Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
DẤU CHÂN CỦA THẦY -15 Sudieptutroi

 

 DẤU CHÂN CỦA THẦY -15

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
TranNam
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 355
Điểm NHIỆT TÌNH : 581
Ngày tham gia : 22/08/2009
Đến từ : HaNoi
Tâm trang : Rối bời

DẤU CHÂN CỦA THẦY -15 Vide
Bài gửiTiêu đề: DẤU CHÂN CỦA THẦY -15   DẤU CHÂN CỦA THẦY -15 EmptyTue Sep 15, 2009 12:14 pm




    DẤU CHÂN CỦA THẦY
    Yêu Người Bị Loại Trừ


    Thầy kính mến.
    Máccô kể chuyện Thầy chữa một ông cùi. Ông cùi quỳ mọp từ đàng xa. Thầy đến tận nơi, đụng tay vào ông, ông được khỏi. Rất đơn giản. Nhưng không thể đơn giản như thế. Có rất nhiều vấn đề nảy sinh từ câu chuyện này và sau câu chuyện này.
    1- Con đã từng gặp nhiều người cùi. Có một bà cùi lên xe buýt, khách trên xe trố mắt nhìn, bỏ chạy, để bà cùi ngồi một mình một băng ghế. Rộng rinh. Sướng mà tủi quá. Con cũng đã gặp một ông cùi người Lào bị chủ làng đuổi đi. Đi đâu thì đi miễn là không ở trong làng. Cứ đi lang thang mãi, bị đuổi mãi cho tới ngày gặp được Trung Tâm Tiếp Đón người bị loại trừ. Người mà phải đi lang thang như con chó hoang… Nhưng trên thế gian này chẳng có người cùi nào khổ cho bằng người cùi Do Thái của Thầy. Khổ phần xác đã đẩy họ xuống vực thẳm rồi. Khổ do Luật còn đẩy họ xuống tận hỏa ngục nữa. Thân xác khổ. Linh hồn khổ.
    + Người cùi phải sống cách ly với xã hội. Sống lây lất trong những căn chòi xơ xác ở bìa rừng, hoặc trong những hang hốc tăm tối bên triền núi. Cha mẹ thăm nuôi cũng phải đứng từ đàng xa. Dặn dò âu yếm cũng phải hét lên như ghét bỏ. Đêm hôm nhớ nhà mà lén về, bị lộ thì bị người làng ném đá đuổi đi. Nếu muốn đi lang thang cho đỡ buồn, thì phải gõ chuông, hoặc hô to “cùi” để mọi người tránh xa, kẻo lây uế. Người mà không bằng con thú.
    + Người cùi là người mắc uế. Người mắc uế là người tội lỗi. Mắc uế thì thanh tẩy. Thanh tẩy là hết tội. Ban ngày đạp phải xác con vật chết, thì mắc uế đến chiều. Thanh tẩy là xong. Bệnh cùi là bệnh nan y, đã cùi thì cùi cho đến chết. Và… tội cũng phải mắc cho đến chết, không thanh tẩy được. Và… nữa: linh hồn cũng bị đày đọa như thân xác, còn hơn thân xác ngàn ngàn lần! Ôi, luật vị luật!
    + Thần học Do Thái dạy rằng: bệnh tật là hậu quả của tội lỗi; tội lỗi là nguyên nhân của bệnh tật. Thấy người cùi thì nhà thần học kết luận ngay rằng: y đã phạm tội dữ dằn lắm, nên Chúa mới phạt như vậy. Nếu không do tội lỗi của hắn thì cũng do tội của ông bà, cha mẹ để lại. Bất công và bất nhân vô cùng! Chính người cùi cũng nghĩ về mình như thế. Khổ biết chừng nào! Ôi thần học! Thần học sai lầm! Thần học độc ác!
    2- Thầy đi thẳng tới người cùi, đụng vào hắn, cứ tỉnh bơ như không biết Luật, như không có Luật. Thầy ơi, tại sao Thầy bạo thế? Thầy sẵn sàng mắc uế để cứu người, hay Thầy cố tình chống Luật để cứu cả thân xác lẫn linh hồn của con người? Đúng là Thầy giải phóng con người khỏi cái ách của bệnh tật và khỏi cái ách ngàn năm của Luật.
    Luật là phương tiện để phục vụ con người: “Luật vị nhân sinh”. Nhưng có biết bao người cứ khăng khăng bảo rằng: “Luật vị luật”. Chỉ có ba chữ “luật vị luật” mà biết bao nhiêu kiếp người bị đày đọa, biết bao nhiêu nhà độc tài lên ngôi, ngồi giữa pháp đình, ngồi giữa thánh đường!... Ôi “Luật vị Luật”!
    3- Thầy nghiêm giọng ra lệnh cho người cùi: “Coi chừng, đừng cho ai biết…”. “Đừng cho ai biết”, đó là một điệp khúc của Máccô và Luca. Cứ mỗi lần cứu nhân độ thế, kể cả trường hợp cho con ông Giaia sống lại, Thầy lại dặn dò, khi thì tha thiết, khi thì nghiêm nghị: “Đừng cho ai biết”. Hơi lạ và hơi buồn cười, vì những chuyện tày trời như thế, thì giữ kín sao được. Đừng cho ai biết, nhưng ai ai cũng biết hết…
    Thầy kính mến.
    Lời nói của Thầy xem ra là vô ích. Nhưng con hiểu cõi lòng của Thầy. Quần chúng thì tung hô Thầy. Thầy thì chẳng thích được tung hô, mà hậu quả của nó thì khôn lường. Lòng căm thù của các Kinh sư và Pharisêu tăng lên theo nồng độ tình yêu của quần chúng. Các Hội Đường Do Thái liền ranh nhau, trùng trùng điệp điệp. Các Trưởng Hội Đường cấu kết với nhau để làm khó và hãm hại Thầy. Cạm bẫy giăng khắp nơi. Dân chỉ biết thương Thầy, mà không hiểu nỗi lòng của Thầy. Họ cũng không thấy nguy cơ luôn luôn chờ thời để chụp xuống trên đầu Thầy. Thầy là người yêu cô đơn của dân. Dân là người yêu ngu xuẩn của Thầy. Thầy đã gánh tội của trần gian. Bây giờ Thầy còn gánh thêm cả tình yêu ngu dại của dân nữa. Trăm dâu đổ đầu tằm. Khổ ơi là khổ!
    Đúng y chang. Người cùi vừa ra khỏi nơi đó, “liền bắt đầu tung tin ấy khắp mọi nơi, khiến Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoại thành”. Công việc rao giảng tạm ngưng. Luca cho biết nhân dịp này, Thầy đi cầu nguyện…
    4- Thầy bảo người cùi đi trình diện tư tế. Hắn phải đến đó để được khám nghiệm, để được thẩm quyền xác nhận khỏi bệnh và cấp chứng minh thư. Sau đó mới được về sum họp gia đình. Ngoài ra hắn còn phải tuân theo thủ tục làm lễ thanh tẩy. Đối với hắn, mọi thủ tục rườm rà chỉ là chuyện nhỏ. Được khỏi cùi, là vớ được hũ vàng, là như từ cõi chết sống lại. Hắn thì sướng quá, còn Thầy thì khổ quá. “Sống cho” thì phải vậy. Thầy chẳng ân hận gì.
    Máccô bảo Thầy “đuổi” ông cùi và bắt ông phải “đi ngay”. Giọng văn đặc thù của Máccô giúp con hiểu thêm nỗi lòng của Thầy. Thầy thích sống âm thầm, khiêm nhu. Không thể không làm ơn làm phước. Nhưng làm xong rồi, thì chỉ ao ước được quên đi. Thầy là thế. Thương ơi là thương!
    5- Tin Mừng bị khựng lại ở đây. Dân chúng ai về nhà nấy. Rồi ngày Sabát sẽ đến nguyện đường để nghe các Rabbi mắng mỏ, nạt nộ. Thầy sẽ bị nêu đích danh trên các tòa giảng. Thầy sẽ bị tố cáo là mắc uế, là phá luật. Ai ngờ… Máccô kể tỉnh queo: “Dân chúng từ khắp nơi lại kéo nhau đến với Ngài”. Lãnh đạo Do Thái giáo phá Thầy, nhưng vô hiệu. Tin Mừng lại được loan báo, không phải ở trong các thành, mà ở nông thôn, ở những nơi hẻo lánh. Tin Mừng bất khuất. Hạt giống Tin Mừng cũng bất khuất y như hạt giống của các loài thảo mộc.
    + Hạt cây gòn được gieo đi nhờ gió và “cánh dù”. Bay bay. Rơi rơi.
    + Hạt ké đi phương xa để truyền nòi, nhờ bám vào lông con thú. Dính vào. Rớt ra.
    + Hạt sao và hạt dầu bay đi xa nhờ gió và cánh, vừa bay vừa quay.
    + Trái mắm, trái đước đi tìm đất mới bằng cách trôi lềnh bềnh theo dòng thủy triều.
    Cứ như thế thực vật tồn tại và phát triển. Cứ như thế Tin Mừng loan đi khắp nơi. Càng làm khó, nó càng phát triển.



    TranNam




Về Đầu Trang Go down
 

DẤU CHÂN CỦA THẦY -15

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: °·♥ †HỌC HỎI† ♥·° :: LINH THIÊNG VÀO ĐỜI
-
free counters