Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Các Vai trò trong CLC Sudieptutroi

 

 Các Vai trò trong CLC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
PeterLuong
Admin

Admin
PeterLuong

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 668
Điểm NHIỆT TÌNH : 1851
Ngày tham gia : 17/08/2009
Đến từ : Peterluong80@yahoo.com
Job/hobbies : I Love You Jesus

Các Vai trò trong CLC Vide
Bài gửiTiêu đề: Các Vai trò trong CLC   Các Vai trò trong CLC EmptyFri Oct 14, 2011 9:08 am




    CÁC VAI TRÒ TRONG CLC



      Các vai trò trong đồng hành đều nhằm mục đích phục vụ. Nói rõ hơn, phục vụ là giúp các nhóm viên trên đường “bước theo Đức Giêsu Kitô và cộng tác với Ngài để xây dựng Nước Trời” (NTCB 4). Do đó, các vai trò trong nhóm là sứ mệnh Chúa giao phó hơn là nhiệm vụ tự mình suy nghĩ ra.


      Khi nói về nhóm hoặc “cộng đoàn”, về các vai trò nhóm viên, Điều phối và bạn đường nhóm, chúng ta đang nói về những nhóm nhỏ có từ bảy đến mười hai người. Những nhóm nhỏ đó thuộc về một cộng đoàn lớn hơn (“vùng”), và do đó họ có thể nhờ “vùng” giúp đỡ.

      Thành viên CLC (Nhóm viên):Nhóm viên là thành phần thiết yếu của CLC. Mỗi nhóm viên chia sẻ trách nhiệm trong nhịp sống và sứ mệnh của nhóm. Vì khả năng phục vụ và làm việc tông đồ của CLC bắt nguồn từ ơn gọi riêng của mỗi nhóm viên, cho nên tương lai của nhóm sẽ dựa theo sức sống nội tâm và tinh thần phục vụ của mỗi nhóm viên. Tức là nhóm viên:



        - Thành thật ao ước tiến bước trong tình than với Chúa.

        - Mong ước lớn lên trong đời sống cá nhân, đời sống tình cảm và đời sống phục vụ.

        - Muốn thuộc về một nhóm

        - Sẵn sàng cam kết tham gia các buổi họp sinh hoạt của nhóm, cũng như lãnh nhận trách nhiệm trong nhóm.


      Điều phối : Tức là Trưởng nhóm cũng là một thành phần trong nhóm và được bầu lên để phục vụ với một nhiệm kỳ nhất định. Trách nhiệm chính của Điều phối là khuyến khích tất cả các nhóm viên đóng góp cho nhịp sống nhóm. Như vậy, Điều phối không tự mình làm tất cả nhưng kêu gọi anh em cộng tác và giúp họ hoàn thành bổn phận. Những công việc thường xuyên của Điều phối với sự cộng tác của Người đồng hành là:



      1. 1. Bảo đảm có người chịu trách nhiệm cho mỗi buổi họp và sinh hoạt nhóm.

      2. 2. Năng động sự cảm thông và tình than giữa tất cả nhóm viên.

      3. 3. Giúp anh chị em cảm thấy họ thuộc về nhóm qua những chia sẻ, hoặc sinh hoạt đặc biệt như du ngoạn, mừng sinh nhật, thăm hỏi anh em đau ốm, v.v.

      4. 4. Khuyến khích nhóm phục vụ và tham gia sinh hoạt tông đồ theo khả năng và hoàn cảnh của mỗi người.

      5. 5. Cộng tác với các Điều phối khác trong vùng.


      Người đồng hành : Người đồng hànhvà “bạn đường cầu nguyện” (trong các khóa Linh Thao)có nhiều điểm giống nhau. Người đồng hànhmong giúp anh chị em trong nhóm tùy theo mức tiến triển của mỗi người. Người đồng hànhcó hai nhiệm vụ chính:



      • 1. “Định bệnh”: Giúp nhóm‎ ý thức đa số anh chị em trong nhóm muốn chia sẻ kinh nghiệm sống đến mức độ sâu xa thế nào; đặt mình trong hoàn cảnh của họ để nhận định ý Chúa dành cho mỗi người và cho cả nhóm.

      • 2. “Cho thuốc”: Đề nghị những phương pháp hữu hiệu để Chúa soi sáng và củng cố mọi phạm vi trong cuộc sống của nhóm viên và của cả nhóm.

      Đối với bạn đường nhóm, việc quan trọng nhất và đòi hỏi nhiều thời giờ nhất là làm linh hướng cho các nhóm viên theo nhu cầu. Đương nhiên, Người đồng hànhcũng cần có sự giúp đỡ của nhiều linh hướng khác.


      Nhiều khi Người đồng hànhcũng có thể mở rộng môi trường hoạt động và phục vụ của nhóm qua những liên hệ với các cơ quan của Giáo hội hoặc chính quyền địa phương.


      Người đồng hànhkhông thuộc về nhóm mà họ đang giúp nhưng thuộc về một nhóm khác. Sở dĩ như thế là vì họ cần một khoảng cách giữa chính mình và nhóm nhằm có một cái nhìn khách quann hơn. Ở đây, giữ một khoảng cách không có nghĩa là tách biệt ra. Nói cách khác, dù thông cảm với mỗi anh chị em, Người đồng hànhkhông bị vướng mắc vào hoàn cảnh của họ.


      Một điều quan trọng nữa là các Người đồng hànhtrong một vùng nên làm việc với nhau chứ không làm viẹc riêng rẽ. Trong những phiên họp của các Người đồng hànhtrong vùng, ngoài việc học hỏi kiến thức, họ cũng chia sẻ kinh nghiệm và phương cách giải quyết những vấn đề trong và ngoài nhóm.


      Tìm Người đồng hànhtốt không phải là điều dễ. Những khóa huấn luyện Người đồng hànhrất cần thiết nhưng vẫn không đủ vì học hỏi là một tiến trình kéo dài mãi mãi.


      Những phạm vi chinh để học hỏi là:



      • - Có kinh nghiệm Linh thao cho chính mình và hướng dẫn người khác Linh Thao.

      • - Học hỏi về Linh Thao, chẳng hạn những phụ chú (annotations: LT 1-20), mục tiêu mỗi “tuần”, nguyên tắc phân biệt thần loại,…

      • - Gặp linh hướng thường xuyên.

      • - Biết mục tiêu của CLC và các giai đoạn tiến triển của nhóm và cá nhân.

      • - Biết hòa đồng với anh chị em trong nhóm, có khả năng chỉ dẫn nhóm và được đa số chấp nhận.

      • - Biết dung hòa đời sống nội tâm và phục vụ, đức tin và công l‎‎ý xã hội, đạo và đời.

      • - Biết làm việc chung với các Người đồng hànhkhác trong vùng.

      Cha Linh Hướng CLC (Cha tuyên úy): Mỗi cấp CLC đều có một Cha Linh hướng, được bổ nhiệm theo giáo luật và theo những Quy Tắc Căn Bản. Vị này dự phần vào đời sống cộng đoàn ở những cấp độ khác nhau, theo những QTCB. Cùng làm việc với những người lãnh đạo CLC, vị tuyên úy chủ yếu lo sao cho đoàn thể cộng đoàn tiến triển về Kitô giáo, đồng thời giúp các thành viên tăng trưởng theo những đường lối của Thiên Chúa, đặc biệt qua Linh Thao. Do sứ mạng được hàng giáo phẩm giao phó và dựa vào quyền của hàng giáo phẩm, vị tuyên ‎ còn có trách nhiệm đặc biệt về những điều liên quan tới giáo thuyết và mục vụ và về sự hài hòa trong cộng đoàn (NTCB 14).


      Nguyên tắc sau cùng[/b]


      Mỗi quốc gia và vùng nên áp dụng nguyên tắc về các vai trò theo hoàn cảnh, nhu cầu và khả năng của họ. Tuy nhiên, nhịp sống và sức phục vụ của các nhóm sẽ tùy thuộc vào nỗ lực của mỗi người trong vai trò của mình.


      NGƯỜI THỢ MỘC


      Một người thợ mộc muốn về hưu sớm. Anh ta nói với ông chủ ý định muốn từ bỏ công việc xây cất nhà cửa để sống một đời sống an nhàn bên cạnh vợ con và đại gia đình. Anh ta sẽ hơi hụt tiền nhưng nhất quyết muốn về hưu. Thế nào anh cũng xoay sở được.



      Ông chủ rất tiếc vì anh là một nhân viên giỏi. Ông xin anh ta một đặc ân cuối cùng là xây them một cái nhà nữa và anh có thể tùy ý lựa chọn kiểu nhà để xây, sử dụng tất cả mọi vật liệu quý‎ nhất như ý muốn và anh có thể dung tất cả mọi chuyên viên của hãng.



      Anh thợ mộc đồng ý nhưng người ta thấy ngay anh không nhiệt tình trong công việc này. Anh lựa chọn một kiểu nhà tương đối đơn sơ, dễ làm với các vật liệu bình thường. Thật không phải là một cách huy hoàng để từ giã nghề thợ mộc yêu quý‎ của anh lâu nay.



      Khi người thợ mộc hoàn tất công việc và ông chủ đến xem xét nhà, ông chủ đưa chìa khóa cho người thợ mộc và nói:



      “Đây là cái nhà của anh, tôi xin tặng anh với tất cả tấm long của tôi”.



      • Câu hỏi:



      1. 1.Trong thâm tâm anh thợ mộc tưởng đang xây nhà cho ai?

      2. 2. Trong suốt thời gian anh xây nhà, anh mong muốn gì?

      3. 3. Nếu biết đang xây nhà cho chính mình, anh sẽ làm việc trong thái độ nào?

      4. 4. Động lực và ước muốn nào thúc đẩy tôi sống và hoạt động? (về phương diện con người tự nhiên cũng như siêu nhiên).

      5. 5.Tôi có luôn luôn can đảm, nhận thức và thực hiện ước muốn đích thực của tôi không?



      Tại sao việc tìm hiểu ước muốn của mình là một điều quan trọng:



      Ước muốn nào của chúng ta cũng là những kinh nghiệm có thật nhưng không phải là tất cả mọi ước muốn đều đích thực như nhau. Những ước muốn đích thực bắt nguồn từ “con người thật của mình” chứ không phải từ con người “hời hợt bên ngoài”. Ước muốn đích thực bắt nguồn từ “tác động của Thần Khí”.



      Những ước muốn đích thực của chúng ta thường có liên quan tới ơn gọi của mình, giúp chúng ta định hướng cuộc sống theo những gì chúng ta thật sự mong muốn.



      Ước muốn của chúng ta càng đích thực thì càng thúc đẩy chúng ta làm vinh danh Thiên Chúa. “Chúa thúc đẩy chúng con tìm những gì dịu ngọt nhất khi chúng con làm vinh danh Chúa bởi vì Chúa dựng nên chúng con cho Chúa và tâm hồn chúng con an nghỉ bao lâu nó chưa được nghỉ an trong Chúa” (Thánh Âu-tinh)



      Chúng ta không nên hãi sợ và coi thường các ước muốn của mình: Khi chúng ta hãi sợ và coi thường ước muốn này thành sự thật. Chúng ta không nên an phận khi chúng ta chưa dấy lên được ước muốn trong long, hoặc khi thấy chưa mạnh đủ. Một trong những mục đích của cầu nguyện là đào sâu và mở rộng ước muốn của mình. Tôi mong ước gì? Tôi muốn có một ước muốn nào.

      (Ed Kimerk, S.J, Elicting Great Desire, Studies in the Spirituality of Jesuits, Nov. 1984)



    PeterLuong




Về Đầu Trang Go down
http://www.clcgk.forumvi.com
 

Các Vai trò trong CLC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: "(¯`·.º-:¦:-..:. THÔNG TIN.:..-:¦:-º.·´¯)" :: CLC-
free counters