Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? Sudieptutroi

 

 Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Kathy
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Kathy

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 340
Điểm NHIỆT TÌNH : 607
Ngày tham gia : 20/09/2009
Đến từ : England
Job/hobbies : Student
Tâm trang : Lonely

Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? Vide
Bài gửiTiêu đề: Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục?   Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? EmptyMon Nov 02, 2009 12:45 pm




    Biết rằng trong bí tích hoà giải, người tín hữu được Chúa thứ tha hết mọi tội lỗi. Vậy tại sao mà đến sau khi qua đời, họ còn phải bị Chúa trừng phạt trong nơi luyện ngục để thanh luyện. Nhiều người trước khi chết đã xưng tội với linh mục rồi ?



    Kathy




Về Đầu Trang Go down
Kathy
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Kathy

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 340
Điểm NHIỆT TÌNH : 607
Ngày tham gia : 20/09/2009
Đến từ : England
Job/hobbies : Student
Tâm trang : Lonely

Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục?   Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? EmptyTue Nov 03, 2009 11:30 am




    Luyện ngục không phải là nơi Thiên Chúa trừng phạt, nhưng là nơi các linh hồn được thanh luyện bằng lửa tình yêu để hoàn toàn thanh khiết khi vào hưởng nhan thánh Chúa.



    Kathy




Về Đầu Trang Go down
TranNam
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 355
Điểm NHIỆT TÌNH : 581
Ngày tham gia : 22/08/2009
Đến từ : HaNoi
Tâm trang : Rối bời

Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục?   Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? EmptyTue Nov 03, 2009 12:19 pm




    Sách Giáo lý GHCG số 1472 dạy rằng : để hiểu giáo lý và cách thực hành của hội thánh, chúng ta phải biết tội có 2 hậu quả.

    Tội nặng làm cho ta không được hiệp thông với Chúa, nên không được hạnh phúc vĩnh cửu. Sự mất mát này gọi là “hình phạt đời đời”. Ngoài ra, tất cả các tội dù là nhẹ, đều có sự quyến luyến lệch lạc với thụ tạo, nên cần được thanh tẩy hoặc ngay đời này hoặc sau khi chết trong luyện ngục . Sự thanh luyện đời này cũng như đời sau giải thoát ta khỏi “hình phạt tạm”. Những hình phạt này không thể được coi như hình thức báo thù Thiên Chúa giáng xuống trên chúng ta, mà phải coi là xuất phát từ bản chất của tội. Nếu tội nhân hoán cải do đức mến thiết tha thúc đẩy, họ có thể được thanh luyện hoàn toàn đến độ không cần đến một hình phạt nào nữa.
    Số 1473 dạy rằng : được tha thứ tội lỗi và tái lập hiệp thông với Thiên Chúa, hối nhân cũng được tha các hình phạt đời đời do tội. Nhưng những hình phạt tạm vẫn còn. Người kitô hữu phải cố gằng đón nhận các hình phạt tạm này như một ân sủng, bằng cách nhẫn nại chịu đựng những đau khổ và thử thách đủ loại, ngay cả cái chết. Họ phải cởi bỏ hoàn toàn “con người cũ” và mặc lấy”con người mới”, nhờ làm những việc từ bi và bác ái cũng như nhờ cầu nguyện và sám hối.

    Như vậy tội có hậu quả là : hình phạt đời đời hình phạt tạm.
    Luyện ngục liên quan đến hình phạt tạm.



    Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng ân xá, người kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều hội thánh quy định…Tuỳ việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá. Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời.


    Trong : Tông hiến về Giáo lý các ân xá của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (Có thể đọc trong Sacerdos, Linh mục nguyệt san số 64 tháng 4, 1967 từ trang 163-177), có nói về Giáo lý cần thiết cho chúng ta: “Mặc khải dạy chúng ta rằng:

    Có tội là có vạ theo sau, vạ đó do sự thánh thiện và sự công bằng của Thiên Chúa đoán phạt, và phải được đền bù ở trần gian này, bằng những sự đau khổ, khốn khó và những thử thách ở đời nhất là bằng sự chết hoặc ở đời sau bằng lửa và hình khổ hay luyện hình, vả chăng các Kitô hữu cũng vốn tin rằng: Con đường xấu có nhiều chướng ngại, gập ghềnh, chông gai và tổn thương cho kẻ đi trong đó.
    Các hình phạt đó do bản án công bình và lân tuất của Thiên Chúa ân định, hầu thanh tẩy các linh hồn, bảo tồn sự hoàn hảo của chân lý và trả lại uy quyền trọn vẹn cho vinh danh Thiên Chúa. Vì mỗi tội làm rối trật tự chung mà Thiên Chúa rất khôn ngoan và chí ái đã thiết lập, lại phá hoại muôn sự tốt lành, dầu nhìn về phía tội nhân, dầu nhìn về phía cộng đồng nhân loại. Hơn nữa, trong trí óc người Kitô hữu, từ xưa đến nay vốn biết rõ là sự tội chẳng những lỗi phạm luật Chúa và nhất là khi không phải bao giờ cũng trực tiếp và rõ ràng, còn khinh chê hay lãnh đạm với tình yêu biệt vị giữa Thiên Chúa và con người, và xúc phạm đến Thiên Chúa một sự xúc phạm thiệt thọ và không thể đo lường được mức độ chính xác, sau hết còn là vô ơn bác bỏ tình yêu mà Thiên Chúa đền xướng cho chúng ta trong Chúa Kitô, vì Chúa Kitô đã gọi môn đệ Ngài là bạn hữu, chớ không là tôi tớ nữa (số 2).
    Vậy muốn cho tội lỗi được hoàn toàn tha thứ và đền bù, thì chẳng những phải thật lòng hối cải, để được nghĩa lại cùng Chúa và đền bù sự xúc phạm đến đức khôn ngoan và từ bi của Người mà còn phải trả lại đầy đủ tất cả các sự tất cả thuộc về cá nhân hay xã hội, hay trật tự chung mà sự tội đã làm tổn thương hay huỷ hoại (Đền bù) bằng sự tự ý phạt tạ, đó là điều không thể không sinh đau khổ, hoặc bằng sự lãnh nhận hình phạt do sự khôn ngoan chân chính và rất thánh của Thiên Chúa ấn định nhờ đó mà sự thánh thiện và uy danh của Người được chiếu dãi khắp trần gian. Còn sự hiện hữu và sự nặng nề của các hình phạt đó làm cho chúng ta nhận biết sự tội điên cuồng, xấu xa và đem theo các hậu quả tai hại dường nào.
    Giáo lý về luyện ngục trình bày rõ ràng và dù tội lỗi đã được tha thứ, có thể còn lại là nhiều khi thực sự còn lại những phần phạt phải được thanh toán, và những dấu vết tội lỗi phải được thanh tẩy: Vì trong luyện ngục, các linh hồn kẻ chết “đã thật lòng thống hối khi qua khỏi đời này trong tình nghĩa với Thiên Chúa nhưng chưa đền xong các tội lỗi của mình, bằng những việc đền tội cân xứng thì sau khi chết, sẽ được thanh tẩy bằng luyện hình. Chính các kinh phụng vụ cũng chỉ rõ điều đó, các kinh này từ lâu đời vốn được cộng đồng Kitô hữu sử dụng trong Thánh lễ, như kinh cầu xin: “vì tội lỗi, chúng con đáng phải khổ cực, nhưng để hiển danh Chúa xin thương cứu thoát chúng con”.
    Vì hết mọi người, đang khi đi đường thế gian đều lỗi phạm, ít là những tội mọn cũng quen là sai lỗi hàng ngày, cho nên hết mọi người đều cần Chúa thương cứu thoát mọi hình phạt đáng chịu vì tội mình (số 3).

    VỀ ÂN XÁ:

    Giáo Luật năm 1983.

    Điều 992:

    Ân xá là sự tháo giải trước mặt Chúa các hình phạt thế tạm vì các tội lỗi đã được xoá bỏ. Người tín hữu dọn mình xứng đáng và thi hành ít nhiều điều kiện đã chỉ định thì được hưởng ơn tha thứ ấy nhờ sự trung gian của Giáo hội với tư cách thừa tác viên ơn cứu độ, Giáo Hội dùng quyền phân phát và áp dụng kho tàng đền tạ cuả Chúa Kitô và các thánh.
    Điều 993: Aân xá là toàn phần hay từng phần, tuỳ theo sự giải thoát hình phạt thế tạm vì tội lỗi là hoàn toàn hay chỉ một phần.
    Điều 994: Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá toàn phần hay từng phần, hoặc cho mình hoặc để chuyển cầu cho những người đã qua đời.

    Điều 995:
    1. Ngoài trừ thẩm quyền tối cao của Giáo Hội, chỉ những ai được Giáo luật nhìn nhận hay được Đức Giáo Hoàng cấp quyền riêng mới có thể ban các ân xá.
    2. Không quyền bính nào dưới Đức Giáo Hoàng có thể cấp cho người khác quyền ân xá, nếu không được Toà thánh minh thị dành cho một đặc quyền ấy.

    Điều 996:
    1. Để có năng cách hưởng ân xá, cần phải là người đã Rửa tội, không bị vạ tuyệt thông, sống trong tình trạng ân sủng ít là vào lúc kết thúc công tác phải làm.
    2. Tuy nhiên, để đương sự có năng cách thực thụ hưởng ân xá, cần phải có ý định thủ đắc ân xá và thi hành những công tác vào thời gian và theo cách thức mà Giáo Hội đã định.

    Điều 997:
    Ngoài ra, để ban ân xá và hưởng dùng ân xá, còn phải tuân giữ những quy định khác trong luật riêng của Giáo Hội.



    TranNam




Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục?   Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục? Empty







    Sponsored content




Về Đầu Trang Go down
 

Tại sao sau khi qua đời phải vào luyện ngục?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: THẮC MẮC CỦA BẠN-
free counters