Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đại Hiến Chương cho một Nền Văn Minh Mới Sudieptutroi

 

 Đại Hiến Chương cho một Nền Văn Minh Mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
John Duong
Cấp bậc: BINH VIỆN
Cấp bậc: BINH VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 17
Điểm NHIỆT TÌNH : 77
Ngày tham gia : 11/06/2010
Job/hobbies : Phát hành-xuất bản ấn phẩm
Tâm trang : Điềm tĩnh

Đại Hiến Chương cho một Nền Văn Minh Mới Vide
Message reputation : 100% (1 vote)
Bài gửiTiêu đề: Đại Hiến Chương cho một Nền Văn Minh Mới   Đại Hiến Chương cho một Nền Văn Minh Mới EmptySat Aug 28, 2010 10:04 am




    Ngày 13 tháng 8 vừa qua, tại Liên HIệp Quốc, một nhóm thanh niên đại diện cho 20 quốc gia, trong tổ chức Nghị Viện Tuổi Trẻ Thế Giới, đã trình bày Đại Hiến Chương Các Giá Trị trong một cuộc họp do Đức Hồng Y Edward Egan, nguyên Tổng Giám Mục New York và hiện là quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc, chủ tọa.

    Được sáng lập năm 1991, Nghị Viện Tuổi Trẻ Thế Giới đã soạn ra Đại Hiến Chương nói trên sau 2 năm chuẩn bị. Trước khi đem ra trình bày tại Liên Hiệp Quốc, Nghị Viện đã gặp nhau tại Đại Học St John, New York, trong hai ngày để thảo luận về 10 nguyên tắc nêu ra trong Đại Hiến Chương. Tài liệu này có tựa đề là: Đại Hiến Chương các Giá Trị cho một Nền Văn Minh Mới. Chúng tôi xin lược dịch dưới đây:

    Giới Thiệu

    Nghị Viện Tuổi Trẻ Thế Giới (World Youth Parliament, viết tắt là WYP) là một nghị hội đối thoại thường trực được Fernando Rielo Pardal (1923-2004), Sáng Lập Viên Hội Truyền Giáo Idente và Tuổi Trẻ Idente, thành lập năm 1981. Nghị Viện ra đời sau bài diễn văn của ông tại Trụ Sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Ông ước mơ: tiếng nói tuổi trẻ, nhờ thoát khỏi thiên kiến và tư lợi, sẽ được khắp thế giới lắng nghe và tạo ra một đóng góp có tính quyết định đối với các vấn đề nền tảng thuộc sinh hoạt xã hội và tâm linh.

    Bởi thế, đây là một dự án của Tuổi Trẻ Idente, tức tổ chức đã tiếp nhận gia tài vĩ đại của vị Sáng Lập, một dự án mở ra cho bất cứ người trẻ nào cảm thấy yêu thích mục tiêu của nó và muốn tham gia sáng kiến này.

    Nền tảng lý thuyết của WYP dựa trên bản Hiến Chương do chính Rielo soạn thảo năm 1991 căn cứ vào lời yêu cầu của một số bạn trẻ muốn có một tuyên bố minh nhiên của ông về dự án này. Tài liệu nói ở đây trình bày các nguyên tắc điều hướng sáng kiến trên:

    “Nghị Viện Tuổi Trẻ Thế Giới nghĩ rằng: cách con người được định nghĩa chính là thước đo con người và hành động của họ. Từ câu định nghĩa ấy, ta rút ra được nền tảng cho các quyền lợi và nghĩa vụ của con người, cũng như nền tảng cho các mối liên hệ tôn giáo, xã hội và chính trị của họ, và xét cho cùng, là nền tảng cho sự vĩ đại hay nghèo nàn của họ về phương diện bản thân và xã hội. (…) Sứ mệnh đặc thù của Nghị Viện Tuổi Trẻ Thế Giới là tăng gia cam kết bản thân nơi mọi người trẻ, bất kể nguồn gốc và số phận, song song với cam kết nơi người trẻ thuộc mọi niềm tin, chủng tộc và xứ sở, nhằm bảo vệ các lý tưởng cao thượng nhất tức hòa bình, sự sống, hợp nhất, yêu thương v.v… Trong chiều hướng đó, WYP đề xướng khuôn mẫu hợp nhất chứa đựng trong sứ điệp của Nghị Viện, một khuôn mẫu được chính Chúa Kitô hiến tặng cho nhân loại: con người nhân bản được cấu thành như một hợp nhất mầu nhiệm giống như Chúa Kitô và Chúa Cha đã tự cấu thành trong một hợp nhất tuyện đối”.

    Qua Đại Hiến Chương Các Giá Trị cho một Nền Văn Minh Mới, WYP muốn trình bày một sáng kiến của tuổi trẻ với những đặc điểm độc đáo sau đây:

    - Đây là lời tuyên bố các cam kết bản thân: chứ không phải lời phê phán xã hội hay tài liệu phản kháng hoặc yêu cầu quyền lợi. Nó không nhằm qui cho người khác hay các thực tại khác trách nhiệm phải thay đổi xã hội hay điều chỉnh các sai phạm của nó. Đúng hơn, chúng tôi đề xuất việc phải “bắt đầu từ chính chúng tôi”, suy tư về khả năng tự hiến mình cho người khác.

    - Không chủ trương đặc lợi: Các người trẻ của Nghị Viện Tuổi Trẻ Thế Giới luôn luôn tìm kiếm cả ích chung lẫn các giải pháp chung nhằm lợi ích của mọi người như một toàn thể, luôn luôn có thiên hướng hy sinh bản thân và đại lượng.

    - Sáng kiến này mở cửa chào đón sự tham gia của mọi người trẻ và sẵn sàng phản ảnh các khát vọng của họ: tài liệu này làm nổi bật các đặc tính của xã hội mà người trẻ khát mong xây dựng.

    Lời Nói Đầu

    Sau hai năm làm việc đắc lực với chủ đề “Hướng Tới một Đại Hiến Chương các Giá Trị cho một Nền Văn Minh Mới”, chúng tôi, giới trẻ thuộc 20 quốc gia thành viên của Nghị Viện Tuổi Trẻ Thế Giới, xin trình bày những điều đã tìm được để qua tài liệu này tiếng nói của chúng tôi được lắng nghe và để mọi người biết cam kết bản thân muốn sống thực các giá trị này, các giá trị mà chúng tôi coi là nền tảng để xây dựng một nền văn minh mới, một nền văn minh đáp ứng được khát vọng cao cả nhất của chúng tôi và là nền văn minh, ngay trong chính cấu trúc của nó, có thể phản ảnh phẩm giá vĩ đại của những con người nhân bản cũng như tiềm năng của họ trong việc sáng tạo và tái tạo thực tại. Bởi thế, tài liệu này thu thập các kết luận từ công trình do chúng tôi thực hiện. Nó đưa ra một số nguyên tắc lý thuyết mà chúng tôi đã nhất trí liên quan đến chủ đề đem ra thảo luận. Tài liệu này cũng nói lên một số cam kết mà chúng tôi đã cùng đưa ra ngõ hầu đem ra thực hành một số quyết tâm đã tìm được. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những ai nhất trí với các nguyên tắc và cam kết này sẽ cùng chung tay biến Đại Hiến Chương Các Giá Trị này thành của mình. Chúng tôi cũng muốn nói lên sự sẵn sàng chào đón mọi gợi ý và đóng góp hầu làm cho Hiến Chương này phong phú hơn.

    I. Nhân Vị Mở Cửa Đón Nhận Siêu Việt

    Con người là một chủ thể mở cửa đón nhận không phải chỉ bản thân mình mà còn đón nhận nhiều “người khác” nữa. Họ luôn liên hệ với một tình yêu vượt quá họ, một tình yêu định nghĩa và cấu thành ra họ. Bản chất có tính liên hệ này đặt mọi con người, một cách hữu thức hay không, vào vị thế có thể chiếm hữu được một lý tưởng và một khuôn mẫu để điều hướng các khát vọng cao cả nhất của họ cũng như động lực hóa các hành động của họ. Từ nền tảng này, con người bước vào mối liên hệ với những người đồng trang đồng lứa với họ; và với những người này, họ sẽ tạo lập ra gia đình, ra xã hội, ra nền văn minh.

    I. 1. Tình yêu Thiên Chúa nơi con người cũng như cảm nghiệm chân chính có tính tâm linh quan yếu của họ luôn luôn là động lực thúc đẩy việc phát triển của văn minh, với nhiều vang dội tích cực nơi văn hóa và xã hội. Chúng tôi hiểu rằng tình yêu chân thực của con người đối với Thiên Chúa, như đã được Chúa Giêsu sống thực, nhất thiết bao hàm tình yêu đối với mọi người và loại trừ mọi hình thức cuồng tín và vị kỷ.

    Phần chúng tôi, chúng tôi cam kết cổ vũ và dành thì giờ phát triển cuộc sống tâm linh, cả cuộc sống bản thân lẫn cuộc sống cộng đoàn, để tìm ra con đường tốt nhất giúp chúng tôi đem lại mục tiêu cho các hành động cũng như cho chính cuộc đời mình.

    I.2. Mọi người (từ lúc được tượng thai cho tới lúc qua đời) đều là độc đáo, không thể thay thế được. Chính phẩm giá không thể vi phạm của họ đã tạo ra nền tảng cho các quyền lợi tất yếu của họ như quyền sống, quyền có sức khỏe, được giáo dục và được tự do công dân v.v… Án tử hình, tra tấn, phá thai và mọi hình thức bạo hành đều chống lại phẩm giá nhân vị này.

    Phần chúng tôi, chúng tôi cam kết cổ vũ đối thoại và bảo vệ phẩm giá con người, nhất là những người yếu đuối và vô tội (trẻ chưa sinh, trẻ em, người khuyết tật, người cao niên, di dân, người nghèo v.v…), điều hướng bước chân chúng tôi nhằm đạt tới một nền văn minh của tình yêu, qua việc cổ vũ nền văn hóa sự sống chứ không phải nền văn hóa sự chết.

    I.3. Trong mọi con người từ lúc sinh ra, bất chấp niềm tin tôn giáo, đều có một lương tâm luân lý có sẵn trong mình. Chính vì thế, họ có khả năng nhận biết và đảm nhận tác phong đạo đức trên cả hai bình diện bản thân và cộng đoàn. Chúng tôi bác bỏ mọi hình thức của chủ nghĩa tương đối về luân lý.

    Phần chúng tôi, chúng tôi cố gắng phát huy và thâm hậu hóa cuộc đối thoại với người thuộc các tín ngưỡng và nền văn hóa khác ngõ hầu cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm chủ yếu và phát huy các điểm có chung, tránh mọi hình thức của chủ nghĩa cuồng tín và ý thức hệ đi ngược lại sự chính trực của con người và/hoặc chống lại ích chung.

    I.4. Lối sống chân chính và sinh động bằng tình yêu, và việc chiếm hữu các giá trị siêu việt làm điểm qui chiếu sẽ giúp con người hành xử một cách đại lượng hơn, giúp họ sức mạnh cần thiết cho cuộc chiến chống lại bất công và chịu đựng được đau khổ hàm chứa trong cuộc chiến đấu ấy.

    Trong con người Chúa Kitô, chúng tôi nhận thức được khuôn mẫu của tình yêu đại lượng, một tình yêu luôn hành động nhằm tìm kiếm sự thiện tối đa cho mọi người, chấp nhận hy sinh hàm chứa trong cam kết này, biết cách tha thứ và yêu thương người khác vượt quá và vượt trên ích lợi bản thân, hay tự khước từ các sự thiện hợp pháp mà đối với người khác là lớn hơn hay có thể nới rộng cho họ.

    I.5. Kinh nghiệm quan yếu của cuộc sống tâm linh sẽ được tăng cường, củng cố khi chúng tôi hợp tác với người khác, là những người đang cố gắng sống thực cùng những giá trị như mình.

    Chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ các kinh nghiệm quan yếu về sự tốt lành và cổ vũ chiều kích gia đình và cộng đoàn của cuộc sống tâm linh.

    II. Gia đình

    Gia đình là điểm qui chiếu không thể nào thay thế được đối với con người và cộng đoàn, vì nó là nơi các hữu thể nhân bản cảm nghiệm được tình yêu và sự tự hiến đầu tiên, trong tình yêu vợ chồng và trong việc sinh sản và dưỡng dục con cái. Đó chính là lý do tại sao gia đình là “tế bào” của xã hội, là nền đá trên đó các ý thức hệ duy cá nhân hay tập thể bị đánh bại.

    II.1. Gia đình là môi trường nơi con người khởi sự phát triển và trưởng thành. Cần phải suy tư và cam kết trước mới có thể thành lập được gia đình một cách có trách nhiệm, vì gia đình liên quan tới việc cho đi và tiếp nhận yêu thương, việc đào tạo và âu yếm nhau giữa mọi thành viên.

    Phần chúng tôi, chúng tôi cam kết tìm cách duy trì trong gia đình chúng tôi các mối tương quan tín thác, yêu thương, âu yếm, chú tâm và giúp đỡ lẫn nhau, để mọi thành viên cảm thấy mình được người khác xây dựng và nâng đỡ. Điều cũng cần thiết là phải đem tình âu yếm đến cho nhau, không được coi nó như chuyện đương nhiên, trái lại phải biết phát biểu nó ra một cách cụ thể.

    II. 2. Điều quan trọng là gia đình phải được xây dựng trên cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, với con cái và các thành viên thuộc nhiều thế hệ cùng chung sống, luôn dành cho nhau lòng tôn trọng họ đáng được hưởng.

    Chúng tôi cam kết trân qúi mọi thành viên của gia đình chúng tôi trong mọi hoàn cảnh, sẽ dành vinh dự cho họ và biểu lộ một thái độ phục vụ và nâng đỡ hỗ tương.

    II. 3. Các mối tương quan giữa mọi thành viên của gia đình phải được đánh dấu bằng một tình yêu chân chính, vượt lên trên sự phân cách thế hệ cũng như bất cứ ý thích bản thân nào.

    Chúng tôi cam kết sẽ tránh không để bất cứ thành viên nào của gia đình bị coi như phương tiện để thỏa mãn nhu cầu hay ý thích của người khác.Chúng tôi sẽ tìm cách liên hệ với nhau bằng tình cảm biết ơn chân thực, nhất quyết cố gắng sống trong tình liên đới, nhìn nhận lỗi lầm của mình và có lòng tương cảm và tinh thần hợp tác.

    II. 4. Điều đáng làm là tranh đấu duy trì sự hợp nhất và tình liên đới của gia đình, tránh bất cứ sự phân rẽ nào. Các mối tương quan trong phạm vi gia đình phải luôn được cổ vũ để dây liên kết giữa các thành viên luôn được mạnh mẽ và không bị sứt mẻ.

    Chúng tôi cam kết bảo vệ lòng chung thủy và sự hợp nhất, thực hành tha thứ và từ bỏ mình như phương thế giải quyết tranh chấp. Điều này không có nghĩa chúng tôi thôi không cố gắng giáo dục người khác và giúp họ thay đổi bất cứ điều gì trong tác phong của họ có thể gây hại tới cuộc sống chung. Chúng tôi sẽ tìm cách dành thì giờ cho gia đình của chúng tôi, chứ không để cho công việc chuyên môn của mình hay các lãnh vực sinh hoạt khác tạo ra sự xuy giảm trong thông đạt, trong đối thoại hay tình thân ái giữa các thành viên trong gia đình.

    II. 5. Ý thức rằng Thiên Chúa và linh đạo trong đời sống gia đình giúp gia đình đử sức đương đầu với mọi khó khăn của cuộc sống, chúng tôi cam kết sống các giá trị tâm linh vốn điều hướng các mối tương quan gia đình bằng cách gia tăng yêu thương, giải quyết các vấn đề và làm điều tốt cho người khác.

    II. 6. Mọi thành viên trong gia đình phải được đối xử bằng nhau và có cùng cơ hội như nhau, nhất là liên quan đến giáo dục, đưa ra quyết định, tự do và công bình, tôn trọng cá tính và nhu cầu của họ.

    Chúng tôi cam kết yêu thương, tôn trọng và khoan dung với từng thành viên của gia đình, bất phân phái tính, tuổi tác hay trình độ hiểu biết.

    III. Các Mối Tương Quan Liên Bản Ngã

    Cách ta đối xử với nhau là thước đo phẩm chất của mọi trình độ trong các mối tương quan nhân bản. Ta cấu tạo nền văn minh chân thực tùy theo cách ta đối xử với nhau. Các đam mê của con người thường là nguyên nhân tạo ra bất công xã hội.

    III. 1. Tình bạn tác động lớn lao trên xã hội. Dù các tương quan bản thân của ta có thể sâu đậm và thân tình nhiều hay ít với một số người, nhưng nền văn minh chân chính chỉ được xây dựng trên tâm tình cởi mở với mọi con người nhân bản, được nối kết với nhau như anh chị em, bất chấp các khác biệt.

    Chúng tôi cam kết thực hành tình bạn một cách đại lượng và vô tư, và yêu thương người khác vì họ là họ chứ không phải vì họ là người theo ý muốn của chúng tôi; một cách không kỳ thị hay thiên kiến, một cách kính trọng và tín thác chúng tôi cam kết mưu cầu hợp nhất, tăng cường thông đạt và đối thoại trong mọi lãnh vực.

    III. 2. Tha thứ các xúc phạm để tái lập các mối tương quan, khi chúng đã mất, giữa người tha thứ và người gây xúc phạm. Chúng tôi cam kết phát huy nền văn hóa tha thứ như một giải pháp cho rất nhiều vấn đề, không những trong các mối tương quan bản thân mà cả trong lãnh vực xã hội và pháp chế nữa, vì biết rằng tha thứ đòi ăn năn, cố gắng và hy sinh thật sự để thay đổi thái độ và tác phong của chúng tôi.

    III. 3. Điều cần là phải bảo vệ tính ưu tiên nơi giá trị của các mối tương quan bản thân, vốn chỉ nhờ Chúa mới thành khả thể, so với các loại sự thiện khác (kinh tế, vật chất v.v…). Chúng tôi nhất quyết sử dụng tốt thì giờ để lớn lên trong đời và trong tương quan với Thiên Chúa và người khác, chứ không để cho sự vội vã, nôn nóng, và nhu cầu hữu hiệu hay có năng xuất xâm thực các mối tương quan nhân bản của chúng tôi.

    III.4. Đặt Thiên Chúa vào giữa cuộc đời của chúng tôi là dấu chỉ lòng khiêm tốn trên nền yêu thương. Chúng tôi cam kết thực hành giá trị của khiêm tốn trong mỗi mối tương quan chúng tôi xây dựng hằng ngày với mọi người chung quanh, bằng một tình yêu chân thành theo hình ảnh và họa ảnh mà Chúa đề nghị với mỗi người chúng tôi.

    IV. Xã Hội

    Xã hội là toàn bộ các tương quan nhân bản cũng như các nguồn tài nguyên văn hóa và hiệp đoàn, đặt căn bản trên các giá trị và lý tưởng chung với mục đích duy trì sự tự chủ và độc lập tương đối liên quan tới các hình thức hiện hữu tập thể theo nghĩa rộng rãi nhất. Toàn bộ cuộc sống của một con người không phát triển bên trong một gia đình hay một xã hội chính trị; đúng hơn, có cả một loạt các mối liên kết trung gian, từ những tình bạn đơn giản tới những nhóm phức tạp nhất hay mối tương quan cộng đồng. Chính các mối tương quan này có khả thể tạo ra “mạng chỉ nối kết” xã hội, nếu chúng thực sự được tình đồng loại (fellowship) nhân bản tạo phẩm chất.

    IV. 1. Bộ máy của lịch sử bản thân và xã hội chính là tình yêu, được phản ảnh qua các giá trị và đức hạnh như tình đồng loại, tình liên đới và việc chăm sóc lẫn nhau, tất cả giúp chúng ta lớn lên một cách toàn bộ.

    Chúng tôi muốn phát huy phẩm giá của những ai thiếu thốn nhất, qua việc thực hành tình liên đới, mỗi ngày mỗi ý thức rằng mọi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với mọi người.

    IV. 2. Cố gắng và thay đổi bản thân là hai khía cạnh chủ yếu của tiến độ văn minh.

    Chúng tôi cam kết cổ vũ việc tạo ra các giá trị và đức hạnh quan trọng nhất, không để mình bị tràn ngập bởi sợ sệt, bởi khó khăn, bởi thiếu hy vọng và động lực hóa. Chúng tôi chống việc mưu cầu khoái lạc chỉ vì khóai lạc, muốn có kết quả mà không muốn chịu hy sinh. Chúng tôi cho rằng thành tựu chân chính ở đời bao hàm cố gắng bản thân và cộng đồng.

    IV. 3. Các dị biệt về phái tính, nguồn gốc, nhóm sắc tộc, mầu da, tín ngưỡng, ý kiến, ngôn ngữ và văn hóa đều là những nguồn có tiềm năng tạo ra phong phú.

    Chúng tôi cam kết tôn trọng các dị biệt và cố gắng hiểu biết nhau hơn, chứ không coi chúng là trở ngại cho cuộc sống chung.

    IV. 4. Mọi người đều có quyền được chăm sóc đầy đủ về sức khỏe để họ không bị bỏ rơi hay đặt ra bên lề.

    Chúng tôi muốn cổ vũ việc chăm sóc sức khỏe hay chữa chạy hoặc điều trị biết thực sự kính trọng phẩm giá con người và phúc lợi thể lý, tâm lý và thiêng liêng của họ.

    IV.5. Vai trò của xã hội là cổ vũ một nền văn hóa và hợp tác hòa bình, qua việc tích cực tham gia của một số người càng đông bao nhiêu càng tốt dưới sợi dây liên kết yêu thương.

    Chúng tôi muốn nhìn nhận điều này: xã hội là thực thể không thể miễn chuẩn trong việc quản lý các tranh chấp xã hội (địa phương, quốc gia, quốc tế) bằng các phương pháp bất bạo động nhằm mục tiêu tìm được công lý và công bình xã hội.

    IV. 6. Thể thao, nghệ thuật và văn hóa là các lãnh vực sinh tử trong đó ta hiến tặng người khác những tặng phẩm mà chính ta đã tiếp nhận và trong đó, ta phát triển như những nhân vị.

    Chúng tôi cam kết sử dụng một cách sáng tạo các khả năng của mình để làm người khác hạnh phúc, hiến những gì tốt đẹp nhất của chúng tôi một cách trung thực và chân chính.

    (còn một kỳ)
    Vũ Văn An



    John Duong




Về Đầu Trang Go down
 

Đại Hiến Chương cho một Nền Văn Minh Mới

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: »-(¯`v´¯)-» ENGLISH CLUB »-(¯`v´¯)-» :: HỘP THƯ-
free counters