Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Lao động nghệ thuật Sudieptutroi

 

 Lao động nghệ thuật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Eaglet
FOUNDER

FOUNDER


Tổng số bài gửi : 614
Điểm NHIỆT TÌNH : 1275
Ngày tham gia : 11/08/2009

Lao động nghệ thuật Vide
Bài gửiTiêu đề: Lao động nghệ thuật   Lao động nghệ thuật EmptySat Dec 18, 2010 9:30 am




    Lao động Nghệ thuật
    Thơ văn: Trầm Thiên Thu

    Vincent Van Gogh nói: “Nghệ thuật không nước đôi. Nghệ thuật không nửa vời. Nghệ thuật không san sẻ. Hoặc bạn là nghệ sĩ, hoặc không. Đã làm nghệ thuật thì đừng tham vọng gì khác. Đã có tham vọng gì khác thì thôi nghệ thuật”. Ở đây, theo nghĩa thông thường và nghĩa thứ nhất trong Việt Nam Tân Từ Điển của soạn giả Thanh Nghị (NXB Thế Giới Saigon – xuất bản lần thứ nhất năm 1952): “Nghệ thuật là toàn thể những phương cách đưa ra để khêu gợi cảm giác, những ý niệm về cái đẹp”. Có 7 loại hình nghệ thuật:

      + Nghệ thuật thứ nhất: Âm nhạc
      + Nghệ thuật thứ nhì: Vũ điệu
      + Nghệ thuật thứ ba: Hội họa
      + Nghệ thuật thứ tư: Điêu khắc
      + Nghệ thuật thứ năm: Kiến trúc
      + Nghệ thuật thứ sáu: Ca kịch
      + Nghệ thuật thứ bảy: Điện ảnh


      Ngày xưa, đã có thời kỳ người ta từng tranh luận về 2 trường phái nghệ thuật vị nghệ thuậtnghệ thuật vị nhân sinh. Cũng theo soạn giả Thanh Nghị, thì:


      Nghệ thuật vị nghệ thuật (l’art pour l’art) là nghệ thuật cốt theo đuổi một mục đích vì nghệ thuật mà thôi, không cần đem lại ích lợi cho sự sống của con người hay không, miễn là có khêu gợi được mỹ cảm, dẫu mỹ cảm ấy được ít người biết đến và cho nghệ thuật tự nó đã có ích lợi rồi.


      Nghệ thuật vị nhân sinh (l’art pour la vie) là nghệ thuật theo đuổi một mục đích vì sự sống của con người, nghĩa là nghệ thuật trước hết là giúp cho đời sống thực tế, mang lại ích lợi thiết thực. Một câu thơ hay, một bức tranh đẹp phải khêu gợi được một trạng thái nào đó của đời sống. Một câu thơ, nếukhêu gợi được những cảm giác dẫu đẹp nhưng vơ vẩn, mông lung, man mác, thì câu thơ ấy chỉ có thơ mà thôi, không vì đời sống con người, không vì nhân sinh mà có. Phương chi đời sống là cả một cuộc tranh đấu không ngừng, thì nghệ thuật cũng phải theo sát một mục đích tranh đấu ấy.


      Nóichung, nghệ thuật nào cũng hướng tới Chân-Thiện-Mỹ, đồng thời phản ánh được văn minh và văn hóa của một dân tộc, tất nhiên phản ánh nhân sinh quan của tác giả.


      Đúng là “nghệ thuật không nước đôi, không nửa vời”. Nhưng khi làm nghệ thuật, hẳn không ai lại không có những mối trăn trở riêng, dù đó là nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. “Kiếp” nghệ thuật quả là lận đận, bọt bèo và gian truân không ít. Trong bài thơ “Xuân Tha Hương”, chàng thi sĩ đau khổ Nguyễn Bính đã “thốt” lên:


      Ai bảo mắc duyên vào bút mực
      Suốt đời mang lấy số long đong
      Người ta đi kiếm giàu sang cả
      Mình chỉ mơ toàn chuyện viễn vông


      Và chính ông còn “khuyên con gái: rằng:
      Nhất kiêng cấm lấy chồng thi sĩ
      Nghèo lắm, con ơi, bạc lắm con


      Rồi đến thi sĩ say yêu Xuân Diệu cũng “kêu” lên:
      Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt
      Cơm áo không đùa với khách thơ


      Nghe mà “nẫu” cả lòng! Nhưng biết tỏ cùng ai nỗi khổ này? Đam mê và cuộc sống cứ giằng co nhau đêm ngày, lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Chẳng riêng gì “kẻ” tao nhân mặc khách mối “thấm thía”, mà nói chung là giới văn nghệ sĩ. Đã vậy, những ai có “máu nhạc” còn bị người đời cho là “xướng ca vô loài” nữa. Bao nghệ sĩ đã từng chịu vất vả, thiếu thốn, đến khi được quan tâm thì có người đã thành “người thiên cổ” hoặc chỉ còn sống những ngày cuối đời!


      Vấn đề bản quyền và tác quyền được nhắc đến nhiều, nhưng chưa được áp dụng triệt để hoặc tương xứng. Cuối cùng, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là tác giả – người đã “vắt óc” để có được tác phẩm nghệ thuật. Còn người sử dụng chúng vừa được tiếng vừa hưởng lợi. Chẳng hạn, diễn viên “oai” hơn soạn giả, ca sĩ có “thế” hơn nhạc sĩ,… Đó là một “hội hứng” hoặc “căn bệnh” vừa minh nhiên vừa mặc nhiên. Thật đáng buồn!


      Một tác phẩm đăng báo còn bị tòa soạn quên-có-điều-kiện, trong khi quyền lợi của tác giả chỉ là chút nhuận bút “còm” và báo biếu. Hoặc, có nhà xuất bản sử dụng tác phẩm trong tuyển tập (nhiều tác giả) đã không hề dành cho tác giả hưởng một quyền lợi nào, dù chỉ là tập sách biếu. Nếu tác giả có biết và báo cho họ thì họ cố tình quên bằng cách “làm thinh”, coi như “qua phà”. Ông bà ta đã thâm ý khi ví von: “Cứt trâu để lâu hóa bùn” (!).


      Báo Công An TPHCM, số ra ngày 4-6-1998, có đăng “đơn khiếu nại” của soạn giả cải lương Yên Hà về việc đoàn Ba Thế Hệ của nhà hát Trần Hữu Trang đã sử dụng vở “Cú Hồi Mã Thương” mà không “hỏi ý” tác giả. Đó là một trường hợp điển hình trong nhiều trường hợp “quên” hoặc “cầm nhầm” trong nhiều lĩnh vực khác. Hoặc, một tác phẩm được “dựng”, tác giả không được tặng một cuộn băng hoặc dĩa mà có khi phải móc tiền túi ra mua. Trên video, ca sĩ được giới thiệu (bằng lời hoặc chữ), thậm chí giới thiệu hai, ba lần, còn tác giả “bị hiểu ngầm”. Về việc phát bài trên truyền hình, có người đã “phán” một câu xanh rờn rằng: “Có bài lên truyền hình là như trúng số đặc biệt rồi” (sic!). Người Công giáo (giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân) cũng không ngoại trừ, vì vẫn có những trường hợp “hứa lèo” hoặc “làm ngơ” rất… vô tư. Quả thật, đôi khi “sáng danh con” nhiều hơn “sáng danh Chúa”!


      Thức lâu mới biết đêm dài. Quả thật, “phía sau” còn nhiều điều nhiêu khê lắm! Có lẽ nghệ thuật là “vô giá” nên quyền lợi của tác giả cũng chỉ được quy định một cách “tùy hỷ” chăng? Đó là chưa kể đến óc thiên tư tây vị, phe cánh. Hẳn là xã hội có sự ràng buộc lẫn nhau một cách mặc nhiên. Do đó người này không có quyền tùy tiện “phỗng tay trên”, lấn át hoặc “qua mặt” người kia vì bất kỳ lý do gì. Ít ra phải có sự công bằng với nhau, nhất là những người làm nghệ thuật thì không thể thiếu văn minh và văn hóa khi xử sự với nhau.


      Mong sao những người hữu trách có quy định rạch ròi và nghiêm túc về quyền lợi tương xứng với công sức của tác giả đối với mỗi loại hình nghệ thuật, vì lao động trí óc hoặc lao động nghệ thuật cũng là một loại hình lao động bình thường. Dẫu biết rằng “đã làm nghệ thuật thì đừng tham vọng gì khác”, nhưng để “sống và làm việc” thì không thể không chi
      phí sinh hoạt thường nhật. Thiết tưởng, đó không là “tham vọng” mà là “nguyện vọng” cần thiết và chính đáng vì lợi ích chung chứ không riêng cá nhân nào – những người làm nghệ thuật.


      Hy vọng thiển ý của người viết được góp phần nhỏ vào tiếng nói chung trên diễn đàn nghệ thuật để, càng sớm càng tốt, những người mang “nghiệp bút”, những người làm nghệ thuật không chịu nhiều thiệt thòi. Nhờ sự quan tâm, chu đáo nâng đỡ những tài năng, đất nước mới khả dĩ có thêm những tài năng thực sự góp phần xây dựng nền văn hóa và văn nghệ nước nhà. Nếu không, những tài năng có thể dễ bị “thui chột” trong nỗi khắc nghiệt của cuộc sống vốn dĩ khó khăn, phúc tạp, và đa dạng.

      TRẦM THIÊN THU


    Tel: 0908.277511 – Email: tramthienthu@gmail.com, tramthienthu@musician.org

    DongCongNet -10-12-2010



    Eaglet




Về Đầu Trang Go down
https://clcgk.forumvi.com
 

Lao động nghệ thuật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: (¯`• ♥.*. ♥•´¯) NGHỆ THUẬT SỐNG (¯`•♥.*.♥.´¯) :: 
SỐNG ĐẸP
-
free counters