Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Quy Tắc Tổng Quát CLC Sudieptutroi

 

 Quy Tắc Tổng Quát CLC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
PeterLuong
Admin

Admin
PeterLuong

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 668
Điểm NHIỆT TÌNH : 1851
Ngày tham gia : 17/08/2009
Đến từ : Peterluong80@yahoo.com
Job/hobbies : I Love You Jesus

Quy Tắc Tổng Quát CLC Vide
Bài gửiTiêu đề: Quy Tắc Tổng Quát CLC   Quy Tắc Tổng Quát CLC EmptyFri Jan 28, 2011 8:00 pm




    CÁC QUY TẮC TỔNG QUÁT
    CỦA CỘNG ĐOÀN ĐỜI KITÔ

    được Đại Hội phê chuẩn ngày 7 tháng 9 năm 1990
    --------------

    (Bản dịch từ General Norms of the Christian Life Community, trong Progessio, Supplement n. 36, January 1991, pp. 14-24, Publication of The World Christian Life Community, Rome-Italy)
    ----------------
    I. THÀNH VIÊN

    1. Một người có thể trở nên thành viên của Cộng Đoàn Đời Kitô thế giới bằng một trong những cách sau:

      <LI style="tab-stops: list .5in; mso-list: l0 level1 lfo3; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto" class=MsoNormal>Tham gia cùng với người khác vào một tiền Cộng Đoàn Đời Kitô địa phương mà cộng đoàn này được một cộng đoàn miền hay quốc gia chấp nhận. Cộng đoàn chấp nhận phải cung cấp những nguồn huấn luyện giúp cộng đoàn mới phát triển.
      <LI style="tab-stops: list .5in; mso-list: l0 level1 lfo3; mso-margin-top-alt: auto; mso-margin-bottom-alt: auto" class=MsoNormal>Là thành viên của một nhóm kitô-hữu đã chọn Cộng Đoàn Đời Kitô như cách sống. Nhóm này đã được cộng đoàn miền hay quốc gia nhận như một cộng đoàn địa phương; cộng đoàn miền hay quốc gia là cộng đoàn nhận.
    1. Gia nhập một Cộng Đoàn Đời Kitô địa phương mà cộng đoàn này là cộng đoàn nhận, và cộng đoàn này cung cấp những phương tiện huấn luyện.


    1. Dù được nhận bằng cách nào đi nữa, tân thành viên đều phải được cộng đoàn giúp đỡ để hấp thụ cách sống của Cộng Đoàn Đời Kitô, để quyết định mình có được mời gọi, có khả năng và sẵn sàng sống nếp sống Cộng Đoàn Đời Kitô hay không, và để hòa đồng với Cộng Đoàn Đời Kitô lớn hơn.
      Sau một thời gian thường không dài quá bốn năm và không ít hơn một năm, họ sẽ cam kết dấn thân tạm thời vào cách sống này. Nên dùng Linh Thao như phương thế giúp thực hiện cuộc chọn lựa cá nhân này.
      3. Cam kết dấn thân tạm thời cứ được tiếp tục cho đến khi, sau một tiến trình nhận định, thành viên bày tỏ cam kết dấn thân vĩnh viễn vào Cộng Đoàn Đời Kitô, trừ phi thành viên này tự ý rút lui hay bị khai trừ khỏi cộng đoàn. Thời gian giữa cam kết dấn thân tạm thời và vĩnh viễn thường không nên dài quá tám năm và không ít hơn hai năm.
      4. Trước khi cam kết dấn thân vĩnh viễn trong Cộng Đoàn Đời Kitô, thành viên làm Linh Thao trọn vẹn dưới một trong nhiều dạng thức (trong cuộc sống thường ngày, một tháng trọn, những cuộc cấm phòng trong nhiều năm).
      5. Các hình thức cam kết dấn thân cá nhân sẽ do cộng đoàn quốc gia quyết định. Nên có một mẫu in sẵn những cam kết dấn thân cá nhân do mỗi cộng đoàn quốc gia soạn và chúng hàm chứa tuyên bố chấp nhận Nguyên Tắc Tổng Quát của Cộng Đoàn Đời Kitô cách minh nhiên.
      6. Tất cả những gì nói trên phải được hiểu và thực hiện tùy theo tuổi, văn hóa và những nét đặc trưng biệt loại khác. Vì thế các cộng đoàn quốc gia phải soạn thảo những chương trình huấn luyện, ngay cả khác biệt nếu cần thiết cho những nhóm thành viên khác nhau và trong những hoàn cảnh bất thường của những thành viên.
      7. Cộng Đoàn Đời Kitô là con đường đặc thù để theo Chúa Yêsu Kitô và cộng tác với Ngài nhằm làm cho vương quyền Thiên Chúa thể hiện. Nó cho phép có nhiều lời đáp khác nhau tùy cá nhân, và không đánh giá lời đáp này hơn lời đáp khác. Hợp với sự phong phú của Tin Mừng và theo truyền thống của Giáo Hội và như là kết qủa của việc lớn lên trong Đức Kitô, thành viên của Cộng Đoàn Đời Kitô có thể ước muốn nhấn mạnh một hay nhiều lời khuyên Phúc Âm qua những lời khấn tư riêng. Tương tự, người và nhóm người đã có lời khấn ngoài Cộng Đoàn Đời Kitô cũng có thể được nhận trong cộng đoàn với cùng nền tảng như những người khác.


    II. CÁCH SỐNG

      8. Các cộng đoàn quốc gia và miền phải tìm ra những cách thức giúp tất cả thành viên có kinh nghiệm với Linh Thao của thánh Y-nhã, với việc hướng dẫn thiêng liêng, và với những phương tiện giúp tăng trưởng khác trong Thánh Thần.
      9. Như một phương tiện hàng đầu để liên tục tăng trưởng đối với cá nhân và cũng như với Cộng Đoàn Đời Kitô, cách thức bình thường để thực hiện một quyết định ở mọi cấp độ là phương thức nhận định, và ngay cả nhận định cộng đoàn chính thức đối với những quyết định quan trọng.
      10. Theo truyền thống tốt lành và để có hiệu qủa tông đồ lớn hơn, Cộng Đoàn Đời Kitô ở mọi cấp độ khuyến khích các thành viên tham gia vào những chương trình liên kết nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau và đang thay đổi. Mạng lưới quốc gia và quốc tế, những nhóm tông đồ biệt loại hay những sáng kiến khác có thể được thiết lập bởi những cộng đoàn thích hợp.
      11. Tương tự, theo cùng truyền thống và nhằm huấn luyện những thành viên và những người khác, Cộng Đoàn Đời Kitô ở mọi cấp độ khuyến khích những cuộc hội thảo, thảo luận chuyên đề, những khoá học, những ấn phẩm và những sáng kiến tương tự khác.
      12. Để giúp đỡ lẫn nhau và cộng tác làm tông đồ, Cộng Đoàn Đời Kitô ở mọi cấp độ thích hợp có thể liên kết với những hiệp hội muốn chia sẻ cách sống của chúng ta mà không trở nên thành viên thực thụ. Tương tự, Cộng Đoàn Đời Kitô ở mọi cấp độ thích hợp có thể tìm ra cách thức diễn tả những liên kết đầy ý nghĩa với những người và định chế có cùng truyền thống.
      13. Phải chú ý đặc biệt để dù ở cấp độ thế giới cũng như quốc gia, mọi cộng đoàn địa phương phải được giúp đỡ để sống tiến trình Cộng Đoàn Đời Kitô cách đích thực theo sự hướng dẫn tốt và sự phối hợp hiệu qủa.
      14. Tất cả những gì được nói trên, cả với công tác tông đồ và huấn luyện, giả thiết có sự cộng tác chặt chẽ với Dòng Chúa Yêsu và với những người, cộng đoàn và định chế cùng chia sẻ truyền thống Y-nhã.

      III. ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CỘNG ĐOÀN
      A. ĐẠI HỘI

      15. Đại Hội là cơ quan điều hành tối cao của Cộng Đoàn Đời Kitô. Nó gồm Hội Đồng Chấp Hành và đoàn đại biểu của mỗi cộng đoàn quốc gia. Mỗi đoàn đại biểu sẽ thường gồm ba đại biểu, một người trong họ là phụ tá giáo sĩ hay đại diện của ngài. Những khó khăn có thể có về đoàn đại biểu phải được Hội Đồng Chấp Hành giải quyết.
      16. Đại Hội:
      a). Thông qua những tường trình và báo cáo hoạt động trong suốt thời gian từ đại hội trước.
      b). Điều chỉnh những chính sách và đường hướng cho thời gian đến Đại Hội tới.
      c). Quyết định những chính sách tài chánh phải theo.
      d). Quyết định về những đề nghị sửa đổi Nguyên Tắc Tổng quát và Quy Tắc Tổng Quát.
      e). Phê chuẩn việc thiết lập những cộng đoàn quốc gia mới.
      f). Bầu chọn Hội Đồng Chấp Hành cho thời gian đến đại hội tới.
      17. Đại Hội thường họp mỗi bốn năm và được triệu tập bởi Hội Đồng Chấp Hành ít nhất mười hai tháng trước.
      18. Chủ tịch được trao quyền triệu tập Đại Hội ở thời điểm khác sau khi tham khảo ý kiến của các cộng đoàn quốc gia và được một phần ba ưng thuận bằng văn bản.
      19. Trong Đại Hội mỗi cộng đoàn quốc gia có một phiếu bầu và những quyết định được đưa ra trong tinh thần nhận định với đa số phiếu bầu của những đơn vị đại biểu hiện diện. Số đơn vị đại biểu của Đại Hội phải hiện diện ít nhất 50% tổng số đơn vị đại biểu để Đại Hội có giá trị. Trong Đại Hội, Hội Đồng Chấp Hành có một phiếu bầu mà chủ tịch là đại diện.

      B. HỘI ĐỒNG CHẤP HÀNH

      20. Hội Đồng Chấp Hành chịu trách nhiệm về việc điều hành cộng đoàn cách bình thường. Nó gồm bẩy thành viên được bầu và ba thành viên được chỉ định và thêm tối đa là hai thành viên được chọn.
      21.
      a). Các thành viên được bầu trong Hội Đồng Chấp Hành là: chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, thủ qũy, và ba cố vấn, tất cả những người này được Đại Hội bầu cho thời hạn bốn năm. Họ chỉ có thể được bầu lại thêm một lần nữa cho cùng một chức vụ.
      b). Các thành viên được chỉ định trong Hội Đồng Chấp Hành là phụ tá giáo sĩ; phó phụ tá giáo sĩ là người đứng đầu Văn Phòng Trung Ương của Dòng Tên phụ trách Cộng Đoàn Đời Kitô ở Roma; và thư ký chấp hành.
      c). Hội Đồng Chấp Hành thế giới có thể, nếu họ muốn, bầu chọn thêm một hoặc hai cố vấn.
      22. Hội Đồng Chấp Hành có trách nhiệm:
      a). Đẩy mạnh việc thực hiện các Nguyên Tắc Tổng Quát và Quy Tắc Tổng Quát.
      b). Thực hiện các chính sách và các quyết định của Đại Hội.
      c). Giúp các cộng đoàn quốc gia phát triển, khích lệ các cộng đoàn này giúp đỡ và cộng tác với nhau, và khuyến khích họ tham gia tích cực vào sứ mạng toàn cầu của Cộng Đoàn Đời Kitô.
      d). Đảm nhận nhiệm vụ đại diện cho Cộng Đoàn Đời Kitô trong những chương trình cộng tác quốc tế bất cứ ở đâu và khi nào thích hợp, chẳng hạn trong việc cộng tác với Hội Đồng Các Tổ Chức Công Giáo Thế Giới.
      e). Đẩy mạnh việc thực hiện các giáo huấn của Giáo Hội, đặc biệt giáo huấn của Công Đồng Vatican II và những triển khai.
      f). Khích lệ việc chia sẻ tròn đầy hơn về các tài liệu, kinh nghiệm, tài nguyên nhân sự và vất chất giữa các cộng đoàn quốc gia và các cộng đoàn khác với nhau, và giữa mỗi cộng đoàn với nhau và với cộng đoàn thế giới.
      g). Đẩy mạnh và khích lệ những dự án biệt loại hợp với quy tắc số 10 và 11 cách cụ thể.
      h). Khích lệ và khởi tạo những sáng kiến cần thiết để thực hiện tất cả những nhiệm vụ này.
      23. Hội Đồng Chấp Hành gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần. Hội Đồng Chấp Hành thông tri cho tất cả các cộng đoàn quốc gia biết những hoạt động của mình.
      24. Trong Hội Đồng Chấp Hành, các quyết định được đưa ra trong tinh thần nhận định với đa số phiếu của những người dự cuộc họp. Số người cho cuộc họp thành sự ít nhất phải là 5.
      25. Hội Đồng Chấp Hành duy trì một văn phòng để thực hiện những chính sách và quyết định của mình.
      26. Thư Ký Chấp Hành được Hội Đồng Chấp Hành chỉ định. Hội Đồng Chấp Hành quy định quyền lợi và nhiệm vụ của chức vụ này.
      27. Trong tất cả các thông tin chính thức, địa chỉ của Văn Phòng thế giới được xem như địa chỉ của Hội Đồng Chấp Hành.
      28. Các cuộc bổ nhiệm của mọi viên chức trúng cử phải được đề nghị cho Hội Đồng Chấp Hành thế giới bằng văn bản ít nhất bốn tháng trước cuộc họp của Đại Hội, nơi đó những cuộc bầu chọn được thực hiện.
      29. Một danh sách các ứng viên cho chức vụ chủ tịch Cộng Đoàn Đời Kitô phải được trình lên Tòa Thánh ít nhất ba tháng trước cuộc tuyển cử.

      C. THIẾT LẬP CỘNG ĐOÀN MỚI

      30. Mặc dù Cộng Đoàn Đời Kitô là một, tuy nhiên nó có thể gồm những nhóm thuộc các cộng đoàn quốc gia theo những nét đặc trưng chung hoặc liên hệ đến lãnh thổ.
      31. Cộng Đoàn Thế Giới thiết lập chính thức duy nhất một cộng đoàn quốc gia trong một nước. Khi hoàn cảnh không cho phép lập một cộng đoàn quốc gia duy nhất, Cộng Đoàn Thế Giới có thể thiết lập hơn một cộng đoàn trong một quốc gia. Việc thiết lập một tân cộng đoàn quốc gia được Hội Đồng Chấp Hành chấp nhận đầu tiên. Sự chấp nhận này làm cho cộng đoàn mới được thiết lập có đủ quyền lợi và nghĩa vụ như một thành viên. Tuy nhiên quyết định này phải được Đại Hội chuẩn nhận.
      32. Thẩm quyền Giáo Hội ban cấp sự chấp nhận chính thức cho một cộng đoàn quốc gia, miền hay địa phương, là Cộng Đoàn Đời Kitô Thế Giới, được chấp nhận bởi Tòa Thánh theo giáo luật, với sự đồng ý của giám mục hay những giám mục liên hệ; với những cộng đoàn được thiết lập trong một nơi thuộc Dòng Chúa Yêsu hay trong nơi trách nhiệm được trao cho họ, sự đồng ý đòi hỏi, chiếu theo tài liệu giáo hoàng, là sự đồng ý của Tổng Quyền hay Đại Diện Tổng Quyền của Dòng Chúa Yêsu, vị này có thể ủy quyền cho giám tỉnh hay cho phụ tá giáo sĩ.
      33. Mọi cộng đoàn quốc gia được thiết lập phải chấp nhận:
      a). Nguyên Tắc Tổng Quát và Quy Tắc Tổng Quát.
      b). Những nghị quyết được Đại Hội chấp nhận.
      c). Việc đóng góp tài chánh được Hội Đồng Chấp Hành qui định.
      34. Hội Đồng Chấp Hành của Cộng Đoàn Thế Giới, luôn tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của các cộng đoàn quốc gia, sẽ chỉ can thiệp vào cộng đoàn quốc gia trong trường hợp nó không tuân thủ Quy Tắc Tổng Quát số 33. Đại Hội dành cho mình quyền khai trừ.
      D. CỘNG ĐOÀN QUỐC GIA

      35. Mỗi cộng đoàn quốc gia như một nhánh của Cộng Đoàn Thế Giới thiết lập những quy luật riêng dựa theo Nguyên Tắc Tổng Quát và Quy Tắc Tổng Quát và tình trạng phát triển của cộng đoàn quốc gia. Những quy luật này thường bàn về:
      a). Thành viên trong cộng đoàn quốc gia và việc nhận vào cộng đoàn quốc gia.
      b). Mục tiêu và tiềm lực của cộng đoàn quốc gia.
      c). Tương quan với phẩm trật.
      d). Phương cách để chọn lãnh đạo và đưa ra quyết định.
      e). Thủ tục để chọn các đại biểu đi dự Đại Hội Thế Giới.
      f). Bất cứ vấn đề gì khác thiết yếu để ổn định đời sống, sự hiệp nhất, sự tăng trưởng và sứ vụ của cộng đoàn quốc gia.
      36. Mỗi cộng đoàn quốc gia có thể thiết lập những đơn vị miền, giáo phận, giáo xứ và những đơn vị thích hợp khác nhằm giúp nó dễ dàng phát triển.
      37. Các cộng đoàn quốc gia có thể thiết lập những văn phòng nhằm mục đích điều hợp, hướng dẫn và giúp thăng tiến.
      38. Các cộng đoàn quốc gia tự do liên kết với nhau nhằm dự án tông đồ và những điều đáng quan tâm khác. Bất cứ cơ cấu mới nào từ những sáng kiến tương tự, nếu nó có ý định hoạt động nhân danh các cộng đoàn quốc gia này, thì phải có sự ủy quyền rõ ràng và đặc biệt, được Hội Đồng Chấp Hành xác chuẩn.

      E. CỘNG ĐOÀN ĐỊA PHƯƠNG

      39.
      a). Các thành viên tham dự vào đời sống cộng đoàn tùy mức độ và có tính quy tâm. Mức độ cộng đoàn địa phương (cũng được gọi là "Cộng Đoàn Đời Kitô nhỏ" hay chỉ là "nhóm") là thích hợp nhất nhằm tiếp nối năng lực sống đã có qua Linh Thao một cách cộng đoàn. Những cộng đoàn nhỏ này sống đời cầu nguyện và mối tương quan giúp nuôi dưỡng tiến trình hội nhập đức tin và đời sống, giúp thành viên có dịp kiểm tra chung và liên tục sự tiến bộ thiêng liêng và tông đồ của mình.
      b). Vì mục đích này, kinh nghiệm cho thấy thật rất hữu ích nếu các cộng đoàn này gồm không qúa 12 thành viên cùng đặc điểm như tuổi, nghề nghiệp, bậc sống, và họ gặp nhau hằng tuần hay mỗi 15 ngày để việc biến đổi được thực hiện liên tục từ lần gặp này tới lần gặp khác.
      40. Mỗi cộng đoàn địa phương, trong cơ cấu một cộng đoàn lớn hơn (một trung tâm hay nhà thờ, một cộng đoàn giáo phận hay quốc gia, hay bất cứ một đơn vị nào thích hợp với những thực tế khác nhau) xác định tiến trình nhận thành viên mới, chương trình, công việc phục vụ, và nội dung cùng hình thức gặp nhau. Tất cả thành viên tham dự theo định kỳ việc cử hành Thánh Thể và chia sẻ trách nhiệm về đời sống cộng đoàn địa phương cũng như cộng đoàn lớn mà cộng đoàn đó thuộc về. Như vậy, toàn thể cộng đoàn quyết định mọi công việc trừ những việc cộng đoàn ủy thác cho những người lãnh đạo.
      41.
      a). Trách nhiệm điều phối chính trong mỗi cộng đoàn địa phương được trao cho người điều phối, người này được chọn bởi các thành viên và cộng tác chặt chẽ với người hướng đạo để làm việc, và có những quyền khác tùy theo cộng đoàn ủy thác.
      b). Người hướng đạo, được đào luyện kỹ trong qúa trình tăng trưởng theo tinh thần Y-nhã, giúp cộng đoàn nhận định những biến chuyển đang tác động nơi những cá nhân và cộng đoàn, và giúp họ duy trì ý tưởng rõ ràng về mục tiêu và tiến trình của Cộng Đoàn Đời Kitô. Người hướng dẫn giúp cộng đoàn và người điều phối tìm ra và dùng những phương thế cần thiết cho việc huấn luyện và sứ vụ. Sự tham dự của người hướng đạo vào đời sống cộng đoàn tùy thuộc những điều kiện khách quan để thực hiện cách có hiệu qủa chức năng hướng đạo. Người hướng đạo được cộng đoàn chọn, với sự phê chuẩn của cộng đoàn quốc gia hay miền.


      F. PHỤ TÁ GIÁO SĨ


      42. Phụ tá giáo sĩ của Cộng Đoàn Đời Kitô Thế Giới được Tòa Thánh chỉ định sau khi nhận một danh sách những người được đề cử từ Hội Đồng Chấp Hành.
      43. Cộng Đoàn Đời Kitô Thế Giới nhận Yêsu-hữu, được Cha Tổng Quyền Dòng Chúa Yêsu sau khi hội ý với Hội Đồng Chấp Hành Thế Giới, chỉ định làm đầu văn phòng của Dòng Chúa Yêsu cho Cộng Đoàn Đời Kitô ở Roma, làm phó phụ tá giáo sĩ.
      44. Các phụ tá giáo sĩ khác hay của quốc gia, miền, giáo phận, được Hội Đồng Chấp Hành của Cộng Đoàn Đời Kitô ở mức độ tương đương đề cử, nhưng sự bổ nhiệm được dành cho thẩm quyền liên hệ. Bình thường ở cấp quốc gia, miền và giáo phận, phụ tá giáo sĩ là một linh mục; trong những trường hợp đặc biệt, thẩm quyền liên hệ có thể trao nhiệm vụ cho bất cứ ai có khả năng, nhưng luôn luôn phải xét đến nhiệm vụ mà Cộng Đoàn Đời Kitô mong đợi nơi những người phụ tá của họ (NTTQ.14). Thủ tục và thông lệ của những cuộc bổ nhiệm này phải được ghi rõ trong các quy luật quốc gia.
      45. Ở mức độ cộng đoàn địa phương, mối liên kết với phụ tá giáo sĩ thường được duy trì qua người hướng đạo cộng đoàn địa phương.
      46. Thời hạn công vụ của vị phụ tá giáo sĩ quốc gia, miền hay giáo phận là bốn năm. Thời hạn này có thể được lập lại.

      G. SỬA ĐỔI NGUYÊN TẮC TỔNG QUÁT
      VÀ QUY TẮC TỔNG QUÁT

      47. Những thay đổi trong Nguyên Tắc Tổng Quát và Qui Tắc Tổng Quát phải được cộng đoàn quốc gia đề nghị bằng văn bản cho Hội Đồng Chấp Hành thế giới ít nhất sáu tháng trước Đại Hội. Bản sao những sửa đổi chính thức sẽ được lưu chuyển tới cộng đoàn quốc gia ít nhất ba tháng trước cuộc họp. Việc sửa đổi cần phải có hai phần ba phiếu bầu của Đại Hội chấp thuận.
      48. Cộng Đoàn Thế Giới có thể thiết lập và sửa đổi Qui Tắc Tổng Quát với hai phần ba phiếu bầu của Đại Hội, trừ những qui tắc số 21b, 29, 42 và 48 là những số liên hệ đến tương quan của chúng ta với Tòa Thánh.
      49. Cộng đoàn quốc gia có thể diễn tả lại Nguyên Tắc Tổng Quát và Qui Tắc Tổng Quát nếu cần thiết, để dễ hiểu hơn mà vẫn giữ nguyên bản chất, nhưng phải được chuẩn nhận bởi Hội Đồng Chấp Hành.



    PeterLuong




Về Đầu Trang Go down
http://www.clcgk.forumvi.com
 

Quy Tắc Tổng Quát CLC

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: "(¯`·.º-:¦:-..:. THÔNG TIN.:..-:¦:-º.·´¯)" :: CLC-
free counters