Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Thứ Năm Tuần Thánh: HIỆN DIỆN - Lm Trần Việt Hùng Sudieptutroi

 

 Thứ Năm Tuần Thánh: HIỆN DIỆN - Lm Trần Việt Hùng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Xuan9x
TRUNG VIỆN
TRUNG VIỆN
Xuan9x

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 92
Điểm NHIỆT TÌNH : 141
Ngày tham gia : 07/09/2010
Job/hobbies : Student

Thứ Năm Tuần Thánh: HIỆN DIỆN - Lm Trần Việt Hùng Vide
Bài gửiTiêu đề: Thứ Năm Tuần Thánh: HIỆN DIỆN - Lm Trần Việt Hùng   Thứ Năm Tuần Thánh: HIỆN DIỆN - Lm Trần Việt Hùng EmptyWed Apr 04, 2012 4:37 pm




    Thứ Năm Tuần Thánh:
    HIỆN DIỆN

    Lm. Giuse Trần Việt Hùng

      Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, có nghĩa là hiện hữu đời đời. Với lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã tỏ hiện ra với loài người qua nhiều hình thức. Thiên Chúa đã xuất hiện với con người qua các sự lạ lùng trong thiên nhiên vũ trụ như sấm, chớp, động đất, cột mây và lửa cháy bụi gai không tàn lụi.

      Thiên Chúa đã nuôi dưỡng Dân Do-thái bằng Manna, thịt chim cút và suối nước nguồn. Gia bảo của Dân lữ hành là Hòm Bia Thiên Chúa. Hòm Bia chứa đựng Manna và bia đá khắc ghi Thập Giới luôn hiện diện giữa toàn dân. Dân chúng tin tưởng chính Thiên Chúa đang cùng đồng hành với họ.

      Môisen đặt Hòm Bia nơi Lều Tạm để nên dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện với dân Ngài. Khi di chuyển hay khi lâm trận, dân Do-thái đã khiêng Hòm Bia cùng đồng hành chiến đấu. Họ tin tưởng rằng Thiên Chúa đã cùng chiến đấu với họ.

      Khi thời gian đã mãn, Chúa Giêsu giáng trần hiện diện giữa lòng Dân tộc. Chúa đã đi vào lòng đời và đã đồng hành với họ, nhưng chẳng mấy ai nhận ra Ngài. Chúa đến nhà các gia nhân mà các gia nhân không nhận ra người. Thánh Gioan đã ghi nhận: Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận (Ga 1, 11).

      Sau ba mươi năm sống ẩn dật tại Nazarét, Chúa Giêsu xuất hiện rao giảng tin mừng cho các dân thành nước Do-thái trong vòng ba năm. Chúa Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ để bày tỏ quyền năng của Ngài. Dân chúng nhận lãnh các ân sủng chữa lành, ngắm nhìn sự lạ và lắng nghe tin mừng cứu độ nhưng họ vẫn không nhận biết sự viếng thăm này của Thiên Chúa.

      Khi giảng dậy, Chúa Giêsu dùng nhiều dụ ngôn để nói về Nước Trời. Ngài đã mở cửa Nước Trời để đón nhận những ai muốn lắng nghe và thực hành lời Chúa. Chúa Giêsu mời gọi và chọn từng người gia nhập vào đoàn tông đồ và môn đệ. Chúa đi rong ruổi khắp các làng mạc để đưa những con chiên lạc trở về. Chúa thương yêu ấp ủ dân như gà mẹ ấp con dưới cánh (Lc 13,34).

      Xưa kia, mỗi khi lâm trận hay gặp khó khăn, dân Do-thái khiêng Hòm Bia đi tiên phong dẫn đường chiến đấu với quân thù. Ngày nay, khi đối diện với muôn nghịch cảnh ở đời, chúng ta hãy chạy đến với Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Chúng ta có thể múc tận nguồn ân sủng và sự khôn ngoan nơi Thánh Thể Chúa. Chúa luôn hiện diện đó để đón chờ chúng ta đến viếng thăm.

      Các Nghi Thức ngày Thứ Năm Tuần Thánh ghi khắc sâu xa về ý nghĩa việc Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể. Trước khi cử hành nghi thức Bẻ Bánh, Chúa đã hạ mình cúi xuống rửa chân cho các tông đồ. Một thái độ bất ngờ và rất ấn tượng làm cho ông Phêrô phải ngại ngùng bối rối và chối từ. Chúa đã nêu gương đời sống phục vụ mà chưa từng có ai đã nghĩ tới.

      Chúa Giêsu đã dành phần quan trọng nhất trong dịp Lễ Vượt Qua của người Do-thái để thiết lập một lễ Vượt Qua mới bằng chính máu của Ngài. Đây là giáo ước mới: Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em (Lc 22, 19-20).

      Chúa Giêsu muốn các tông đồ hãy cử hành việc này mà tưởng nhớ đến Chúa. Ngay từ thời các tông đồ, mọi nơi mọi lúc Giáo Hội không ngừng thực hiện lời di chúc thánh này. Bí tích Thánh Thể trở thành trung tâm điểm của đời sống người tín hữu. Qua Bí tích tình yêu này, Chúa Giêsu kết hợp nhiệm mầu với con người. Chúa đã tha thiết cầu nguyện cùng Chúa Cha rằng: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con (Ga 17,23).

      Tiếp theo nghi thức bẻ bánh là những lời lẽ rất chân tình, Chúa khuyên dạy các tông đồ hãy sống khiêm nhu phục vụ: Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ (Lc 22, 26). Chúa Giêsu đã chuẩn bị tâm hồn các tông đồ để đối diện với tất cả những gì sẽ xảy ra trong cuộc đời nhân chứng.

      Chúa Giêsu muốn nối kết mọi người với chính thân mình. Chúa phán: Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được (Ga 15,5).Chúa ban nguồn sự sống cho mọi người. Chúa mời gọi mọi người hãy vác thánh giá theo Chúa. Hãy đến học với Chúa, vì Chúa hiền từ và khiêm nhượng trong lòng. Những ai buồn sầu khổ sở, hãy đến, Chúa sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Chúa còn cho chúng ta được đồng bàn cùng ăn một bánh và uống chung một chén.

      Chúa muốn hiện diện với chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể. Chúa nuôi dưỡng chúng ta bằng chính Thịt Máu của Chúa. Chúa hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể để chúng ta có thể tôn thờ, gặp gỡ, tâm sự, cầu nguyện và còn là thần lương bổ dưỡng tâm hồn. Chúa Giêsu đã gói trọn tất cả lề luật trong giới răn yêu thương: Yêu Chúa và yêu người.

      Bắt đầu từ chiều nay, tất cả các cộng đoàn dân Chúa trên khắp thế giới sẽ tượng niệm hành trình thương khó của Chúa một cách trọng thể. Ngay sau thánh lễ, nghi thức rước Thánh Thể đến tòa cạnh để mọi người cùng tôn thờ và suy niệm. Khung cảnh trong nhà thờ trống vắng, không hoa nến, không khăn bàn thờ và nhà tạm mở cửa trống. Nhắc nhớ chúng ta về sự nín lặng mà Chúa phải cam chịu do sự thù ghét cáo gian buộc tội của con người. Chúa bị bắt, chịu kết án và chịu khổ hình.

      Không phải Chúa chịu hình khổ một lần mà các sự khổ đau vẫn tiếp tục xảy ra nơi nhiệm thể của Chúa Kitô là Giáo Hội của Ngài. Chúa đã chấp nhận thân phận làm người, nên mỗi người đều được mời gọi để chia phần đau khổ và vinh dự của Chúa. Chúa còn đóng vai những người cùng khốn, kẻ xấu số, kẻ bị bỏ rơi, bệnh hoạn tật nguyện, người đói khát và kẻ tù đầy. Những ai ra tay giúp đỡ những kẻ xấu số này sẽ được Chúa thưởng công: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.”(Mt 25,40). Khi các Kitô hữu bị bách bớ, Chúa đã ra tay bênh vực: Saulô, Saulô, tại sao người bắt bớ Ta?

      Chúng ta hãy dùng thời giờ thinh lặng để ở lại bên Chúa. Cảm nhận tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Ngắm nhìn hình ảnh đau thương của Chúa nơi hiện trường hành xử. Cây gỗ giá đã trở thành giá cứu chuộc. Một thân hình vạm vỡ mạnh khỏe bị đánh gục ngã. Chúa chịu hình khổ như thế để làm gì? Chiêm niệm sâu lắng về mầu nhiệm ơn cứu độ.

      Bí Tích Tình Yêu là giao ước mới được ký kết bằng giá máu. Giá máu của Đấng là trung gian vũ trụ, nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành. Con người đã đóng đinh Con Thiên Chúa vào thập giá. Người Con đó lại xin Chúa Cha tha thứ cho tất cả những việc hung ác họ đã làm. Chúng ta không thể hiểu được mầu nhiệm tình yêu tha thứ này. Quỳ bên Thánh Thể Chúa, chúng ta hãy cùng khẩn nguyện xin ơn yêu thương và tha thứ.

      Lm. Giuse Trần Việt Hùng
      Bronx, New York.




    Xuan9x




Về Đầu Trang Go down
 

Thứ Năm Tuần Thánh: HIỆN DIỆN - Lm Trần Việt Hùng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
 :: MÙA CHAY

-
free counters