
    Thưa có. Kho làm phép hôn phối, hai người buộc phải sống trong ơn nghĩa Chúa, nếu không, họ sẽ phạm sự thánh.

    4. Hôn nhân được ký kết như thế nào?
    Hôn nhân được ký kết bằng cách tỏ sự ưng thuận cho nhau trước mặt cha xứ (hoặc một linh mục được uỷ nhiệm) và với hai nhân chứng.

    5. Phép hôn phối cử hành theo hình thức này có hiệu quả về mặt dân sự không?
    Khi phép hôn phối được cử hành theo hình thức này, thì nó cũng có hiệu quả về mặt dân sự, nếu chính quyền công nhận bí tích hôn phối cũng có những hiệu quả về mặt dân sự.

    6. Làm thế nào mà phép hôn phối cử hành cách này có những hiệu quả như vậy?
    Thưa là nhờ đăng ký vào sổ bộ quốc gia như pháp luật quy định, và điều này được thực hiện theo thỉnh nguyện của linh mục chánh xứ.

    7. Hai vợ chồng phải đảm nhiệm những bổ phận nào?
    Hai người phải đảm nhiệm bổn phận sống chung với nhau một cách thánh thiện, giúp đỡ nhau bằng tình thương không bao giờ vơi, trong những nhu cầu vật chất và thiêng liêng; và bổn phận nuôi dưỡng và giáo dục con cái nên người tốt, quan tâm đến nhu cầu của linh hồn chúng không kém những nhu cầu vật chất thể xác của chúng; và trên hết mọi sự, đào tạo chúng về mặt tôn giáo và và các đức tính tốt bằng lời nói và việc làm của họ.



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)   Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II) Empty







    Sponsored content




Về Đầu Trang Go down
 

Tìm hiểu Giáo lý CÔNG GIÁO - GL Tân Tòng (II)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: Trang Giáo lý viên-
free counters