Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? Sudieptutroi

 

 Đức Giêsu cầu nguyện thế nào?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Kathy
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Kathy

Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 340
Điểm NHIỆT TÌNH : 607
Ngày tham gia : 20/09/2009
Đến từ : England
Job/hobbies : Student
Tâm trang : Lonely

Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? Vide
Bài gửiTiêu đề: Đức Giêsu cầu nguyện thế nào?   Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? EmptySat Aug 06, 2011 11:33 am




    Đức Giêsu cầu nguyện thế nào?


    Lung linh

    Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? Jesus_praying
      Trong trình thuật này, Matthêu, Marco kể khá đơn giản, giống như 2 sự kiện đi theo nhau một cách bình thường:

      Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng.

      Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. (Mt 14:22).

      Nhưng qua Tin Mừng của Gioan, câu chuyện trở nên hào hứng hơn, thâm sâu hơn.
      Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói : “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian !”
      Nhưng Đức Giê-su biết họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua,


      Sau khi chứng kiến phép lạ, dân chúng phấn khởi quá, bàn tán với nhau:

      Ông này quả là ngôn sứ chúng ta mong đợi từ lâu. Đúng là người được Chúa chọn và xức dầu. Thế thì chúng ta hè nhau tôn Ngài lên làm vua đi. Bảo đảm sẽ không ai bị đói nữa.

      Ấy là chưa kể ông ta có thể hô một tiếng, quân thù ngã lăn ra chết như rạ, không cần gì phải chiến đấu làm chi cho mệt xác.

      Tiếng rì rầm… rì rầm… có vẻ càng lúc càng lan rộng.

      Nguy quá, nếu không tìm cách lánh mặt thì chẳng mấy chốc đám đông này sẽ trở thành cơn bão biểu tình..và biết đâu họ sẽ công kênh Ngài lên kiệu vai. Trong khí thế cách mạng hừng hừng như thế, họ tiến tới dinh Hêrôđê, giết cả hoàng tộc rồi chính thức tôn Ngài lên làm vua.

      Biết được âm mưu đó, Ngài lập tức tìm cách giải tán đám đông và hẹn gặp lại lần sau.

      Thực vậy, sau đó chẳng bao lâu, Theo trình thuật của Matthêu, Ngài lại cho họ ăn no chỉ với 7 chiếc bánh và một ít cá, còn dư được 7 thúng đầy.

      Giống như lần trước, sau khi giải tán dân chúng

      …..Người lại lánh mặt, đi lên núi một mình.



      Ngài lên núi làm gì vậy?

      Chắc chắn không phải lên núi để tìm vần thơ!!

      Chắc chắn không phải lên núi để ôn lại những giây phút kỷ niệm làm phép lạ huy hoàng.

      Chắc chắn không phải lên núi để sấp mình thờ lạy Chúa Cha

      Chắc chắn không phải lên núi để năn nỉ ỉ ôi hết ơn này tới ơn khác cho mình và cho các môn đệ..

      Thế, Ngài lên núi làm gì vậy?

      Trong thời gian nghiên cứu Kinh Thánh, chúng tôi lấy làm lạ, tại sao các môn đệ không ai hỏi xem Thầy lên núi làm gì ? Thầy cầu nguyện thế nào?

      Thì ra các ngài vẫn còn loạng quạng quá lắm.

      Theo trình thuật của Luca, sau 3 biến cố lớn: bánh hóa nhiều lần thứ nhất; bánh hóa nhiều lần thứ hai; cuộc hiển biến huy hoàng trên núi Tabor, các môn đệ vẫn cón mù tịt về cầu nguyện.

      Vì thế, Có một lần Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người:

      “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” (Lc 11:1)

      Đức Giêsu dạy các ngài Kinh Lạy Cha.



      Tới đây, chuyện Ngài lên núi làm gì vậy?

      dường như vẫn còn bị bỏ ngỏ…

      Sau một thời gian nghiền ngẫm Kinh Thánh, chúng tôi đã khám phá ra bốn cách thức cầu nguyện của Thày Giêsu.

      Cách thứ nhất: Cầu nguyện công khai, lớn tiếng giũa đám đông.

      Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói : “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. (Mt 11:25)

      Cách thứ hai: Cầu nguyện riêng bằng lời. thí dụ như:

      Người đi xa hơn một chút, sấp mặt xuống, cầu nguyện rằng : “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” (Mt 26:39)

      Cách thứ ba: Cầu nguyện không lời.

      Trong những ngày ấy, Đức Giê-su đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa. (Lc 6:12)

      Đó là những giờ phút Thầy Giêsu đắm chìm trong Chúa Cha,

      Đó là những giờ phút Thầy Giêsu kết hiệp nên một với Chúa Cha

      Đó là những giờ phút Thầy Giêsu cảm nghiệm sống động sự hiện diện của Cha trong tâm mình.

      Cách thứ tư

      Cầu nguyện bằng cuộc sống kết hiệp nên một với Chúa Cha và Thánh Thần.

      Hay nói cách khác:

      Thầy Giêsu để chính Cha hoạt động qua sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa.

      Có người cho rằng Đức Giêsu đến trong thế giới không phải đề sống - nhưng là để chết. Tất nhiên là họ đề cao sứ mạng cứu chuộc nhân loại bằng hy sinh tự hiến mình trên Thánh Giá.

      Đúng thôi, nhưng từ năm 1964, Công Đồng Vaticanô II đã quan niệm sự cứu rỗi dưới hình thức hiệp thông với Ba Ngôi:

      Giáo hội phổ quát xuất hiện như “một dân tộc được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” ( Hiến chế Tín lý về Giáo hội 1:4)

      Đã nói tới hiệp nhất, lập tức chúng ta hiểu rằng sống trong nhau, cho nhau, vì nhau, nên một trong nhau. Trong Lời mở đầu Tin Mừng thánh Gioan, chúng ta dã bắt gặp một câu rất đơn giản, ngắn gọn như một các cửa sổ mở ra cả một khung trời bừng sáng yêu thương: Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa (Ga 1:1).

      Như trái đất xoay quanh mặt trời, Đức Giêsu luôn hướng về Chúa Cha và lớn lên từ nguồn sống của Cha:

      Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha (Ga 6:57). Sống nhờ Chúa Cha tức là sống nhờ Thần Khí của Cha. Hay nói cách khác , Đức Giêsu được đầy Thần Khí và sống dưới sự hướng dẫn và quyền năng Thánh Thần.

      Ngay giây phút đầu tiên nhập thể trong lòng Đức Maria, Đức Giêsu đã tràn ngập Thần Khí: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.(Lc 1:35).

      Quyền năng Đấng Tối Cao cũng chính là Thần Khí Thiên Chúa không những bao phủ mà con thấm nhập toàn thân-tâm Đức Maria lẫn hài nhi Giêsu vừa mới xuất hiện trong cung lòng của Mẹ.

      Trong suốt thời kỳ ẩn dật tại Nazaret:

      Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.(Lc 2:40).

      Sức mạnh, khôn ngoan, ân huệ đích thực là hoa trái của Thánh Thần. Chứng tỏ Đức Giêsu đã lớn lên trong Thần Khí của Cha.

      Để mở đầu cho cuộc rao giảng công khai, Đức Giêsu đã chịu phép Rửa.

      Đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con. (Lc 3:21-22).

      Chúng ta đừng tưởng Thánh Thần phải kiên nhẫn chờ đợi Đức Giêsu trưởng thành theo kiểu tam thập nhi lập, lúc đó Thánh Thần mới bắt đầu ngự xuống trên Ngài. Đây chỉ là diễn tả theo kiểu nói của nhân loại. Thực ra Thần Khí Thiên Chúa lúc nào cũng tràn đầy trong tâm hồn Đức Giêsu.

      Sau đó, Người được Thánh Thần dẫn vào trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ. (Mc 4:1). Đức Giêsu đã dành 40 ngày ăn chay, cầu nguyện để chuẩn bị cho cuộc Loan Báo Tin Mừng nước Thiên Chúa: Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê (Lc 4: 14). Ta thấy đó từng bước chân của Đức Giêsu đều được Thánh Thần khuyến khích, thúc đẩy hăng hái ra đi bẳng những bước chân đon đả, như những bước chân của Đức Maria cũng đã từng đon đả lên miền sơn cước để đem Tin Mừng cho người chị họ Ê-li-da-bét và hài nhi Gioan vẫn còn trong bào thai.

      Chúng ta cùng nhau đọc lại Lời Chúa nền tảng mở đầu cho cuộc Loan Báo Tin Mừng của Đức Giêsu: Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh…Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. (Lc 4: 16,18).

      Như thế, công cuộc Loan Báo Tin Mừng cần phải có điều kiện trước tiên đó là Thần Khí Chúa ngự bên trên và Người sai đi. Tất nhiên chúng ta không thể hiểu máy móc Thần Khí Chúa ngự trên Đức Giêsu như một ông thần chỉ huy dẫn đường. Trái lại, Thần Khí vừa ở trên chiếu soi, vừa ở ngoài, bao phủ, chở che mà còn vừa ở trong như nguồn tình yêu, nguồn sức mạnh, nguồn sức sống thần linh. Chính vỉ thế Đức Giêsu đã mạnh mẽ tuyên bố: Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống.(Ga 6:63)

      Vào những ngày cuối đời, Nhờ Thánh Thần hằng hữu thúc đẩy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. (Dt 9:14).

      Rồi trong phút lâm chung trên Thánh giá: Đức Giê-su nói: "Thế là đã hoàn tất! " Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.(Ga 19:30).

      Sau khi sống lại, Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em! "… rồi Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.(Ga 20:19,22).

      Chúng ta thấy đó, từ khi hạ sinh trong lòng đức Maria cho tới lúc về trời, Đức Giêsu đã hiến trọn đời mình để sống và lớn lên trong Thần Khí của Cha nên Đức Giêsu mới khám phá ra một chân lý vừa cao siêu vừa thực tế mà Anh Cả Giêsu muốn ân cần trao tận tay chúng ta. Đó là cảm nghiệm thú vị tuyệt vời và sâu thẳm khi Đức Giêsu xác tín mình hoà nhập làm một với Chúa Cha, đến nỗi không thể nào phân biệt đâu là Giêsu đâu là Chúa Cha. Cảm nghiệm này được Đức Giêsu xác tín một cách mạnh mẽ với Phi-lip-phê:

      Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (Ga 14:10).

      Đây là bằng chứng hiển nhiên của việc cầu nguyện bằng cả cuộc sống của mình.



      Tóm lại, Đức Giêsu đã để lại cho chúng ta gương cầu nguyện.

      Thỉnh thoảng, ngài cầu nguyện lớn tiếng, công khai trước công chúng

      Đôi khi, Ngài cầu nguyện bằng lời một mình.

      Hầu hết, Ngài cầu nguyện trong thinh lặng nơi hoang vắng.

      Đặc biệt nhất và cũng sinh động nhất chính là cầu nguyện bằng cả cuộc sống kết hiệp nên một với Cha của mình.

      Chúng ta hoàn toàn có thể bắt chước gương của Thầy Giêsu để đời sống cầu nguyện của mình ngày càng đi vào chiều sâu hơn.





    Kathy




Về Đầu Trang Go down
GieoTinYeu
Cấp bậc: VIỆN CHUẨN
Cấp bậc: VIỆN CHUẨN
GieoTinYeu

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 25
Điểm NHIỆT TÌNH : 77
Ngày tham gia : 20/06/2011
Job/hobbies : ...

Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? Vide
Message reputation : 100% (1 vote)
Bài gửiTiêu đề: Điểm tựa duy nhất trên cõi đời    Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? EmptySat Aug 06, 2011 12:37 pm




    Cảm ơn Kathy nhiều.
    Điểm tựa duy nhất
    trên cõi đời

    (Suy niệm Tin Mừng Matthêu (14, 22-33) trích đọc vào Chúa Nhật 19 thường niên)
    Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? 546544yj1zcgv179

      Vào canh tư đêm ấy (khoảng ba giờ sáng), đang khi các môn đệ vật vã chèo chống con thuyền ngược gió giữa sóng cả trùng khơi thì bỗng phát hiện một bóng ma chập chờn trên sóng nước. Mọi người hốt hoảng la lên. Nào ngờ đó lại là Chúa Giê-su. Người trấn an họ: “Chính Thầy đây! Đừng sợ!”. Biết vậy, Phê-rô hăm hở đòi đi trên nước như Thầy: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài thì xin truyền cho con đi trên mặt nước và đến cùng Ngài”.

      Được Chúa chấp thuận, Phê-rô bước ra khỏi thuyền, bước chân chao đảo trên sóng nước như người say. Nhưng khi giáp mặt với gió to sóng dữ giữa đêm đen, Phê-rô quá đỗi kinh hoàng nên chìm xuống. Ông hoảng hốt kêu lên: “Lạy Thầy, xin mau cứu con!”.
      Lập tức, Chúa Giê-su nắm lấy tay Phê-rô, kéo ông lên rồi đưa ông vào thuyền bình an vô sự.

      Sống trên đời nầy, chúng ta cũng như Phê-rô đi trên mặt biển. Mọi sự chung quanh đều chao đảo, bấp bênh. Mạng người quá đỗi mong manh. Kiếp người như ngọn đèn lung linh trước gió, như giấc chiêm bao!

      Đức Giêsu cầu nguyện thế nào? A19Vs
      Cuộc đời đầy dẫy tai ương
      Những thiên tai xảy ra dồn dập khắp nơi trên thế giới: bão tố, lũ lụt, động đất, sóng thần, lốc xoáy... đã gây ra tổn thất khủng khiếp và cướp đi rất nhiều nhân mạng.
      Bên cạnh đó, những tai hoạ do con người gây ra cũng khủng khiếp và tàn bạo không kém: chiến tranh, bạo lực, khủng bố… lan tràn.

      Trước những tai ương hoạn nạn đó, con người biết tìm đâu nơi nương tựa vững bền? Biết bám víu vào ai để bảo toàn mạng sống? Biết dựa vào sức mạnh nào để đương đầu?

      Tìm đâu ra một điểm tựa vững bền?
      Tựa vào tiền của ư? Tiền của không mua được sức khoẻ và sự sống. Những tỷ phú giàu nhất thế giới cũng không thoát khỏi bệnh tật và chết chóc.
      Tựa vào địa vị, chức quyền ư? Những tổng thống, vua chúa quyền lực nhất thế gian cũng chỉ được ngồi trên ngai trong thời hạn ngắn rồi bị truất phế và tất cả không trừ ai đã vùi thây dưới mộ.

      Mọi thứ đều bấp bênh
      Hành trình của con người trên dương gian không khác chi hành trình của Phê-rô trên mặt nước; nhìn trước, nhìn sau, nhìn lui, nhìn tới, mọi thứ đều chao đảo, tất cả đều bấp bênh, chẳng có gì vững bền. “Ôi nhân sinh là thế: như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Công Trứ)

      Biết nương tựa vào đâu?
      Con người không thể dựa vào người khác vì tất cả những người khác cũng đang ở trong tư thế bấp bênh, chao đảo như mình. Một chiếc tàu sắp đắm không thể cứu vớt chiếc tàu khác cũng đang chìm đắm như mình.

      Cần phải có một “quyền lực” nào đó ở bên trên, ở một bờ bến vững vàng, mới có thể cứu vớt những ai đang chìm đắm trong biển đời chao đảo.

      Hãy nắm lấy bàn tay Chúa Giê-su
      Duy chỉ có bàn tay Chúa Giê-su mới có đủ quyền năng cứu vớt mọi người trên dương thế và bàn tay ấy luôn đưa tay ra để nâng đỡ, dìu dắt, cứu vớt bao người.

      Bàn tay Chúa Giê-su đã đẩy lùi bệnh tật ra khỏi kiếp người: chạm đến những người phong hủi khiến những người nầy được sạch (Mt 8,3); đặt lên “những người đau yếu mắc đủ thứ bệnh hoạn và họ được chữa lành” (Lc 4, 40)

      Bàn tay Chúa Giê-su trả lại ánh sáng cho người mù tối: chạm đến mắt người mù khiến y được sáng. (Mt 9,29. 20, 34))

      Bàn tay Chúa Giê-su đã lôi kéo con người ra khỏi cõi chết: nắm lấy bàn tay bé gái đã chết và trả lại sự sống cho em. (Mt 9,24)

      Và cũng chính bàn tay ấy đã đưa ra nắm lấy tay Phê-rô đang chới với giữa sóng gió hãi hùng, kéo ông khỏi bị chìm đắm và đưa ông vào trong lòng thuyền bình an vô sự. (Mt 14, 31)

      Lạy Chúa Giê-su,

      Chỉ có Chúa và duy chỉ có một mình Chúa mới là điểm tựa duy nhất cho nhân loại đang chơi vơi, chao đảo giữa biển đời tăm tối hãi hùng.

      Xin soi sáng cho nhân loại hôm nay khám phá ra bàn tay đầy quyền năng của Thiên Chúa Tình Yêu đang luôn vươn ra để che chở và cứu vớt mọi người.

      Xin cho chúng con được trở thành bàn tay nối dài của Chúa, sẵn sàng đưa ra nắm lấy những bàn tay khác đang gặp sóng gió gian nan.

      Linh mục Inhaxiô Trần Ngà



    GieoTinYeu




Về Đầu Trang Go down
 

Đức Giêsu cầu nguyện thế nào?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
-
free counters