Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết Sudieptutroi

 

 TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết Vide
Bài gửiTiêu đề: TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết   TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết EmptyThu Jan 20, 2011 4:14 pm




    Tết Của Dân Do Thái Xưa


    Nguyễn Chính Kết



    Thời điểm ngày tết trong năm
    TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết Festival-lights-3
    Tết của người Do Thái, hay ngày đầu năm của lịch Do Thái xưa không trùng với Tết dương lịch hay Tết âm lịch của chúng ta. Năm mới của người Do Thái bắt đầu vào khoảng tháng 4 dương lịch, tức vào dịp tuần Thánh hay Phục Sinh của Ki-tô giáo. Điều khác biệt với các dân tộc khác là ngày tết của người Do-thái không phải là ngày đầu tháng giêng của họ, mà là một ngày vào khoảng giữa tháng giêng. Như thế, nửa tháng đầu của tháng giêng được coi là những ngày cuối năm.

    Ảnh tết Do Thái ngày nay

    Lịch sử của tháng giêng, tháng Nisan, hay tháng đầu năm của lịch Do-thái bắt nguồn từ biến cố Đức Gia-vê giải phóng dân Do-thái ra khỏi ách nô lệ Ai-cập. Thời Mô-sê, nghĩa là cách đây khoảng 3250 năm, vào đầu tháng xảy ra cuộc giải phóng này, lúc đó dân Do-thái còn đang trong tình trạng nô lệ bên Ai-cập, Đức Gia-vê ra lệnh cho Mô-sê và Aaron rằng: “Đối với các ngươi, tháng này phải là tháng đầu cho tất cả các tháng, tức là tháng đầu tiên trong năm” (Xh 12,1)

    Như vậy, tháng giêng đầu tiên của lịch Do-thái do Mô-sê sửa lại là tháng xảy ra những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử Do-thái: Dân Do-thái từ tình trạng nô lệ Ai-cập được giải phóng đến miền đất tự do. Để kỷ niệm biến cố lịch sử này, trong tháng giêng, có lễ hội Massôth, kéo dài 7 ngày, trong đó có lễ Vượt Qua và lễ Bánh Không Men là hai lễ lớn và quan trọng trong tôn giáo Do-thái. Tuy nằm trong tháng giêng, nhưng bảy ngày lễ hội Massôth được coi là những ngày cuối cùng trong năm. Sở dĩ ngày đầu năm bắt đầu sau lễ hội này vì sau khi Đức Gia-vê giải phóng dân Ngài ra khỏi Ai-cập thì người Do-thái coi những ngày đầu tiên của thời tự do thuộc về một kỷ nguyên mới, vì thế, đó cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới hay ngày Tết.

    Tục lệ ngày Tết
    Trong bảy ngày lễ hội cuối năm này, người ta phải thanh toán cho hết tất cả những gì còn lại của năm cũ, là hiện thân của linh khí thảo mộc năm cũ: Những gì ăn được thì phải ăn cho hết, không ăn được thì phải tiêu huỷ hay đốt cháy hết, không được phép để lại bất cứ thứ gì thuộc mùa màng cũ khi đã bắt đầu màu gặt cho vụ mùa mới. Tục lệ này chắc chắn xuất phát từ lệnh truyền của Đức Gia vê: “Các ngươi chớ để chi còn lại đến sáng mai, nếu còn lại hãy thiêu đi” (Xh 12,10).

    Theo đó, linh khí thảo mộc của mùa cũ hay năm cũ phải hoàn toàn biến mất trước khi linh khí thảo mộc của mùa mới hay năm mới xuất hiện.

    Theo phong tục Do-thái xưa, vào ngày thứ nhất của lễ hội Massôth (tức trước tết 7 ngày), vua của Giê-ru-sa-lem (như Saolê, Đa-vít chẳng hạn) dẫn đầu một đám rước long trọng đi từ Giê-ru-sa-lem băng qua suối Xêđrông rồi lên núi Cây Dầu, tới đền thờ ở trên đỉnh núi. Truyền thống dân gian tại Giê-ru-sa-lem cho rằng núi Cây Dầu là cửa ngõ nối Thiên Giới và Hạ Giới. Vì thế, người ta xây một đền thờ để thờ phượng Thiên Chúa tại đó. Nhà vua sẽ ở lại đây suốt bảy ngày lễ hội, và ngài đóng vai biểu tượng cho linh khí thảo mộc cũ đang hấp hối chết, nên lúc nào ngài cũng phải tỏ vẻ buồn rầu. Đây hẳn là lúc rất thuận lợi để nhà vua xem xét lại những hành vi sai trái của mình và sám hối.

    Qua ngày thứ tám là năm mới, đúng lúc mặt trời mọc là “giao thừa”, là lúc năm mới bắt đầu. Người ta tin rằng lúc đó, linh khí thảo mộc đã chết được phục sinh và trở thành linh khí thảo mộc mới, sẽ xuống trần gian tại núi Cây Dầu, và lại hiện thân nơi con người nhà vua. Linh khí đó sẽ trở về theo cuộc rước trọng thể từ vương quốc của thần chết, băng qua suối Xêđrông về tới Giê-ru-sa-lem. Linh khí này sẽ ở lại trong đền thờ với Gia-vê Thiên Chúa, còn nhà vua thì trở về cung điện của mình. Lúc đó vẫn còn là sáng sớm ngày Tết.

    Sau đó, tức sáng sớm ngày Tết, tại hoàng cung, tiếng tù và thổi lên. Khi nghe tiếng tù và, nhà vua long trọng bước lên ngai vàng lần thứ nhất trong năm. Và thế là năm mới đã bắt đầu. Trong khi ở kinh đô nhà vua lên ngai vàng, thì ở các làng mạc dân chúng cũng ra đồng để làm lễ nghi cắt bó lùa đầu tiên của năm mới. Mỗi gia đình đều cử người ra đồng cắt tượng trưng lấy một bó lúa đem về. Việc lên ngai vàng và việc ra đồng cắt bó lúa đầu tiên của năm mới là hai nghi thức quan trọng của năm mới.

    Ngày Tết cũng là một trong ba dịp trong năm cho các cô gái chưa chồng ở trong làng ra ruộng nho nhảy múa, để được các chàng trai trong làng ra chiếm lấy và đem về làm vợ. Trước đó, các cặp trai gái phải kín đáo chờ đợi tới một trong ba dịp này mới công khai tình yêu của mình.

    Vài suy nghĩ về ngày Tết Do-thái
    Trong cách ăn Tết của người Do-thái, ta thấy có một tục lệ rất đánh động, là trong bảy ngày lễ hội cuối năm này, người ta phải thanh toán cho hết tất cả những gì còn lại của năm cũ, là hiện thân của linh khí thảo mộc năm cũ: Những gì ăn được thì phải ăn cho hết, không ăn được thì phải tiêu huỷ hay đốt cháy hết. Không được phép để lại bất cứ thứ gì thuộc mùa màng cũ khi đã bắt đầu mùa gặt cho vụ mùa mới vào đầu năm mới. Thật là một thái độ dứt khoát đối với những gì thuộc năm cũ, mùa cũ.

    Đó là điều mà người Ki-tô hữu nên suy nghĩ. Tục lệ này đúng ra phải xảy ra trong tâm hồn mỗi người Ki-tô hữu vào dịp năm mới. Năm mới, tâm hồn mỗi người cần phải đổi mới, đổi mới toàn diện và triệt để. Muốn đổi mới, phải dứt khoát với cái cũ, với những gì thuộc năm cũ hay thuộc con người cũ: “Hãy cởi bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới”. Nhưng con người mới làm sao sinh ra được nếu con người cũ không chết đi? Thái độ dứt khoát với con người cũ là thái độ người Ki-tô hữu phải có nếu muốn con người mới tốt đẹp của mình sinh ra. Con người cũ chính là cái tôi ích kỷ của mỗi người. Cái tôi ích kỷ ấy có chết đi, thì cái tôi mới, cái tôi vị tha, mới sinh ra được. Cũng như hạt lúa có mục nát hay chết đi thì cây lúa mới sinh ra được. (Xem Ga 12,24). Hạt nguyên tử có bọ phá huỷ đi thì mới biến thành năng lượng kinh khủng để trở thành hữu ích được. Thật vậy, chính khi ta phá vỡ cái tôi ích kỷ, sát tế cái tôi ấy bằng cách không còn đặt nặng cái tôi của mình, hạnh phúc hay đau khổ của mình, ý kiến hay ý riêng của mình, mà hoàn toàn vâng theo thánh ý Thiên Chúa, vâng theo lẽ phải, theo sự đòi hỏi của chân lý và công lý, theo sự thúc đẩy của tình thương đối với tha nhân, thì năng lực của ta sẽ trở nên mạnh mẽ phi thường. Và ta sẽ trở thành một con người mới hoàn toàn.

    Nếu cá nhân cần phải đổi mới, thì xã hội và Giáo Hội cũng cần phải đổi mới. Muốn đổi mới thì phải dứt khoát với những gì cũ, xấu, vì cái cũ cái xấu có chết đi thì cái mới cái đẹp mới sinh ra được: những quan niệm cũ, đường lỗi cũ, chủ trương cũ, rất có thể không còn thích hợp với xã hội mới, Giáo Hội mới, cần phải thay đổi. Cần phải luôn luôn suy tư để đổi mới, để thích ứng với hoàn cảnh mới, thế giới mới. Vì hoàn cảnh và thế giới lúc nào cũng đổi mới đòi hỏi chúng ta phải đổi mới theo. Không thể đựng rượu mới vào bầu da cũ được. Xã hội và Giáo Hội từ xưa đến nay đã đổi mới không biết bao nhiêu lần, có những cuộc đổi mới vĩ đại không ai lường trước được. Đổi mới để tồn tại và phát triển. Vì thế, không nên sợ đổi mới, nhất là đổi mới để trở nên tốt đẹp hơn. Hãy sẵn sàng đón nhận những cái mới mẻ mà Thánh Thần, Đấng luôn luôn canh tân và đổi mới mọi sự, muốn thực hiện nơi mỗi người, trong xã hội và Giáo Hội. Đương nhiên, cần pảhi đổi mới một cách sáng suốt, khôn ngoan, đầy suy tư và sáng tạo. Nếu không, đổi mới sẽ dẫn đến phá hoại.

    Một trong những nguyên nhân khiến Giáo Hội khó có thể đổi mới đúng như nhu cầu của Giáo Hội và con người đòi hỏi, có thể là Giáo Hội cứ muốn trung thành với những gì cũ xưa khi những cái cũ xưa này không còn thích hợp với con người và thế giới hiện tại. Chính Công đồng Vatican II đã nhìn nhận: “Các định chế luật pháp, những lỗi suy tư và cảm nghĩ của người xưa truyền lại, không phải lúc nào cũng phù hợp với tình thế hiện tại”. Nếu cứ cố chấp với những quan niệm cũ ấy, chắc chắn trong Giáo Hội sẽ “có những xáo trộn trầm trọng trong phương thức và trong cả các tiêu chuẩn hành động”. Để đổi mới, Giáo Hội nên sẵn sàng cởi bỏ những quan niệm nào đã lỗi thời của mình trong quá khứ, để mặc lấy những quan niệm mới phù hợp với con người thời đại hơn. Nhiều quan niệm cũ của Giáo Hội chỉ là những định thức cá biệt của chân lý bất biến, có thể chỉ thích hợp với thế giới Tây Phương thời trước, nhưng không phù hợp với thế giới toàn cầu ngày nay. Giáo Hội cần phải vì sự phát triển tồn tại của mình trong hiện tại và tương lai, hơn là vì muốn trung thành với một qúa khứ không hẳn đã còn phù hợp với hiện tại.

    Hãy noi gương các tông đồ xưa, sẵn sàng bỏ luật Mô-sê, một luật đã được người Do-thái suốt bao thế hệ đã coi là luật Chúa, là tuyệt đối linh thánh, không thể thay đổi được. Đây là một việc làm rất táo bạo mà những người Do Thái bảo thủ thời đó không thể chấp nhận đựơc. Thật vậy, trong thế kỷ đầu, khi sách Tân Ước chưa hình thành, Cựu Ước luôn luôn được coi là lời Chúa, là có gía trị vĩnh cửu, thế mà để thích ứng với người ngoại giáo trở lại Kitô giáo, các tông đồ đã sẵn sàng bỏ luật Môsê, thậm chí dẹp cả phép cắt bì, một nghi thức tối quan trọng, tượng trưng cho giao ước linh thiêng giữa Thiên Chúa và dân Ngài. (X. Cv 25.1-29)

    Các tông đồ rất có lývì phép cắt bì và luật Môisê có linh thánh tới đâu thì cũng là để phục vụ con người chúng không linh thánh bằng chính con người, vì con người là “hình ảnh của Thiên Chúa”, (St1,26,27) là “con cái Thiên Chúa”, (Ga,12;1Ga3,1-12) “được thông phần bản tính của Thiên Chúa” (2Pr1,4). Cũng vậy, mọi giáo lý, tín điều, luật lệ, triết lý, thần học...đều được lập nên vì con người để phục vụ con người chứ không ngược lại. Những cái đó chỉ là phương tiện của con người ,và con người mới là mục đích của chúng. Chúng phải thích ứng với con người, chứ không phải con người phải thích ứng với chúng. Chúng phải thay đổi khi con người đã thay đổi.

    Vì thế, bao lâu chúng không còn thích hợp hay cản trở con người đến với Chúa và đến với nhau, thì những người có trách nhiệm hướng dẫn lãnh đạo Giáo hội nên bãi bỏ, cho dù trước đây chúng được coi là sự thật không thể thay đổi. Các tông đồ đã làm điều đó trước chúng ta và làm gương cho chúng ta. Sự tồn tại và phát triển của Giáo hội, lợi ích thiêng cuả con người thời đại phải được coi trong hơn những suy tư và kết luận của người xưa, nhất là khi những suy tư này trở nên khó chấp nhận với con người thời đại. Trước sự hiện tượng số kitô hữu giảm sút trầm trọng và nhanh chóng tại Châu Âu trong những thập niên qua và có thể taị á Châu trong những thập niên tới, đòi buộc Giáo hội phải suy nghĩ về sự thích ứng với con người thời đại và về nhu cầu đổi mới của mình. Nếu không, tình trạng giảm sút trên sẽ trở nên trầm trọng hơn.

    Tục lệ dứt khoát với những gì thuộc năm cũ của người Dothái xưa thật đáng cho mọi kitô hữu suy nghĩ.

    ( Công Giáo và dân tộc số 50, tháng 2/1999)
    Coppied from daminhvn.net



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Eaglet
FOUNDER

FOUNDER


Tổng số bài gửi : 614
Điểm NHIỆT TÌNH : 1275
Ngày tham gia : 11/08/2009

TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết   TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết EmptyThu Jan 20, 2011 5:45 pm




    Được mở rộng tầm nhìn về văn Hóa Do Thái, Bài chia sẻ có dẫn nhập thật lạ và hấp dẫn. Xin cảm ơn Dân Chài đã giới thiệu bài viết có giá trị tâm linh.



    Eaglet




Về Đầu Trang Go down
https://clcgk.forumvi.com
 

TẾT CỦA DÂN DO THÁI NGÀY XƯA- Nguyễn Chính Kết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: (¯`• ♥.*. ♥•´¯) NGHỆ THUẬT SỐNG (¯`•♥.*.♥.´¯) :: 
ĐIỀU ĐẶC BIỆT CỦA CUỘC SỐNG
-
free counters