Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
 TẢN MẠN CHUYỆN TỘI  LỖI  Sudieptutroi

 

  TẢN MẠN CHUYỆN TỘI LỖI

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Quang Huy
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN
Quang Huy

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 233
Điểm NHIỆT TÌNH : 654
Ngày tham gia : 14/09/2009
Đến từ : Gia Kiệm - Đồng Nai
Job/hobbies : Nghe Nhạc Và Đi Du Lịch
Tâm trang : Happy

 TẢN MẠN CHUYỆN TỘI  LỖI  Vide
Bài gửiTiêu đề: TẢN MẠN CHUYỆN TỘI LỖI     TẢN MẠN CHUYỆN TỘI  LỖI  EmptyTue Mar 22, 2011 8:34 pm




    TẢN MẠN CHUYỆN TỘI LỖI

     TẢN MẠN CHUYỆN TỘI  LỖI  Image005
      Nói về tội lỗi không phải là một đề tài gây hứng thú và cũng chẳng làm cho chúng ta dễ chịu gì, bởi vì bản thân mỗi người đều mang tội trong mình. Nói đến tội là nói đến sự yếu đuối, dòn mỏng của bản thân. Theo lẽ thường thì có ai muốn nói cái xấu của mình ra đâu, vì thế nhìn nhận mình tội lỗi là một việc làm rất khó chịu. Ý thức mình lỗi lầm luôn làm ta cảm thấy lòng tự ái của mình bị tổn thương: “tôi không tốt lành và tự do như tôi tưởng”. Trong tâm tình sám hối của mùa chay, chúng ta dành thời gian để nhìn về tội lỗi trong đời sống mình và những gì đang xảy ra chung quanh hầu có thể chỉnh sửa và thăng tiến cuộc sống ấy để nó được lớn lên theo như ý Chúa.

      Điều đầu tiên chúng ta ghi nhận là càng ngày ý thức của con người về tội lỗi ngày càng giảm sút. Những điều mà trong quá khứ được cho là tội, chúng ta đang dần vất bỏ quan niệm đó đi. Thực tế này đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII diễn tả một cách ấn tượng: “tội của thế kỷ chúng ta là mất cảm thức về tội”. Nghĩa là chúng ta phạm tội mà không cho là mình phạm tội, chúng ta đang tìm đủ mọi lý luận để hợp thức hóa hành động phạm tội của mình.

      Thực ra, người ta cảm thấy tội lỗi khi chính mình bị lương tâm chất vấn và cắn rứt và nếu không còn cảm giác này thì họ cho rằng họ không có tội. Cảm thức về tội có nguồn gốc trong lương tâm con người, và lương tâm được sử dụng như phương tiện “đo lường” tội lỗi: “Con người khám phá ra tận đáy lương tâm một lề luật mà chính con người không đặt ra cho mình, nhưng vẫn phải tuân theo, và tiếng nói của lương tâm luôn luôn kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác. Tiếng nói ấy âm vang đúng lúc trong tâm hồn của chính con người: hãy làm điều này, hãy tránh điều kia. Quả thật con người có lề luật được Chúa khắc ghi trong tâm hồn. Tuân theo lề luật ấy chính là phẩm giá của con người và chính con người cũng sẽ bị xét xử theo lề luật ấy nữa. Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ. Nhờ lương tâm, lề luật được thực hiện trong sự yêu mến Thiên Chúa và anh em, và được biểu lộ cách kỳ diệu” (CĐ Vatican II, Hiến chế Vui mừng và Hy Vọng số 16). Tuy nhiên phán đoán của lương tâm không luôn tuyệt đối chính xác nhất là lương tâm của những người đã quen phạm tội, sống trong tội, lương tâm ấy đã trở nên phóng túng, chai đá, mù quáng…. Đến nỗi người ta phải thốt lên: ngày nay lương tâm không bằng lương tháng. Ta thử tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến những biến chuyển này. Có lẽ từ hai nguyên nhân chính:

      1. Đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa

      Thực là vô ích khi hy vọng rằng có thể tìm kiếm cảm thức về tội chỉ trong liên hệ với con người, với những giá trị nhân loại, nếu như cảm thức này thiếu đi ý nghĩa xúc phạm đến chính Thiên Chúa, thì đó không phải là ý nghĩa đích thực của tội. Tội lỗi phải chăng chỉ còn là một thứ sai phạm mà nền tảng và cùng đích chỉ dựa trên giá trị lợi ích, vấn đề chỉ còn là tính toán trên hiệu quả. Tôi phạm tội vì tôi làm thiệt hại cho người khác, và nếu tôi không làm hại đến ai thì đồng nghĩa với việc tôi chẳng có tội gì cả. Nhiều người ngày nay lý luận như thế khi họ được hỏi là tại sao không đi xưng tội, họ tự tin trả lời tôi không có tội gì.
      Khi con người đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa thì dù có xoay sở cách nào đi nữa, cuối cùng đạo đức và cảm thức tội lỗi đã mất đi nền tảng. Cảm thức tội lỗi suy giảm hay mất đi, thì trước tiên ta có thể quả quyết rằng đó là hậu quả con người đã giảm thiểu hay đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa.


      2. Ảnh hưởng của các khoa học nhân bản và môi trường sống

      Các nghành khoa học nhân bản như xã hội học, phân tâm học hay nhân học Marxist với cái nhìn phiến diện, xóa bỏ hay giảm thiểu tự do nhân linh cho rằng con người đã bị điều kiện hóa bởi bản năng hay môi trường xã hội nên không còn tự do vì thế không phải chịu trách nhiệm về những quyết định, việc làm của mình. Nếu không có tự do thì cũng không có trách nhiệm và làm gì có tội lỗi. Hơn nữa với sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội và khuynh hướng “luân lý đám đông” về những vấn đề như công bằng, tính dục, sự sống… cũng làm cho cảm thức về tội bị giảm đi. Nhìn vào trong kinh nghiệm chính bản thân, ta sẽ khám phá thấy có nhiều cách để mình phủ nhận tội lỗi.


       TẢN MẠN CHUYỆN TỘI  LỖI  Jesus-2
      • Hợp lý hóa: chúng ta đưa ra những lập luận giả tạo để bào chữa cho hành dộng tội lỗi của mình. Chẳng hạn “tôi và nàng yêu nhau nên cần có những lần quan hệ yêu đương giúp cho tình yêu chúng tôi thêm đậm đà”.

      • Dựa vào luân lý số đông. Người ta thường viện cớ: “mọi người ai cũng làm như thế cả, nên điều ấy chẳng có gì xấu”. Như trường hợp phá thai.

      • Bù qua đắp lại: người ta biện hộ cho những sai phạm của mình rằng phải có những yếu đuối ấy thì mới phát huy được các điểm tốt nơi người khác. Ví dụ: người công nhân lấy cắp vật dụng của xí nghiệp mình làm thường viện cớ rằng các xí nghiệp không trả lương tương xứng.

      • Đánh lạc hướng: chúng ta chuyển tội sang lãnh vực sống không liên hệ trực tiếp đến tội mà ta phạm. Chẳng hạn một người thường hay vi phạm lỗi công bằng cân gian bán thiếu, khi đi xưng tội thì lại xưng về tội hay chia trí đi dự lễ.

      • Đổ lỗi cho người khác hay nại đến hoàn cảnh: “đâu có ai muốn làm như vậy đâu, nhưng vì hoàn cảnh tôi phải làm như vậy thôi”. Và ta nhớ đến chuyện Evà và Adam khi xưa: “Con người thưa: "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn. ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: "Ngươi đã làm gì thế? " Người đàn bà thưa: "Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn." (St 3,12-13). (Lẽ dĩ nhiên hoàn cảnh có thể giảm trách nhiệm ở một mức độ nào đó nhưng hoàn toàn đổ lỗi cho hoàn cảnh là phủ nhận giá trị mình)

      Một vài phương pháp chạy tội trên đây cho thấy rõ nơi chúng ta luôn có một sức lực chống lại việc nhận tội. Triết gia Paul Ricoeur đã nhận xét chí lý rằng: “tội thường có khuynh hướng tự che đậy”. Thánh Gioan cho thấy rõ: “Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách.” (Ga 3,20).


      Giữa một thế giới thật giả lẫn lộn, nhiều thứ lý thuyết và lối sống hứa hẹn cho chúng ta những cảm giác và đề nghị dễ chịu nhưng thực tình không đưa chúng ta đến tự do và sự sống đích thực. Chỉ nơi Chúa Giêsu chúng ta mới tìm thấy sự tự do và sự sống đích thực vì: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14, 6). Ai có can đảm nhận ra tội lỗi của mình thành thực và khiêm tốn sám hối, đồng thời tin tưởng vào sức mạnh của Đức Giêsu là Sự Thật và Sự Sống thì người ấy mới có thể được giải thoát khỏi vòng nô lệ của tội lỗi để cảm nghiệm sự tự do của con cái Chúa.

      Jos.




    Quang Huy




Về Đầu Trang Go down
 

TẢN MẠN CHUYỆN TỘI LỖI

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: Trang Giáo lý viên-
free counters