Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
VỀ VIỆC Dòng Chúa Cứu Thế BỊ KHIỂN TRÁCH Sudieptutroi

 

 VỀ VIỆC Dòng Chúa Cứu Thế BỊ KHIỂN TRÁCH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
CLCgk
THƯỢNG VIỆN
THƯỢNG VIỆN


Tổng số bài gửi : 351
Điểm NHIỆT TÌNH : 1013
Ngày tham gia : 26/10/2009

VỀ VIỆC Dòng Chúa Cứu Thế BỊ KHIỂN TRÁCH Vide
Bài gửiTiêu đề: VỀ VIỆC Dòng Chúa Cứu Thế BỊ KHIỂN TRÁCH   VỀ VIỆC Dòng Chúa Cứu Thế BỊ KHIỂN TRÁCH EmptyFri Jan 07, 2011 8:27 am




    MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ VIỆC DCCT BỊ KHIỂN TRÁCH

    VÌ BỘ SÁCH CỦA WILLIAM BARCLAY.

      Khi biết những sự việc xảy ra và qua lá thư của cha giám tỉnh DDCT, tôi thấy thật đáng buồn vì thái độ và cách hành xử của những vị lãnh đạo trong Giáo Hội. Trước khi nhận định việc làm của các vị ấy có khách quan hay không, có bác ái hay không, tôi xin được nói những gì tôi biết về bộ sách nói trên.

      Cách nay khoảng 4 năm, một linh mục nguyên là giáo sư chủng viện Long Xuyên, xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện, khoá IX (1966), hiện đang cư trú tại Sàigòn. Ngài rất nhiệt tình dạy các lớp tìm hiểu Kinh Thánh cho giáo dân và tu sĩ. Do nhu cầu cung cấp tài liệu học tập cho học viên, ngài thuê người đánh vi tính bản dịch bộ sách chú giải Kinh Thánh của tác giả W. Barclay, một học giả Tin Lành (không biết ngài đã dịch từ bao giờ, chỉ biết việc chỉnh sửa vẫn tiếp tục trong suốt thời gian này). Lúc đầu chỉ là những bản photocopy đáp ứng nhu cầu các lớp học. Tôi có hỏi ngài rằng sách chú giải của Công Giáo nhiều lắm sao cha không dịch, mà lại dịch sách của Tin Lành, nhưng ngài nói tác giả này rất nổi tiếng, bộ sách này rất hay, nghe nói vậy nên tôi không có ý kiến gì nữa. Ít lâu sau, tôi ngạc nhiên khi thấy sách được in ấn rất đẹp bày bán tại một số nhà sách lớn, vì đã từng đọc qua nội dung nên tôi nhận thấy bộ sách này cùng lắm chỉ có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai đã có một căn bản về Kinh Thánh, nhất là phải nắm vững giáo lý Công Giáo, vì có rất nhiều kiểu nói xa lạ với giáo lý CG…Ví dụ trong phần chú giải phép lạ hoá bánh ra nhiều trong Ga 6, 1-13, bản dịch tiếng Việt giữ lại một lối giải thích không thể chấp nhận trong giáo lý về các phép lạ, tôi xin trích một đoạn: “3. Cũng có một lối giải thích thật dễ thương như sau: Khó có thể nghĩ rằng đám người theo Chúa suốt mười lăm cây số mà không chuẩn bị lương thực gì…Nhưng có thể ai cũng ích kỷ, giữ bánh để ăn riêng, chẳng ai muốn đưa bánh mình ra. Lúc ấy Chúa Giê-su với nụ cười trên môi, đưa số bánh của Ngài và các môn đệ ra, Ngài tạ ơn TC rồi bẻ ra phân chia cho mọi người. Đám đông thấy thế cảm động ai nấy đều đưa thức ăn của mình ra. Cuối cùng thì mọi người đều ăn no nê và còn dư thừa nữa…” Bảo lối giải thích này thật dễ thương cũng đồng nghĩa với dễ chấp nhận và đi đến chỗ chối từ phép lạ như một dấu chỉ quyền năng Thiên Chúa hiện diện trong thế gian. Cách giải thích như vậy chỉ thích hợp với những người chủ trương duy vật, muốn giải thiêng và cắt nghĩa theo tính cách tâm lý, bất chấp những điểm vô lý.

      Biết những điều bất cập về nội dung của bộ sách, nhưng nghĩ đây là trách nhiệm của các đấng bản quyền, nên tôi chẳng để ý đến nữa. Nay sự việc xảy ra, gây thắc mắc cho nhiều người, thậm chí một số tu sĩ mà tôi gặp gỡ vẫn chưa hiểu vấn đề và chỉ dừng lại ở ý niệm DCCT bị toà thánh khiển trách, phải chăng người làm công tác thông tin đã có ác ý, hoặc giả đấng bản quyền đã nhân vì sự ấy mà cho DCCT biết “thế nào là lễ độ”.

      Việc can thiệp của UBGLĐT là hợp lý, nhưng cách làm thiếu cân nhắc, vì chưa tìm hiểu ngọn nguồn đã vội gửi thư trách cứ dcct, lại thêm hồng y Mẫn gửi những bản văn liên quan đến sự việc trên mà không một lời giải
      thích, không biết làm vậy với dụng ý gì. Lẽ ra, dù bộ sách không ghi tên dịch giả, thì việc tìm ra đâu khó khăn gì. Và chính dịch giả mới là người chịu nhiều trách nhiệm hơn cả, sau là nơi xuất bản rồi mới đến những nhà sách.


      Vì tác giả bộ sách là một mục sư Tin Lành, nên tôi muốn chia sẻ một vài ý nghĩ sau đây: Người công giáo thường có một thái độ nghi ngại đối với những tác phẩm của Tin Lành, sự nghi ngại đó không hẳn là sai, nhưng chưa được đúng đắn. Bởi vì nhiều tác phẩm của Tin Lành có giá trị và đem lại ích lợi cho chúng ta. Điều quan trọng là phải được hướng dẫn để chọn lựa bởi những vị có uy tín và hiểu biết trong Giáo Hội. Thật sự tại Việt Nam chưa có một tác phẩm nào của Tin Lành có sức lôi cuốn độc giả công giáo, mà hầu hết là tác phẩm của các tác giả ngoại quốc. Gần đây một cuốn sách rất hay của mục sư Rick Warren : The Purpose-Driven Life, được cha Minh Anh, giáo phận Huế chuyển ngữ với tựa đề: “Sống có định hướng”. Điều làm tôi thích thú là người dịch hoàn toàn diễn tả bằng lối văn công giáo. Một tác phẩm khác là “Trường cầu nguyện của mọi Ki-tô hữu” của John Brook, trước đó là một tín đồ Tin Lành, thuộc Chi Hội Truyền Bá Phúc Âm, đã viết về các giờ kinh phụng vụ, với những phân tích sâu sắc đem lại nhiều ích lợi cho ai muốn đọc kinh thần vụ cách sốt sắng nhờ hiểu được ý nghĩa của mỗi Tv. Còn nhiều tác phẩm giá trị khác nữa mà tôi biết được, ở đây tôi chỉ nêu ra vài trường hợp để muốn nói rằng: Trừ một số điểm tín lý quan trọng, Tin Lành và Công Giáo có chung một đức tin, nhưng khác nhau ở ngôn từ sử dụng và cách diễn tả. Những người làm công việc dịch thuật phải biết chọn lọc loại sách nào cần dịch và diễn tả theo văn phong công giáo. Bản thân tôi, tôn trọng và quý mến anh em tin lành, nhưng vẫn không quen với lối diễn tả của họ.

      Bản dịch bộ sách của W. Barclay, nếu dịch giả chỉ lấy những chi tiết mang tính chất chuyên môn về từ vựng, về thời gian, địa danh, về phong tục tập quán thì đã không có vấn đề. Những năm gần đây, phong trào học Kinh Thánh thu hút rất nhiều giáo dân, đó là điều đáng mừng, nhưng tôi có dịptiếp xúc với nhiều người quen biết, thấy đa số đi học theo phong trào, nhiều người chỉ muốn học để biết cách chia sẻ Lời Chúa và một số đi tìm mua bộ sách của W. Barclay. Thật ra nếu không được chuẩn bị những kiến thức căn bản về Kinh Thánh, không được hướng dẫn, người đọc sẽ thấy mờ mịt và rất dễ bị lôi cuốn bởi lối giải thích sai với giáo lý Công Giáo, điều này thấy rõ khi đọc đoạn cuối trong phần chú giải Lc 15, 11-32 : “Một lần nữa chúng ta lại gặp một chân lý diệu kỳ là hoán cải, xưng tội với Chúa dễ hơn xưng tội với loải người. Thiên Chúa xét xử nhân từ hơn những người ngoan đạo…” Thoạt nghe rất có lý, không có gì sai, nhưng dưới cái vỏ bọc bằng những từ nghe xuôi tai ấy lại chẳng hàm ẩn một ý nghĩa liên quan đến bí tích Hoà giải hay sao? Và còn nhiều trường hợp tương tự như thế.

      Tôi không biết trong các lớp Kinh Thánh, các học viên có được nghe nói đến cuốn “Tiếp cận Thánh Kinh theo chủ nghĩa cơ yếu” hay không? Mà không chỉ nghe nói mà còn phải được học tập một số điều rất quan trọng trong đó (đặc biệt là 2 chương III và V). Nếu không thì thật là thiếu sót. Tác giả là cha Ronald D. Witherup, bản dịch Việt ngữ được đức cha Phaolo Nguyễn Bình Tĩnh hiệu đính. Cuốn sách này sẽ giúp người Công Giáo những xác tín về những giáo huấn của Hội Thánh vể Kinh Thánh, không bị chao đảo vì những lối giải thích dễ thương, xuôi tai, và không bị choáng ngợp khi tiếp xúc với những anh chị em Tin Lành thuộc lòng nhiều câu Kinh Thánh. Vị linh mục dịch giả bộ sách của W. Barclay, ca tụng tác giả này cũng như một số tác phẩm khác về Kinh Thánh của Tin Lành. Điều đó không sai, Tin Lành có một quá trình nghiên cứu Kinh Thánh trước Công Giáo khá lâu. Nhưng theo cách nói của cha Ronald Witherup, các học giả KT Công Giáo đã tiến một bước khá dài không thua kém Tin Lành: “Các học giả Công Giáo có lẽ đã chậm chân hơn các học giả Tin Lành trong việc tiếp cận giếng nước Lời Thiên Chúa, nhưng khi họ đến, họ đã uống thật sâu”. (V, 4). Như vậy có nhất thiết phải tìm dịch những sách giải thích Kinh Thánh của các tác giả Tin Lành hay không?

      Những điều tôi trình bày trên đây muốn cho thấy việc bộ sách của W. Barclay được phổ biến là trách nhiệm của người dịch, và thường ở trang cuối của các sách in hợp pháp có ghi một chi tiết: “Chịu trách nhiệm xuất bản” với tên của một người. Vả lại, UBGLĐT lại chẳng hay biết gì về một bộ sách đã phổ biến từ mấy năm qua, phải đợi cho có người phát hiện ra rồi hấp tấp viết thư khiển trách dcct (không biết ngoài dcct, các nhà sách khác có nhận được bức tâm thư đó hay không). Nói đến UBGLĐT tôi nhớ đến một điều làm tôi thắc mắc đã lâu. Đó là vào đầu năm 2010 tôi nhận được cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo do một người quen tặng. Sách được in ấn đẹp với lối trình bày sáng sủa dễ đọc, ngay trang đầu đã ghi rõ: “Bản dịch chính thức của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin –Trực thuộc HĐGMVN”.

      Tôi so sánh với bản dịch 1997 do một nhóm linh mục, tu sĩ có uy tín (cóvị nay là giám mục), bản dịch tuy chưa phải là hoàn hảo, nhưng rất đáng tin tưởng và quen thuộc với độc giả. Bản dịch của UBGLĐT chẳng thay đổi
      là bao, có chăng là chỉ đổi lại một vài từ ngữ với ngụ ý riêng nào đó, như bản 1997 dùng từ bí tích thánh tẩy, nay đổi lại bt rửa tội; ngôn sứ đổi lại tiên tri; mặc khải đổi lại mạc khải; Mô-sê đổi lại Môisen. Có những đoạn văn dịch lại theo kiểu văn tây trở thành khó hiểu. Chính vì muốn thay đổi những từ ngữ theo ý mình cho khác người mà trong số 1287 nói về biến cố hiện xuống tức là việc Chúa Ki-tô ban Thánh Thần, bản dịch của UB đã dịch là: “Nhiều lần Đức Ki-tô đã hứa việc
      tuôn ban Thần Khí như vậy, và Người đã thực hiện lời hứa đó trước tiên vào ngày lễ Vượt Qua, và sau đó, một cách hoành tráng hơn vào ngày lễ Ngũ Tuần…”
      . Tôi không hiểu do sự khôn ngoan thông thái nào mà UB lại đưa một từ ngữ quá trần tục này vào sách giáo lý. Tự điển Tiếng Việt định nghĩa từ hoành tráng là đồ sộ, lộng lẫy và có ý nói đến những tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, tượng đài… Trong xã hội ngày nay từ này được sử dụng trong mọi lãnh vực, dân nhậu thì nói nhậu một bữa hoành tráng, giới xây dựng thì nói một căn nhà hoành tráng, nhìn một người sang trọng bệ vệ người ta cũng nói trông thật hoành tráng, thậm chí trong đám cưới người ta cũng trầm trồ khen cô dâu trông rất hoành tráng. Nếu biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống cách hoành tráng, thì Chúa Giê-su Thăng Thiên cũng hoành tráng và Người sẽ lại đến cách hoành tráng trong ngày phán xét. Tóm lại các thành viên của UBGLĐT vị nào cũng hoành tráng cả.


      Một điểm đáng nói nữa là ở trang 7 sách GL liệt kê tên các sách KT, cả ký hiệu từng cuốn, và trong phần Mục lục các chỗ trích dẫn, trang 795, nhưng trong nội dung không theo quy định này mà tuỳ tiện khi thì Job, lúc thì Gióp…Như vậy mới thấy UBGLĐT làm việc chưa nghiêm túc. Nếu thật sự nghĩ đến ích lợi của dân Chúa, không cho mình là độc tôn, thì đã lấy lại bản dịch 1997 rồi chỉnh sửa những điều đáng sửa, hơn nữa cũng nên in bằng một loại giấy vừa phải sao cho giá thành giảm xuống mức vừa phải để người dân có thể mua được dễ dàng. Nhưng có lẽ UB chỉ muốn in như thế để thiên hạ thấy được sự hoành tráng của cuốn sách, còn ai mua được thì mua…

      Giáo Hội Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thử thách, nhưng mấy ai biết điều này, đại đa số dửng dưng, chỉ biết đến nhà thờ đi lễ cho xong bổn phận. Một số khác thì hài lòng với những kiểu mục vụ ru ngủ bằng những đại hội này đại hội kia, phong trào này phong trào kia, ăn uống rước xách um xùm, cái gì cũng kỷ niệm được: ngày cưới, ngày sinh nhật, ngày giỗ, ngày nhận chức…tất cả rồi như đám bọt xà phòng tan nhanh. Tôi chợt
      nhớ tới cái gọi là Đại hội Dân Chúa vừa qua, tôi biết được là tình cờ có người cho tôi “tập tài liệu làm việc Đại Hội Dân Chúa Việt Nam” dày 60 trang A5. Tôi đọc xong thấy rằng đây là những sưu tập các văn kiện của Hội Thánh, các thông điệp của các Đức Giáo Hoàng, các thư chung của các HĐGM…không thể phủ nhận giá trị của các sứ điệp này, nhưng liệu có được bao nhiêu người giáo dân trong cộng đồng dân Chúa VN hiểu được những đoạn văn đầy tính chất thần học như thế. Có vị giám mục trả lời phỏng vấn nói rằng đã phổ biến rộng rãi tài liệu này, thực tế chẳng mấy ai biết đến. Hôm đại hội khai mạc được một ngày, có người gọi điện thoại hỏi tôi về ý nghĩa từ “hiệp thông”, đây là một người bà con với tôi, cho tôi biết anh là một đại biểu của một giáo hạt của giáo phận Long Xuyên, là một thầy giáo cấp 3. Tôi giải thích và cho anh ví dụ cụ thể, anh không dám nói vì sợ mất lòng các đấng. Tôi thấy buồn vì một đại biểu mà còn không hiểu được một từ ngữ phổ biến, mà tôi nghĩ không phải chỉ có anh mà còn nhiều người không hiểu mà không dám hỏi, tốt nhất cứ tham dự, các đấng nói gì mình cứ vâng dạ, đại biểu là người được sai đi thì đâu dám đi sai đường lối của đấng sai mình, sau cùng là vỗ tay: Đại hội như thế là thành công, mọi người vui vẻ ra về. Còn những thành phần không biết vâng dạ, lại lười vỗ tay, ví dụ như mấy anh dcct thì không nên cho dự đại hội, mất vui mà lại làm nặng đầu các đấng.


      Trở lại vấn đề trên, việc làm của UBGLĐT cũng như của hồng y Mẫn đối với dcct là không thấu tình đạt lý, gây ảnh hưởng không tốt cho uy tín của dcct. Các đấng luôn dạy về tình bác ái, nhưng cách xử sự lại thiếu khoan dung và chẳng tế nhị chút nào. Trong việc này dcct nếu có tội thì chỉ có tội nhẹ. Vì giáo lý dạy rằng : “Người ta phạm tội trọng khi cùng một lúc có: chất liệu nặng, ý thức đầy đủ, và tự ý ưng thuận” (Bản toát yếu GLCG câu 395). Cho nên chuyện dcct nhận ký gửi bộ sách W. Barclay chẳng có gì phải làm ầm ĩ , tung tin rộng rãi gây xôn xao. Rất mong các đấng giải thích cho dân Chúa hiểu rõ vấn đề.

      An Lạc, ngày 6-1-2011
      P. Nguyễn Tuấn Hoan
      prhoanal@yahoo.com.vn



    CLCgk




Về Đầu Trang Go down
 

VỀ VIỆC Dòng Chúa Cứu Thế BỊ KHIỂN TRÁCH

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: »-(¯`v´¯)-» ENGLISH CLUB »-(¯`v´¯)-» :: HỘP THƯ-
free counters