Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Sudieptutroi

 

 Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). EmptySun Feb 24, 2013 8:05 am




    [center]Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 9: 28b-36).

    Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi cầu nguyện. Và đang khi cầu nguyện, diện mạo Người biến đổi khác thường và áo Người trở nên trắng tinh sáng láng. Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem. Phêrô và hai bạn ông đang ngủ mê, chợt tỉnh dậy, thấy vinh quang của Chúa và hai vị đang đứng với Người. Lúc hai vị từ biệt Chúa, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm; chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Khi nói thế, Phêrô không rõ mình nói gì. Lúc ông còn đang nói, thì một đám mây bao phủ các Ngài và thấy các ngài biến vào trong đám mây, các môn đệ đều kinh hoàng. Bấy giờ từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người". Và khi tiếng đang phán ra, thì chỉ thấy còn mình Chúa Giêsu. Suốt thời gian đó, các môn đệ giữ kín không nói với ai những điều mình đã chứng kiến.


    Đó là lời Chúa.



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). EmptySun Feb 24, 2013 8:12 am




    BIẾN HÌNH

    ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt



    Mùa Chay mang mầu tím ảm đạm. Mầu tím buồn để ta nhớ đến thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. Mầu tím buồn để đến cuộc sống mong manh chóng tàn nơi cõi thế. Mầu tím buồn đưa ta đi theo bước Chúa Giêsu trên đường khổ nạn. Mầu tím buồn nhắc ta nhớ đến cái chết đau khổ của Người trên thánh giá.

    Giữa bầu khí ảm đạm của mùa Chay, hôm nay bỗng bừng lên làn ánh sáng chói chang từ đỉnh núi Tabor. Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện, dung mạo Người bỗng dưng đổi khác. Thần tính phát lộ khiến dung mạo Người trở nên sáng láng, ánh sáng rực rỡ làm say mê tâm hồn các môn đệ. Được sống trong khung cảnh thần thiêng thánh thiên, các ông không muốn rời bỏ đỉnh núi nữa.

    Ta hãy nhớ lại, trước đó 8 ngày, khi Chúa Giêsu loan báo Người đi lên Giêrusalem để chịu khổ và chịu chết, Phêrô đại diện cho các môn đệ đã phản đối. Ông không muốn chấp nhận thánh giá. Ông không muốn Thầy mình dấn thân vào con đường chịu chết khổ nhục. Thế mà hôm nay, đứng trước vinh quang của Thầy, ông đã say mê và đề nghị Thầy trò cùng ở lại trên ngọn núi hạnh phúc. Trốn khổ tìm sướng vẫn là cái thường tình của con người. Nhưng Chúa Giêsu đã dẫn các môn đệ xuống núi để tiếp tục con đường lên Giêrusalem chịu chết.

    Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi như thế là có chủ đích. Người hé lộ thần tính của Người để các môn đệ thêm niềm tin tưởng. Người cho các ông thấy vinh quang của thần tính để các ông chấp nhận con đường đau khổ Người sắp trải qua.

    Việc Chúa biến hình ban cho các môn đệ niềm hy vọng. Hy vọng đó là: con đường đau khổ sẽ dẫn đến hạnh phúc. Cái chết tủi nhục sẽ dẫn đến ngày Phục Sinh hân hoan. Thiếu niềm hy vọng không ai có thể sống ở đời. Người nông phu chăm bẵm mảnh ruộng, thức khuya dậy sớm, dãi nắng dầm mưa cấy cầy, vì hy vọng vào mùa gặt bội thu. Người học sinh kiên nhẫn ngày ngày cắp sách đến trường, đêm đêm chong đèn đọc sách, vì hy vọng vào kết quả mùa thi tốt đẹp. Người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, quên mình để lo cho con cái, vì hy vọng tương lai con cái sẽ tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng vào vinh quang Phục Sinh sẽ giúp các môn đệ can đảm chấp nhận cuộc khổ nạn thương đau và cái chết tủi nhục của Thầy chí thánh.

    Việc Chúa Giêsu biến hình đã biến đổi cách nhìn của các môn đệ về con người và cuộc đời. Từ nay các ông sẽ không nhìn ở bề mặt mà biết nhìn vào bề sâu. Bên trong thân xác phàm nhân của Chúa Giêsu có ẩn chứa bản tính Thiên Chúa. Bên trong cuộc khổ nạn tủi nhục có gieo sẵn mầm mống Phục Sinh vinh quang. Cũng thế, bên trong mỗi thân xác có hiện diện của một linh hồn. Bên trong mỗi con người phàm trần có ẩn tàng mầm mống thần linh. Bên trong những thửa ruộng khổ đau có gieo sẵn hạt mầm hạnh phúc. Trong những vất vả nhọc nhằn tăm tối hôm nay đã hứa hẹn thành công tươi sáng của ngày mai.

    Việc Chúa biến hình giúp các môn đệ hiểu biết định mệnh con người. Bản tính Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu đã chiếu sáng trên xác phàm con người. Con người được rạng ngời vinh quang Thiên Chúa. Đó là điềm báo trước: mang sẵn trong mình mầm mống thần linh, con người sẽ trở về với Thiên Chúa. Cuộc trở về phải vượt qua những đớn đau, những gian nan, những thử thách. Nhưng đã biết được đích đến, ta sẽ vui lòng đón nhận tất cả. Vì thế, đạo Công giáo tuy đề cao đau khổ, nhưng không rơi vào yếm thế, bi quan. Đau khổ chỉ là phương tiện. Chấp nhận thánh giá, vì đó là nhịp cầu cần thiết để con người vượt qua từ sự chết đến sự sống, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ tủi nhục đến vinh quang.

    KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
    1. Những đau khổ góp phần rèn luyện bạn nên người. Bạn có kinh nghiệm gì về điều đó?
    2. Bạn thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn nào? Qua diện mạo bên ngoài, hay qua giá trị bên trong?
    3. Qua thập giá tới vinh quang. Bạn có quyết tâm gì để thực hiện điều đó trong mùa Chay năm nay?

    ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). EmptySun Feb 24, 2013 8:13 am




    [center]CHÚA MUỐN HIỂN DUNG KHUÔN MẶT NÀO?


    Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB



    Trên núi Tabor Đức Giêsu đã hiển dung trước mặt ba môn đệ được chọn lọc. Và khuôn mặt hiển dung của Ngài đậm nét ‘Cựu Ước’, lý do là vì các môn đệ đều là người Do Thái. Một Thiên Chúa của Cựu ước phải có dung mạo uy nghi sáng láng, thân thể Ngài phải tỏa chiếu hào quang. Và để nhấn mạnh nội dung Cựu Ước, cũng xuất hiện hai nhân vật tiêu biểu là Môsê và Êlia tới đàm đạo với Người. Tuy nhiên hình như dung mạo Cựu Ước đó không phải là điều thực sự Đức Giêsu muốn tỏ lộ, cho dầu các môn đệ vì là người Do Thái, dễ dàng ghi nhận và còn khăng khăng muốn duy trì. “Thưa thày, chúng con ở đây, thật là hay. Chúng con xin dựng ba cái lều”.

    Biến cố hiển dung được cả ba Phúc Âm Nhất Lãm tường thuật với một số chi tiết khác biệt, nhưng xét về nội dung thì căn bản như nhau. Nội dung đó là: cuộc hiển dung trên đỉnh Tabor không phải là trọng tâm hay mục tiêu mà chỉ mang tính biểu tượng dùng để chuẩn bị. Hiển dung Tabor chỉ là tiền đề cho một cuộc hiển dung khác sẽ xảy ra sau này còn quan trọng hơn rất nhiều. Quả thực cả ba trình thuật đều xác định thời gian liên quan tới một lời công bố quan trọng: 06 ngày theo Mát-thêu và Máccô, hay khoảng 08 ngày theo Luca, sau khi nói những lời ấy’. Lời công bố ấy mới chính xác là điều Đức Giêsu muốn bày tỏ, hay diện mạo Người muốn hiển dung: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.” Lời công bố không chuẩn bị các môn đệ cho sự kiện hiển dung Tabor, ngược lại là đàng khác, hiển dung Tabor giải thích ý nghĩa của lời công bố. Sự chết và phục sinh của Đức Giêsu mới chính là diện mạo, là vinh quang đích thực của Thiên Chúa, diện mạo và vinh quang mà sự sáng láng chói lọi bên ngoài chỉ là hình ảnh cho dễ hiểu. Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành mà Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem”. Cuộc xuất hành được đề cập tới đó, chính là cái ‘chết và phục sinh của Đức Giêsu’, cao điểm của lịch sử Thiên Chúa biểu lộ dung mạo đích thực của Ngài: một Thiên Chúa cứu độ, một Thiên Chúa xót thương con người tội lỗi. Đức Ki-tô đã từng gọi thập giá Canvê là giờ phút Người được tôn vinh: Đã đến giờ Con Người được tôn vinh(Ga 12,23). Và không phải chỉ tôn vinh bản thân cứu độ của Người, mà còn tôn vinh chính Chúa Cha: Bấy giờ có tiếng từ trời vọng xuống: “Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!”(Ga 12,28).

    Tuy nhiên hiển dung của lòng thương xót cứu độ mà Thiên Chúa biểu lộ qua thập giá và phục sinh của Đức Kitô Giêsu thì chỉ có con mắt đức tin mới chiêm ngắm được. Phêrô đã từng ngây ngất trước vinh quang của Tabor bao nhiêu, thì lại càng bị vấp phạm trước vinh quang của thập giá bấy nhiêu: Xin Thiên Chúa thương đừng để Thày gặp phải chuyện ấy!(Mt 17,22). Còn các môn đệ khác, thì cả khi Đức Giêsu tiên báo cuộc thương khó của Ngài tới lần thứ ba, các ông không hiểu gì cả; đối với các ông, lời ấy còn bí ẩn, nên các ông không rõ những điều Người nói (Lc 18,31-34).

    Như vậy, cho dầu Lời Chúa có trình bày quang cảnh hoành tráng của cuộc hiển dung trên đỉnh Tabor, Kitô hữu biết rõ mình không được dừng lại ở đó. Cặp mắt đức tin của họ phải hướng về đỉnh Canvê hơn là Tabor, vì nơi thập giá Đức Giêsu chết treo Thiên Chúa mới thật sự biểu lộ dung mạo đích thực của Người: một khuôn mặt đầy nhân ái cứu độ. Dừng lại mãi và dựng ba lều trên Tabor là một cám dỗ, nếu không nói là phản bội niềm tin đích thực. Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.”(Mc 9,9)

    Mùa Chay là thời gian để Kitô hữu chúng ta khám phá, chiêm ngắm và đi vào vinh quang đích thực của thập giá. Hiển dung Tabor không phải là đích đến, mà chỉ là bước đầu chập chững của niềm tin. Hội Thánh muốn dẫn mọi Kitô hữu đạt tới vinh quang của thập giá, chiêm ngưỡng dung mạo chói lọi của một Thiên Chúa đầy xót thương mà Cựu Ước đã không hề biết đến. Cuộc hành trình đức tin này bất cứ tín hữu nào cũng phải làm, bắt đầu từ Phêrô thủ lĩnh, cho tới tất cả các môn đệ của Đức Kitô, các tín hữu mọi thời đại, các linh mục và tu sĩ…, nói chung là hết mọi người. Và Mùa Chay là thánh vì là thời gian để chúng ta chuẩn bị tâm hồn và củng cố niềm tin để đón nhận và chiêm ngưỡng dung mạo chói lọi của Thập Giá, trên đó Thiên Chúa hiển thị tình yêu nhân ái cứu độ của Người. Sau Đức Giêsu chịu đóng dịnh, sẽ không còn một dung mạo nào khác mà Thiên Chúa muốn hiển thị. Ngay cả Đức Kitô phục sinh khải hoàn cũng vẫn chỉ là Đấng chịu đóng đinh, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn…(Ga 20,20) Crux est lux,chứ không phải per crucem ad lucem.

    Lạy Chúa, trên thiên đàng con không mong được chiêm ngưỡng ‘thánh nhan vinh hiển’ Chúa. Dung nhan Chúa mà con mong được chiêm ngưỡng, bây giờ, trong giờ chết, và cho đến mãi muôn đời, là dung nhan của thập giá nói lên Thiên Chúa yêu thương và cứu độ. Tạ ơn Chúa, trong cái chết lâm sàn năm 2007, con đã không nhìn thấy ánh sáng chói lọi nào ngoài sự êm dịu của lòng từ nhân. Xin cho con bao lâu còn tiếp tục sống, như Phaolô, con không muốn biết tới bất cứ một đấng Kitô nào khác, ngoài Đức Kitô chịu đóng đinh; không biết tới dung mạo của bất cứ Thiên Chúa nào khác, ngoài dung mạo của Thiên Chúa từ nhân cứu độ. Amen




    [right]Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). EmptySun Feb 24, 2013 8:15 am




    [center]HÃY HIỂN DUNG HÌNH ẢNH CHÚA CHO ANH EM

    Lm.Jos Tạ Duy Tuyền



    Cái quý nhất của con nguời là được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa. Cái hạnh phúc lớn nhất của con người là gìn giữ nét đẹp cao qúy đó nơi phẩm giá làm người của mình. Và điều cần thiết nhất để có một cuộc sống tốt với mọi ngừơi là nhận ra tha nhân cũng chính là hình ảnh của Thiên Chúa.

    Thế nhưng, nhiều người đã phủ nhận điều cao qúy nơi phẩm giá làm người của mình. Họ không tin rằng có Thiên Chúa. Họ chối từ sự sống thần linh mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Từ đó người ta cũng không lo gìn giữ cái đẹp của phẩm giá làm người của mình. Họ chỉ thấy con người là một loài vật có ăn có uống. Thế giới của họ là một thế giới mạnh thắng, yếu thua, và “cá lớn nuốt cá bé”. Họ không nhận ra sự liên đới giữa người với người đều là hình ảnh Thiên Chúa, cần phải tôn trọng và sống tốt với nhau. Con người đã tự khước từ phẩm giá cao qúy là hình ảnh Thiên Chúa nên cũng dễ dàng từ khước nhau và đầy đoạ lẫn nhau. Thế giới vẫn đầy những bất công và hận thù. Con người vẫn vì những tham sân si mà làm hại lẫn nhau.

    Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Ngày xưa thỏ và sư tử sống gần nhau, nhưng sư tử rất kiêu ngạo, vẫn cho mình là to khoẻ nên xem thường loài thỏ. Sư tử thường mắng thỏ và doạ nạt thỏ suốt ngày. Thỏ tức mình không chịu nổi mới nghĩ ra cách báo thù.
    Một lần kia nó nói với sư tử rằng:
    -Thưa ông anh, em vừa gặp một thằng to lớn và trông giống anh lắm. Nó bảo em rằng: “Trên đời này nó chưa sợ ai, và cũng chưa ai dám đối mặt với nó”. Thằng cha này không coi ai ra gì cả!
    Sư tử tức giận và bảo rằng: “Thế mày có nhắc đến tên tao không?”
    -Thỏ trả lời: Sao lại không? Em vừa nhắc đến tên anh thì nó lồng lộng lên và bảo rằng anh chỉ đáng đàn em nó thôi.
    Sư tử càng tức điên người lên và hỏi: Nó ở đâu? dẫn tao đến ngay.
    Thỏ liền dẫn sư tử ra sau núi, và chỉ một cái giếng ở đàng xa và bảo: Đấy, nó ở trong đó đấy!
    Sư tử đi lại gần giếng vẻ mặt căm tức nhìn xuống đáy giếng. Quả thực, nó trông thấy ngay một tên, với cặp mắt giận dữ đang trừng trừng nhìn nó. Sư tử rống lên một tiếng, tên kia cũng rống lên một tiếng. Sư tử xù lông cổ lên tên kia cũng xù lông cổ lên. Sư tử nhe nanh múa vuốt đe doạ, tên kia cũng hăm dọa lại. Sư tử căm tức đến tột độ dồn hết sức mình nhảy phốc xuống giếng để cho thằng khốn nạn kia một trận. Thế là, con sư tử ngạo mạn tự huỷ diệt đời mình dưới giếng sâu. . .

    Thất bại của sư tử là không nhận ra mình nên đã lao vào cắn xé chính hình ảnh của mình. Sư tử chỉ muốn nhất. Sư tử chỉ muốn làm bá chủ nên sẵn sàng loại trừ tất cả các đối thủ có nguy cơ nguy hại đến vị trí số 1 của mình.

    Nếu con người của mọi thời đại biết nhìn nhận mình là hình ảnh của Thiên Chúa và mọi người là anh em với nhau, sẽ có những cách hành xử tốt với nhau hơn. Nếu con người nhận ra hình ảnh Chúa nơi tha nhân, chắc chắn sẽ không đối xử tàn bạo với nhau. Nhưng tiếc thay, nhiều người chỉ muốn làm chúa sơn lâm nên lao đầu vào cắn xé đồng loại, hành hạ đồng loại của mình và sẵn sàng làm đủ trò để loại trừ đồng loại.

    Hôm nay, lễ Chúa hiển dung nghĩa là Chúa tỏ hiện đúng dung nhan thật của Ngài. Một dung nhan thánh thiện rạng ngời mà bấy lâu nay nhân tính đã che phủ thiên tính của Ngài. Một dung nhan tinh tuyền của một vì Thiên Chúa là Thánh, ngàn trùng chí thánh đến nỗi cả ba môn đệ đều ngây ngất vì được chiêm ngắm dung nhan thật của Thầy Giêsu. Ba môn đệ đã cúi mình kính phục trước dung nhan thật của Chúa Giêsu. Đó chính là sứ điệp mà mùa chay đang mời gọi chúng ta: hãy tỏ hiện dung nhan thật của chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa ra lời nói và việc làm của mình. Hãy thể hiện sự thánh thiện của hình ảnh Thiên Chúa nơi chính mình để anh em được chiêm ngưỡng. Hãy biểu lộ lối sống tinh tuyền, chân thật của phẩm giá làm ngừơi để anh em được hạnh phúc khi sống với chúng ta.

    Mùa chay là mùa mời gọi chúng ta hãy tìm lại hình ảnh ban đầu của tạo dựng. Hãy gạn đục khơi trong để hình ảnh của Chúa luôn tỏ hiện ra nơi bản thân của chúng ta. Hãy tìm lại hình ảnh tinh tuyền ban đầu của mình, một hình ảnh chưa bị lòng ham muốn danh lợi thú làm hoen ố, mới thấy phẩm giá cao đẹp của con người thật cao qúy hơn muôn loài. Có ý thức được sự cao qúy nơi phẩm giá làm người mới biết trân trọng và gìn giữ cho mình và cho anh em. Phẩm giá con người cao qúy hơn mọi danh lợi thú trần gian, thế nên đừng bao giờ vì một chút bổng lộc trần gian, một chút vui sướng mau qua mà đánh mất phẩm giá của mình và làm tổn thương đến phẩm giá của tha nhân.

    Xin Chúa giúp chúng ta can đảm tẩy rửa những bợn nhơ tội lỗi làm hoen ố lương tri, và xin Chúa thêm ơn trợ giúp để chúng ta luôn gìn giữ nét đẹp nơi phẩm giá làm người của mình và của tha nhân. Amen


    [right]Lm.Jos Tạ Duy Tuyền



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). EmptySun Feb 24, 2013 8:16 am




    [center]THIÊN CHÚA VẪN CÒN HIỂN DUNG


    Lm. Inhaxiô Trần Ngà



    Nếu bạn là một người từ hành tinh khác vừa mới đáp xuống địa cầu lần đầu tiên, ắt bạn sẽ thấy trái đất nầy quá đỗi nhiệm mầu: ngay cả mỗi chiếc lá, mỗi chiếc vỏ sò, mỗi cánh bướm, mỗi bông hoa… đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng thật quyến rủ, thật nhiệm mầu và tâm hồn bạn sẽ ngây ngất vì vẻ đẹp lạ lùng của chúng.
    Thế nhưng trong thực tế, không mấy ai cảm nhận được vẻ đẹp nhiệm mầu của những tạo vật như thế. Tại sao?
    Vì mỗi lần nhìn vào những sự vật chung quanh, chúng ta không nhìn chúng bằng cặp mắt đầy ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng ánh mắt của người mới thấy sự vật lần đầu; chúng ta không nhìn chúng y như chúng là, nhưng chúng ta để cho những hình ảnh ta có về chúng (vốn có sẵn trong tâm trí ta) phóng hiện ra bên ngoài và bao phủ lên những vật đó.
    Thế là vạn vật chung quanh ta trở thành cũ rích và nhàm chán. Vẻ đẹp tinh khôi nhiệm mầu của chúng đã bị hình ảnh ta có về chúng phóng rọi ra che phủ nên không còn hiển dung ra được nữa. Một trong những nỗ lực của các thiền giả là thanh tẩy cái nhìn mang tính chủ quan của mình về ngoại giới để có thể cảm nhận được vạn vật đúng với bản chất của nó. Lúc đó, sự kỳ diệu của thế giới sẽ hiện nguyên hình.

    Trong cuốn sách The Golden String, văn sĩ người Anh Bede Griffiths mô tả lại một khám phá diệu kỳ của ông khi còn là một cậu học sinh.
    Một buổi chiều hè, Bede Griffiths ung dung thư thái dạo chơi ở bìa rừng. Trong lúc thơ thẩn một mình bỗng dưng cậu nhận ra tiếng hót líu lo của đàn chim trên tàng cây mới tuyệt vời làm sao! Cậu rất ngạc nhiên vì từ hồi nào đến giờ chưa bao giờ được nghe chúng hót hay đến thế.
    Đang lúc tiếp tục bước tới, cậu gặp thấy những đoá hoa của những bụi táo gai như đang nhởn nhơ mỉm cười và niềm nở chào đón cậu trông dễ thương đến lạ lùng và đang toả hương thoang thoảng trong gió. Bede cũng rất ngạc nhiên vì từ trước tới nay cậu đã từng thấy những bông hoa như thế nở rộ cả trăm lần mà không hề nhận ra vẻ đẹp tinh khôi và hương thơm dịu dàng của chúng.
    Sau cùng cậu tìm đến một nơi yên tĩnh, đứng tựa vào thân cây, lặng ngắm vầng kim ô đang dần dần chìm xuống sau rặng núi lam cuối chân trời. Bỗng chốc cậu cảm thấy trời đất vô cùng huyền diệu và bất giác cậu nghiêng mình quì gối xuống để bày tỏ một niềm cảm xúc rất thánh thiêng: cậu vừa trải nghiệm được sự hiện diện rất nhiệm mầu của Thiên Chúa trong tạo vật của Người.


    [center]***
    Theo Tin Mừng Luca được trích đọc hôm nay, chiều hôm ấy trên núi cao, ba môn đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê cũng có những trải nghiệm tuyệt vời về Chúa Giêsu. Cũng vẫn là Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt mà các ông vẫn thường gặp gỡ tiếp xúc hằng ngày, nhưng lần nầy, các ông lại nhìn thấy Người dưới một dung mạo mới: thật sáng ngời, thật hấp dẫn và đầy uy nghi, lại có cả Môsê và tiên tri Êlia hiện ra đàm đạo với Người.

    Lòng đầy hoan lạc, các ông không muốn cho giây phút mầu nhiệm đó trôi đi. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia.”


    [center]***
    Hôm nay, Thiên Chúa vẫn hiển dung dưới thiên hình vạn trạng nhưng vì đôi mắt chúng ta bị che phủ nên không nhận ra Người.
    Vinh quang của Thiên Chúa vẫn được hiển dung (được tỏ bày) trong các tạo vật của Người, qua bầu trời lung linh ánh sao đêm hay những áng mây rực rỡ ban ngày, qua những cánh đồng, những khe suối và rừng cây, qua tiếng chim ca, qua bông hoa đang nở, qua mọi tạo vật chung quanh…
    Vua Đavít cảm nhận được vinh quang ấy rạng ngời lên trong vũ trụ nên đã thốt lên:
    “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa.
    Không trung loan báo việc tay Người làm” (Tv 19, 2)

    Tình yêu của Thiên Chúa được hiển dung (được tỏ bày) rõ nét nơi tình thương chan chứa của người cha ngày đêm lao nhọc vì con, qua sự hi sinh miệt mài của người mẹ, vắt kiệt sức mình để chăm lo cho đàn con khôn lớn…
    Và đặc biệt, Thiên Chúa vẫn hiển dung (tỏ lộ mình ra) nơi những anh chị em cùng sống với ta, nhưng tiếc thay, chúng ta không cảm nhận được, nên bỏ lơ, nên thờ ơ và không còn muốn dựng lều chung sống với những hiện thân của Chúa chung quanh mình.

    Lạy Chúa Giêsu,
    Hôm xưa, ba môn đệ vui sướng nhận ra Thiên Chúa hiển dung nơi thân phận người phàm của Ngài, thì hôm nay, nguyện xin Chúa cho chúng con được nhận ra Chúa hiển dung nơi những anh chị em đang sống chung quanh. Nhờ đó, chúng con sẽ cảm nhận được hạnh phúc chan hoà vì được sống-cùng, sống-với những chi thể của Chúa mỗi ngày và có thể reo lên như thánh Phêrô hôm xưa: chúng con được ở chung với nhau nơi đây thì thật là hạnh phúc. Amen.



    [right]Lm. Inhaxiô Trần Ngà



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). EmptySun Feb 24, 2013 8:18 am




    [center]ĐỂ DUNG NHAN CHÚA TỎ HIỆN GIỮA CUỘC ĐỜI

    Lm. Paul Nguyễn Nguyên



    Sống trên trần gian này, không ai muốn phục tùng một người mà chẳng tài giỏi gì hơn mình. Không ai muốn hy sinh cho một lý tưởng không có thật. Và cũng không ai muốn thất vọng vì những gì mình mong đợi sẽ tan thành mây khói. Đó cũng là tâm trạng của các môn đệ khi đi theo Chúa Giêsu.

    Thật vậy, khi bỏ mọi sự mà đi theo Chúa, dưới con mắt của các môn đệ, Chúa Giêsu là một vị Thầy nổi tiếng làm được nhiều phép lạ, được coi là một Đấng Thiên Sai đến để giải phóng dân tộc Do Thái, Ngài sẽ lên ngôi, thiết lập vương quốc, và hẳn nhiên, các ông là những kẻ đã theo Ngài, sẽ được chia sẻ chút hơi hám của vinh quang lợi lộc. Các ông sẽ được thăng quan, tiến chức. Vì Chúa là Vua còn các ông là những thượng thư, bộ trưởng tương lai ở trong vương quốc ấy.

    Vậy mà mới hôm nào đây Chúa lại đành đoạn nói rằng: “Ngài phải chịu nhiều đau khổ, bị loại bỏ và bị giết chết”. Điều này có nghĩa là bao nhiêu mộng ước các ông dệt nên khi đi theo Thầy sẽ biến thành mây khói. Bao nhiêu hy vọng về một tương lai tươi sáng cho cuộc đời các ông đặt vào Thầy mình nay đã hết. Vì vậy đã làm cho các tông đồ hoảng sợ và hoang mang.

    Thế cho nên, để chuẩn bị tinh thần, và giúp các ông bình tĩnh trước cuộc khổ nạn mà Ngài đã loan báo. Hôm nay, Chúa dẫn theo ba môn đệ lên núi và biến hình cho các ông nhìn thấy trước vinh quang Phục sinh của Chúa, nhìn ra con người thật của Ngài. Chúa biến hình để Chúa lật cho các ông thấy đàng sau cây thập giá có gì, đó là sự phục sinh vinh quang. Nhưng quan trọng nhất là dạy cho các ông bài học về giá trị của đau khổ: phải chết đi rồi mới được sống lại, phải qua thập giá thì mới tiến tới vinh quang. Có khổ nhục ngày thứ Sáu Tuần Thánh, mới rạng rỡ sáng Chúa nhật Phục sinh. Sẽ không có vinh quang và hạnh phúc nào mà không phải trả bằng hy sinh và mất mát. Nếu có thứ hạnh phúc nào ở trần gian thì đó cũng chỉ là hạnh phúc chóng qua, giống như một cơn gió thoảng làm dễ chịu trong chốc lát vậy thôi. Nó cũng giống như giây phút mau qua của các 3 môn đệ trên Núi Tabor ngày xưa. Bất cứ một chiến thắng nào cũng chỉ đến sau một cuộc chiến đấu khốc liệt. Đứa con chào đời là kết tụ của hơn chín tháng mang nặng đẻ đau.

    Như vậy, khi kể lại cho chúng ta việc biến hình của Chúa Giêsu trong Chúa nhật thứ hai của Mùa chay thánh này, Giáo hội cũng muốn nói với chúng ta rằng: chúng ta cũng có thể biến hình đổi dạng khi chúng ta sẵn lòng cùng vác thập giá lên đồi Canvê với Chúa, khi trong cuộc sống thường nhật, chúng ta dám hy sinh bản thân để hiến dâng cho Thiên Chúa và tha nhân bằng một tình yêu trao ban vô vị lợi, qua cách nhìn hoặc cách cư xử của chúng ta, từ ánh mắt tràn đầy thù hận biến thành đôi mắt thương yêu trìu mến, từ lòng tham lam ích kỷ chúng ta đối xử với nhau trong tin yêu chia sẻ. Hay nói một cách khác, chúng ta phải lột bỏ con người cũ mà mặc lấy con người mới tốt lành thánh thiện, phải chết đi cho tội lỗi mà sống cho Chúa, để qua cuộc lột xác này chúng ta trở thành một tạo vật mới xinh đẹp với ân sủng của Chúa.

    Như thế, sống mùa Chay chính là bóc hết lớp vỏ tội lỗi, giả tạo, phô trương để dung nhan Thiên Chúa tỏ hiện rạng ngời. Và hành trình mùa Chay là hành trình trở về đáy lòng mình để gặp được Thiên Chúa nơi tha nhân, bằng thái độ kính trọng, cảm thông, sẻ chia và tha thứ. Tuy nhiên,thay đổi nào cũng đòi có từ bỏ, từ bỏ trong xót xa, nuối tiếc. Phải bị vùi lấp trong âm thầm lặng lẽ, hạt giống mới có thể đâm chồi vươn tới vụ mùa trĩu hạt. Phải lột xác trong đau đớn khó khăn, chú sâu nhỏ bé mới có thể bỏ lại lớp vỏ bọc cũ kỹ để trở thành cánh bướm tung tăng …

    Nguyện xin Chúa ban ơn trợ giúp để mỗi người chúng ta can đảm biến đổi đời sống mình, sẳn lòng chấp nhận một cuộc thanh tẩy tâm hồn, tránh xa những cạm bẫy tội lỗi, những tư lợi nhỏ nhen ích kỷ, biết bỏ đi con người tự mãn tự kiêu để mặc vào con người nhu mì khiêm tốn, biết tháo gỡ khuôn mặt u mê tội lỗi để nhận lại khuôn mặt ngời sáng thánh thiện, biết tẩy chay tâm địa xấu xa để có thể đón nhận ơn thánh Chúa. Để mùa chay thánh năm nay thực sự là mùa hồng ân đối với mỗi người chúng ta. Amen.


    [right]Lm. Paul Nguyễn Nguyên



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Dân Chài
Cấp bậc: Quản Lý
Cấp bậc: Quản Lý


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 354
Điểm NHIỆT TÌNH : 920
Ngày tham gia : 30/12/2010
Đến từ : DanChaiCLCgk@yahoo.com.vn
Job/hobbies : Truyện Ngắn
Tâm trang : So So

Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). EmptySun Feb 24, 2013 8:19 am




    [center]AI ĐƯỢC LÊN NÚI CHÚA?

    AM. Trần Bình An



    Vào ngày 12-4 -1961, Yuri Gagarin trở thành phi hành gia người Nga đầu tiên. Chiếc phi thuyền Vostok-1 bay được một vòng quanh qũy đạo trái đất trong 1 giờ 48 phút, với vận tốc 17,000 miles một giờ. Anh trở thành một anh hùng của dân tộc Nga vào lúc đó, vì đã làm cho cả nước Nga hãnh diện vì sự tiến bộ của họ. Sau đó, đã có một buổi tiếp tân rất lớn đẻ vinh danh anh. Người bạn thân và đồng nghiệp của anh là phi hành gia Alexei Leonov thuật lại.

    Lúc đó Tổng bí thưNikita Khrushchev hỏi dồn Gagarin: “Vậy hãy nói cho tôi biết, anh có thấy Thiên Chúa trên đó không?” Lưỡng lự một chút, Gagarin trả lời dứt khoát: “Vâng thưa Ngài, tôi có thấy!”Khrushche cau mày, ông dặn dò: “Đừng nói với bất kỳ ai.” Vài phút sau, người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga lại bên, hỏi Gagarin: “Vậy, con cho cha biết, con có nhìn thấy Thiên Chúa trên đó không?” Gagarin do dự trả lời: “Không, thưa cha, con không thấy”. Ngài dặn: “Đừng nói với bất cứ ai”. (Giai thoại trong New Age Journal ,Vol. 7(1990),p. 176)

    Thực tế Yuri Gagarin đã được rửa tội trong Giáo Hội Chính Thống, nhưng do áp lực của Soviet đối với Kitô giáo, anh buộc phải dè chừng lại chính mình. Sau khi bay vào vũ trụ, Gagarin đã tới nhà thờ Ba Ngôi Thiên Chúa của Đan viện Thánh Sergi lớn nhất nước Nga, để tạ ơn Thiên Chúa đã cho chuyến bay thành công tốt đẹp.

    Xưa kia, ông Môsê lên núi Sinai, được Thiên Chúa ban 10 Điều Răn, rồi ngôn sứ Êlia lên núi Khôrép, được Thiên Chúa ban cho sứ vụ. Nay Chúa Giêsu lên núi Tabor cùng với ba vị Tông đồ, Phêrô, Gioan, Giacôbê, diện mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa. Người đàm đạo với hai vị tiền bối Môsê và Êlia về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giêrusalem.

    Nhưng muốn được vinh dự lên núi Chúa, đâu phải đơn giản, dễ dàng và thoải mái như bây giờ leo núi bằng cáp treo.

    Thanh tẩy
    Chuẩn bị lên núi Thiên Chúa, Ông Môsê nhắc nhở dân chúng phải tấy uế, giữ mình thanh sạch cả tâm hồn lẫn thể xác. “Ông Môsê từ trên núi xuống nói với dân và bảo họ giữ mình cho khỏi nhiễm uế; họ giặt quần áo. Ông Môsê bảo:Trong ba ngày, anh em phải chuẩn bị sẵn sàng. Đừng gần gũi đàn bà.” (Xh 19, 14 – 15)

    Trước khi bước vào công cuộc rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu vốn chẳng hề vương vấn tội nhơ, vẫn lặng lẽ, khiêm hạ đến cùng ngôn sứ Gioan Tiền Hô, để được chịu phép Thanh Tẩy, cùng được tràn đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần.

    Nhưng than ôi, chiếc áo trắng ngày chịu Phép Rửa Tội của tôi, nay đã hoen ố, lốm đốm, đen đúa, vền vện đỏ đen, lấm lem dầu nhớt, lỗ chỗ vết thủng, rách rưới, tả tơi. Chẳng còn tươm tất, nguyên vẹn, sạch sẽ, trinh nguyên, như tâm hồn trẻ thơ nữa. May thay, sau khi ăn năn, sám hối, nhờ ơn Hòa Giải, tấm áo đã được tấy trắng, tuy không còn được như mới, nhưng cũng trở nên sạch sẽ, thơm tho, lành lặn, không còn là mớ giẻ rách bỏ đi, chỉ đáng vất vào lò lửa không bao giờ tắt.

    Chay tịnh và cầu nguyện
    Ông Môsê dẫn dắt dân Israel bốn mươi năm trong sa mạc, một cuộc lữ hành trường kỳ, gian lao, khổ cực, một cuộc chay tịnh hoàn hảo, chỉ có bánh manna và nước lã. Tuy nhiên lòng dạ dân Israel vẫn chưa tĩnh, còn ngồn ngang trăm bề, nhung nhớ củ hành của tỏi Ai Cập, lẫn bụt thần dân ngoại.

    Khi đào thoát khỏi tay hoàng hậu Ideven, ngôn sứ Êlia chạy trốn trong sa mạc, kiệt sức, ông được thiên sứ dưỡng nuôi bánh và nước. Tâm hồn thanh tịnh, phó thác vào tay Chúa Quan Phòng, ngôn sứ Êlia đi một mạch, suốt bốn mươi đêm ngày tới Khôrép, là núi của Thiên Chúa, để được giao sứ vụ. (1V 19, 8)

    Chúa Giêsu khởi đầu công cuộc cứu độ nhân thế, bằng bốn mươi ngày đêm chay tịnh và cầu nguyện trong hoang mạc, chịu tôi luyện hết cơn cám dỗ này đến cám dỗ khác. Một lòng một dạ trung kiên, đi theo Thánh Ý Chúa Cha, đã được công khai xác nhận: “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng lời Người!” (Lc 9, 35)

    Bước vào Mùa Chay Thánh, tôi lại coi chay tịnh chỉ như nghi thức bắt buộc của tín hữu Công giáo, nên chỉ tuân giữ theo hỉnh thức: kiêng thịt và ăn chay. Mà lòng dạ chẳng hề chay tịnh, chẳng hề thay đổi được gì. Vẫn cứ ham hố sự đời: tình, tiền, chức tước, địa vị… Cứ làm như tôi qua mặt Chúa dễ dàng, như lừa dối ông giám thị nhà trường, hay đốc công, giám sát tại công ty, xí nghiệp. Tôi đang theo đạo, giữ đạo, sống đạo hình thức, chứ nào sống trung thực Tin Mừng! Làm sao tôi xứng đáng lên núi Chúa?

    Từ bỏ mình & Vác thánh giá
    Cuộc xuất hành của dân Israel ra khỏi Ai Cập trước tiên có ý nghĩa từ bỏ tất cả những gì dính líu đế thân phận nô lệ. Ông Môsê đã giải thoát dân Israel , và dẫn đưa về miền Đát Hứa. Còn Chúa Cứu Thế sau này giải phóng con người toàn diện, khỏi ách nô lệ cũa ma quỷ.

    Không những từ bỏ những cám dỗ của thế gian, xác thịt và ma quỷ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi từ bỏ chính mình, bỏ cái tôi kiêu căng, tự phụ, lố bịch, để chấp nhận đau khổ, sỉ nhục và đọa đầy, vác thánh giá mà theo Người, nếu ai muốn lên Núi Chúa.

    “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay thiệt thân, thì nào có lợi ích gì?” (Lc 9, 23 -25)

    Ông Môsê, ngôn sứ Ê lia, và cả Chúa Giêsu đã sẵn sàng từ bỏ mình, nhập thể, chấp nhận vác thập giá, chấp nhận đau khổ, thử thách, để được vinh dự đến với Thiên Chúa. Còn tôi lại chạy trốn khó khăn, khổ cực, đòn vọt, để yên thân, no cơm ấm cật. Tôi từ bỏ vợ con, anh em, bè bạn, để lấy vợ bé, để ngoại tình, để kết bè kết bạn với kẻ xấu, với ma quỷ, hầu được vinh hoa phú quý, sao dám mơ tưởng lên Núi Chúa.

    “Abraham đã ra đi, vì hy vọng đến Đất Hứa. Maisen đã ra đi, vì hy vọng cứu dân Chúa khỏi nô lệ. Chúa Giêsu đã ra đi từ trời xuống đất, vì hy vọng cứu nhân loại.” (Đường Hy Vọng, số 4)

    Lạy Chúa Giêsu, được diện kiến Thiên Chúa là cõi phúc tuyệt vời, xin cho con luôn sống trong nguồn ơn thánh của Chúa, để linh hồn con có thể cảm nghiệm được sự vui sướng ngọt ngào, khi có Chúa ở cùng.
    Lạy Mẹ Maria, xin giúp con thanh tẩy, thắng vượt mọi cám dỗ, biết từ bỏ mình, để được diện kiến Thánh Nhan Chúa. Amen


    [right]AM. Trần Bình An



    Dân Chài




Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).   Suy Niệm Tin Mừng (Lc  9: 28b-36). Empty







    Sponsored content




Về Đầu Trang Go down
 

Suy Niệm Tin Mừng (Lc 9: 28b-36).

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: 
SỐNG LỜI CHÚA
 :: SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

>
-
free counters