Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
NHÂN NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN Sudieptutroi

 

 NHÂN NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
phuong_anh099
VIỆN SỸ
VIỆN SỸ


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 40
Điểm NHIỆT TÌNH : 64
Ngày tham gia : 14/01/2010
Job/hobbies : game online

NHÂN NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN Vide
Bài gửiTiêu đề: NHÂN NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN   NHÂN NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN EmptySat Mar 03, 2012 5:37 pm




    NHÂN NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN
      Bệnh tật là một trong bốn nỗi khổ của kiếp người. Nó gắn liền với đời người vốn là hữu hạn. Bệnh tật mang những mặt tiêu cực đối với chúng ta, hiển nhiên quá rồi, nhưng nó cũng có những ý nghĩa nhân bản và tôn giáo rất quan trọng.

      I - Tôi thích nhạc Trịnh Công Sơn, và tuy chưa đến mức đam mê nhưng mỗi khi có dịp tôi ít muốn bỏ qua để đọc, để nghe nói về người nhạc sĩ-nghệ sĩ này. Mới đây thấy trên kệ một nhà sách bày bán cuốn sách dày cộm 575 trang của nhiều tác giả, nhan đề Trịnh Công Sơn – Tôi là ai, là ai (nxb Trẻ, tái bản 2011), tôi lật ra coi qua rồi quyết định mua. Có một chi tiết về cuộc đời của ông khiến tôi chú ý. Đó là khi còn trẻ Trịnh Công Sơn là một chàng trai vui vẻ, khỏe mạnh và đã giành nhiều giải thưởng thể thao trong các môn chạy, cử tạ, judo. Nhưng năm 18 tuổi, một tai nạn nặng trong lúc tập judo khiến ông phải nằm nhà thương gần hai năm tại Huế. Không ngờ thời gian rỗi rảnh nằm dưỡng bệnh này đã cho ông cơ hội suy nghĩ về kiếp người, cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, đọc rất nhiều thơ văn, triết học và tìm hiểu về ca nhạc. Ông quyết định chơi đàn guitare và bắt đầu sáng tác. Ông từng thổ lộ: “Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một đam mê khác – âm nhạc”. Tác giả bài Trịnh Công Sơntiếng hát dã tràng, đăng trong cuốn sách (tr 426-49) viết: “Tai nạn trên là một cái rủi cho ông về thể xác nhưng là một cái may cho nền âm nhạc Việt Nam. Nếu không có khúc quanh bất ngờ này, có lẽ ông đã tiếp tục chơi thể thao, đi học tiếp và không chừng đã trở thành một ông bác sĩ, hay kỹ sư nào đó… và chúng ta sẽ không bao giờ có được một nhạc sĩ tài hoa như ngày nay” (tr 428).
      II - Những gì đã xảy ra với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên bình diện nhân bản và nghệ thuật cũng thường xảy ra với vô số người trên bình diện tôn giáo, tu đức hay “đời sống thiêng liêng”.

      Tôi nghĩ tới Thánh Phanxicô Assisi (1182-1226) và Thánh Inhaxiô Loyola 1491-1556), hai vị thánh lớn đồng thời là hai vị sáng lập dòng lớn trong Giáo Hội Công giáo. Các ngài cũng giống nhau ở chỗ cả hai đều đã có lúc theo đuổi binh nghiệp, đã tham chiến và thất bại; Phanxicô bị bắt làm tù binh còn Inhaxicô thì bị thương nặng; chính qua những thử thách đó, các ngài được ơn Chúa tác động và dẫn tới chỗ chuyển hướng cuộc đời. Xin nhắc qua trường hợp thánh Phanxicô.

      Thánh Phanxicô khi còn trẻ là một thanh niên tuấn tú, con nhà giàu, thích ca hát vui chơi tiệc tùng với bạn bè. Từ sớm, ngài đã nuôi mộng công danh trong cuộc đời binh nghiệp. Tháng 11 năm 1202, chiến tranh nổ ra giữa hai thành phố Assisi và Pêrusia, ngài tham gia và bị bắt làm tù binh. Được trả tự do, Phanxicô trở về quê, nhưng cơn bệnh đã mắc phải trong tù chẳng những không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn và kéo dài một thời gian dài (1204). Qua những thử thách nặng nề đó, Phanxicô đã có dịp suy nghĩ và quay về với mình: đâu rồi mộng công danh? tất cả những chuyện này có nghĩa lý gì không? rồi đời mình sẽ ra sao đây? …Những câu hỏi nghiêm túc nhưng thật ra cũng chưa thay đổi ngay được cuộc đời chàng thanh niên trẻ trung đầy sinh lục và ham sống này sau khi anh khỏi bệnh. Còn phải có ơn Chúa thanh luyện, thúc đẩy và thêm sức…Nhưng dù sao chính chúng đã đặt Phanxicô vào một tâm trạng, tâm thế có thể hiều và đón nhận thánh ý Chúa khi Người bày tỏ ra ít lâu sau tại Spoleto trong một giấc mơ của chàng chiến binh trẻ đang trên đường gia nhập đoàn quân Thập Tự của Tòa Thánh: “Này Phanxicô, con nghĩ xem: phục vụ ông chủ hay phục vụ người đầy tớ, đàng nào đúng hơn? … Thế sao con lại muốn phục vụ tên đầy tớ?” Mùa hè 1205, Phanxicô, “Ông Hoàng của giới trẻ” –như bạn bè đã quen tôn vinh ngài- tham dự cùng bạn bè một cuộc vui cuối cùng trước khi khởi sự cuộc đời hoán cải để rồi trở thành một trong những người canh tân Giáo Hội vĩ đại nhất.

      Liệu chúng ta có thánh Phanxicô không nếu như các dự tính tuổi trẻ của cậu con trai ông nhà giàu Pietro Bernadone này không bị những thử thách của tù đày và bệnh tật chận lại và giúp cho biết đi sâu vào nội tâm và sẵn sàng đón nhận ơn thánh của Chúa?

      III - Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo dạy:

      “Bệnh tật và đau khổ là những thử thách nặng nề nhất trong cuộc sống con người. Khi lâm bệnh, con người cảm nghiệm sự bất lực, giới hạn và sự hữu hạn của mình. Bệnh tật khiến con người ý thức về cái chết nhiều hơn.

      Bệnh tật có thể làm cho con người xao xuyến, yếm thế, đôi khi đưa tới tuyệt vọng và nổi loạn chống lại Thiên Chúa, nhưng cũng có thể làm cho con người chín chắn hơn, giúp họ nhận ra những điều phụ thuộc trong cuộc sống để biết quay về với những điều chính yếu.Thường bệnh tật hối thúc con người tìm kiếm Thiên Chúa và quay về với Người”.

      Những nhận định trên là của sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, trong mục nói về Bí tích Xức Dầu bệnh nhân. Tôi tìm đến đoạn giáo lý này sau khi đọc cuốn Hồi ký của anh bạn linh mục Đamianô Đoàn Văn Lữ, người vừa mới mừng 50 năm Khấn dòng cùng với tôi và hai bạn khác tại tu viện Phanxicô Thủ Đức hồi tháng 6, 2011, bởi vì qua cuốn Hồi ký, tôi bất ngờ khám phá ra nơi anh một đời sống nội tâm phong phú và có chiều sâu – một khía cạnh có thể nói là hoàn toàn mới mẻ, mà chính anh nhìn nhận là nhờ ơn Chúa tác động qua bệnh tật mới có. Phần lớn nội dung của tập sách không phải là “hồi ký” đúng nghĩa nhưng là những cảm nghiệm và suy tư xung quanh bệnh tật và cái chết.

      Anh viết như sau, không lâu trước khi mừng Kim Khánh: “Năm nay đúng 50 năm con khấn dòng 1961-2011. Nhưng đời tu con chia làm hai giai đoạn rõ rệt: 1961-2007 và 2007 về sau; giai đoạn tạm gọi là dấn thân và giai đoạn hồi tỉnh nằm trên giường bệnh. Nói cách khác, giai đoạn sống và giai đoạn chiến đấu. Và theo con, lạy Chúa, giai đoạn thứ hai mới là giai đoạn có ý nghĩa hơn, có giá trị hơn nếu có thể nói như vậy. Bệnh tật đã đem lại cho con một cái nhìn đúng hơn về cuộc đời và nhất là về ý nghĩa đời tu” (tr 226-227).

      Anh Đamianô bị tai biến mạch máu não trưa ngày 2 tháng giêng 2007 khi đang ăn cơm trưa với cộng đoàn Thanh Hải của anh (Nha Trang).
      Một thử thách ghê gớm!

      “Chúa biết không, bệnh tai biến làm cho con người mất hầu hết khả năng thể xác và tinh thần. Ai cười con cười theo, ai khóc con khóc theo” (tr 67). Anh thú nhận: “Khi lâm bệnh tai biến mạch máu não, cũng như những người bệnh khác, con gặp khủng hoảng. Hoang mang, không ngủ được; không có một ngày được khỏe. Sống với nhiều mặc cảm và lo lắng. Tuy nhiên sau một thời gian, Chúa cho con lấy lại bình tĩnh từng ngày một…” (tr 149) Và rồi: “Sau hơn một năm vật lộn với bệnh tật và nhiều lần nản lòng, con đã xin Chúa, nếu đẹp lòng Chúa thì xin cho con được chết. Nhưng hình như con chưa đền tội đủ và nhất là chưa ý thức đủ tình thương của Chúa đối với con, nên Chúa chưa để con chết. Nghĩ như vậy, con bắt đầu tập đi bộ và tập thể dục, quyết chiến đấu với bệnh tật; vừa tập vừa cầu nguyện … Lúc đầu ngồi xe lăn mà sơ Đ. đã kiếm cho mượn; đẩy đi đẩy lại trong hiên, rồi từ từ đẩy ra đường, sau đó lại bỏ xe lăn, chống gậy đi ra đến bờ biển [cách tu viện khoảng 4, 5 phút đi bộ đối với người thường], ngồi một lúc rồi con lại chống gậy về, bước đi còn choạng vạng và cứ sợ đụng xe … Từ từ con đi khá hơn và tập thêm thể dục ở nhà. Nhờ thế mà con thấy mình lấy lại sự sáng suốt, con mở vi tính, thấy khó đọc, nhưng mỗi ngày một tý, con tập từ từ, thấy ngày càng tiến bộ. Tạ ơn Chúa!” (tr 68).

      Hồi tâm “trở lại” nhờ bệnh tật.

      “Qua cơn bệnh này Chúa đã giúp con trở lại với Chúa; trở lại trong đời sống đạo đức, kết hiệp với Chúa có chất lựợng hơn, giờ kinh, thánh lễ có chất lượng hơn, tránh được các cơn cám dỗ dễ dàng hơn, tránh được dịp tội nhiều hơn. Đau khổ của bệnh tật giúp con gần Chúa hơn. Bệnh tật cũng là dịp để con ăn năn thống hối tội lỗi mình; nhìn lại đời mình rõ hơn; nhất là nhận ra tình yêu Chúa cách thấm thía hơn (…) Nhờ dịp bệnh tật này mà con sống tin tưởng hơn vì con nhận ra tình thương Chúa hướng dẫn đời con từng bước một cho đến giờ phút này” (tr. 151).
      “Chúa hướng dẫn đời con”, tôi hiểu rồi, đó là một cảm nhận quan trọng của anh Đamianô khi nhìn lại đời mình trong cơn bệnh tật, nên anh mới đặt cho tập Hồi ký cái đầu đề: CHÚA DẪN CON ĐI.

      Còn nhiều điều khác mà anh bạn tôi nói về lợi ích của bệnh tật đối với anh, tôi không thể ghi lại, nhưng có điều sau đây thì tôi không muốn bỏ qua: “Những ngày con bệnh nặng, con cảm nghiệm được rằng, cái vỏ bề ngoài đã vỡ tung ra, con trở nên trần trụi trước mặt Chúa và trước mặt con; trần trụi về những yếu đuối và tội lỗi của con. Đó là sự thật mà qua bao cuộc tĩnh tâm con không tìm ra. Hôm nay con xuất hiện trong sự thật của mình với lòng thống hối; và đồng thời con cũng cảm nhận một cách thấm thía lòng thương xót bao dung của Chúa. Chúa đã chờ đợi con ở giây phút này. Con cảm tạ Chúa muôn ngàn” (tr.99-100).

      Sống hữu ích.

      “Con tàn nhưng không phế, bệnh tật nhưng con vẫn cảm thấy được khía cạnh tích cực của bệnh tật, bệnh nhưng vẫn có ích, ích cho mình và cho nhiều người khác. Tạ ơn Chúa muôn vàn!” (tr. 150). Ích cho mình, thì chúng ta vừa thấy qua một đôi nét, nhưng ích cho kẻ khác ở chỗ nào? Câu trả lời tìm thấy rõ nhất trong cuốn Hồi ký, đó là: cái máy vi tính. “Trong thời gian chờ lễ vượt qua [cái chết], sau khi sức khỏe được phục hồi phần nào, Chúa lại soi sáng cho con làm việc tông đồ trên máy tính: mỗi ngày con cố gắng dọn một bài suy gẫm theo các bài đọc của thánh lễ hôm sau, và gởi cho các emails quen thân. Khi được các người nhận bài suy gẫm tỏ ra ủng hộ và khuyến khích con tiếp tục, thì con lại đề nghị với họ phát tán bài suy gẫm đó ra cho các emails quen thân của họ” (tr. 69). Tôi thường nghỉ hè tại cộng đoàn Thanh Hải của anh, và tôi nhận thấy anh rất siêng làm việc trên máy vi tính. “Cám ơn Chúa đã soi sáng cho con làm công việc nhỏ bé này trước là để giúp đời sống thiêng liêng của con, sau là để giúp ích cho người ta, được chừng nào hay chừng ấy. Sống tuổi già bệnh tật, nhưng Chúa vẫn hướng dẫn con làm việc cho Chúa. Con cám ơn Chúa” ( tr. 69).

      Tập Hồi ký kết thúc vào ngày lễ Phục sinh 2011 với bài suy gẫm về “sa mạc”: … “Muốn vào đất hứa phải qua sa mạc, và Israel đã đi một chặng đường dài suốt 40 năm, con mới đi được một chặng nhỏ bốn năm rưỡi! Chúa đưa Israel vào sa mạc để thanh tẩy họ trước khi được vào đất hứa. Chúa cũng đưa con vào sa mạc để thanh tẩy tội lỗi con trước khi đưa con vào đất hứa của con. Con tạ ơn Chúa. Xin Chúa ban ơn kiên nhẫn để con tiếp tục thanh tẩy mình”. Sau câu này, anh Đamianô viết thêm hai chữ: “Còn tiếp”. Anh nghĩ mình sẽ viết tiếp Hồi ký vì có thể Chúa thấy anh chưa được thanh luyện đủ để vào “đất hứa” của mình. Nhưng anh lầm. Chắc hẳn Chúa đã thấy anh sẵn sàng cho cuộc “vượt qua” sa mạc trần gian rồi !

      Ngày 7 tháng 8, 2011, vào lúc 9g00 sáng, Chúa đã gọi anh lên đường thanh thản bình an.

      (Trích sách NHƯ HỒN TRONG XÁC, nxb Phương Đông, TP.HCM tháng 12,2011)

      Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô



    phuong_anh099




Về Đầu Trang Go down
 

NHÂN NGÀY QUỐC TẾ BỆNH NHÂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: GIỚI TÍNH CHO KITO GIÁO :: THUỐC HAY & SỨC KHỎE-
free counters