Diễn Đàn
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn

/

 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ Sudieptutroi

 

 CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
PeterLuong
Admin

Admin
PeterLuong

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 668
Điểm NHIỆT TÌNH : 1851
Ngày tham gia : 17/08/2009
Đến từ : Peterluong80@yahoo.com
Job/hobbies : I Love You Jesus

CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ Vide
Bài gửiTiêu đề: CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH Đà BỊ QUẬT NGà  CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH Đà BỊ QUẬT NGà EmptySat Dec 04, 2010 7:14 pm




    CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ


    CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ 977roger

    Trong tuần này án mạng của Thầy Roger Schutz, người sáng lập Cộng Đoàn Taizé, đã gây chấn động cho các Kitô hữu khắp nơi. Tuy vậy lý tưởng của Thầy vẫn cuốn hút nhiều người hành hương

    Vụ sát hại đẫm máu Thầy Roger Schutz trong ngày Thứ Ba 16/8 vừa qua quả là một bi kịch mỉa mai cho Thầy, một con người của hoà bình, một nghệ nhân của việc hoà giải. Việc xảy ra vào lúc 8h45 tối, lúc vị tu sĩ già 90 tuổi đang hướng dẫn giờ cầu nguyện đêm trong nguyện đường Hoà Giải, một phụ nữ 36 tuổi người Rumani đã đâm vào lưng và cổ của Thầy. Không lâu sau đó Thầy đã chết, và kẻ sát nhân đã bị bắt.


    Nhiều người đã lên tiếng để tỏ lòng tôn kính con người tuyệt vời này. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bày tỏ “nỗi buồn lớn lao” của ngài về biến cố này; và tu huynh Aloïs, người đại diện cho Cộng Đoàn Taizé tại Đại Hội Giới Trẻ ở Cologne, nói rằng: “Tin về cái chết của Thầy Roger Schutz đã gây kinh ngạc cho những người tham dự Đại Hội, và ngay lập tức họ dâng lời cầu nguyện cho Thầy, một con người ngoại hạng”. Tu huynh Aloïs, một tu sĩ công giáo Đức, là người được Thầy Roger chỉ định là người kế nhiệm Thầy tám năm trước, ngay lập tức đã rời Đức để trở về Taizé.

    Câu chuyện thành công về “tu viện” Tin Lành này là chuyện khó tin về một con người, Thầy Roger Schutz, và về giấc mơ hầu như không thể đạt tới của Thầy: sự hoà giải giữa người Tin Lành, Công giáo và Chính Thống Giáo. Làm sao cộng đoàn nhỏ bé của những người bạn đồng hành với Thầy, cả Tin Lành lẫn Công Giáo, cư ngụ trong một ngôi làng nhỏ miền Burgundy từ năm 1940, ngày nay đã trở nên trung tâm mục vụ giới trẻ đại kết của Châu Âu, mỗi tuần có hơn 6.000 người trẻ và mỗi năm có hơn 100.000 khách hành hương đến viếng thăm từ khắp mọi miền trên thế giới? Chương trình thì giản dị đến mức khắc khổ - cầu nguyện ba lần một ngày trong một nguyện đường giống như nhà chứa máy bay (được xây dựng bởi các thanh niên tình nguyện), học hỏi Kinh Thánh và thảo luận nhóm; còn lối sống thì khổ hạnh - ngủ trong các lều trại thô ráp, thức ăn thì đạm bạc và phải ăn vội vàng để nhường chỗ cho người khác đang sắp hàng chờ đợi.
    Thế nhưng, người trẻ vẫn lũ lượt kéo đến Taizé. Và không chỉ có người trẻ. Ban đầu có sự hoài nghi từ phía các vị lãnh đạo Hội Thánh, nhưng chính các vị này cuối cùng cũng thôi chống lại sức lôi cuốn lạ lùng của ngọn đồi thần hứng (colline inspirée), nơi hưng thịnh một thời của Đan Viện Cluny, thuộc Dòng Biển Đức. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đến thăm Taizé năm 1986, sau đó vào năm 1989 là các đại biểu của Liên Đoàn Tin Lành của nước Pháp. Tổng Thư Ký của Hội Đồng Thế Giới về các Giáo Hội, Emilio Castro, đã đến năm 1990, và cùng năm này là Decourtray, Hồng Y Giáo Chủ xứ Gaules. Hai năm sau, Đức Tổng Giám Mục Canterbury, George Carey, đã dẫn 1000 bạn trẻ Anh Giáo đến nơi này. Và như thế, giấc mơ của Thầy Roger Schutz đã biến thành sự thật.
    Là con của một mục sư Tin Lành người Thuỵ Sĩ, Thầy đã theo gót cha mình, và trong thời gian học thần học ở Lausanne, Thầy đã đi đến quyết định lập một cộng đoàn đại kết với mục tiêu của Tin Mừng là “sự hoà giải của mọi Kitô hữu”. Thầy đã chọn ngôi làng bị bỏ rơi Taizé bởi vì nó gần Cluny, và nhất là vì ở đó ông có thể giúp những người Do Thái trên đường trốn chạy sự ngược đãi sang Thuỵ Sĩ. Thầy đã mua lại hai ngôi nhà hoang phế, nhưng bị cưỡng bức phải rời bỏ năm 1942, sau khi bị buộc tội bởi chế độ Vichy thân phát-xít Đức. Vào năm 1944, Thầy trở lại đó với một nhóm những người đồng chí hướng. Chính Thầy đã giải thích rằng “tôi khám phá ra căn tính Kitô giáo của mình bởi việc hoà giải nơi bản thân mình nguồn gốc Thệ Phản và niềm tin vào Hội Thánh Công Giáo của tôi”.
    Thầy Roger Schutz đã tìm thấy một người bạn và sự nâng đỡ nơi viện phụ Paul Couturier (1881-1953), một giáo sĩ ở Lyons, người đã từng tổ chức những cuộc gặp gỡ giữa các linh mục và mục sư Tin Lành – là điều hiếm xảy ra lúc bấy giờ - và khởi xướng Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô Hữu. Cộng đoàn của Thầy Roger Schutz đã phát triển mau chóng. Bảy anh em lúc khởi đầu đã trở thành 12 vào năm 1950, 65 vào năm 1965, 90 ở cuối thế kỷ trước và hiện nay là hơn 120 thành viên. Năm 1969, chủ tịch hàng giáo phẩm Pháp, Đức hồng Y Marty, đã cho phép người Công Giáo được tham gia vào cộng đoàn này.
    Ngày nay, đa số người Công Giáo và nhiều anh em Tin Lành cảm thấy rằng Roger Schutz đã phản bội nguồn gốc của mình. Đúng là Thầy Roger đã có một quan hệ rất tốt với Hội Thánh Công Giáo. Thầy và vị phó bề trên cộng đoàn, nhà thần học Max Thurian (về sau đã trở nên người Công Giáo), đã được mời tham dự Công Đồng Vaticano II với tư cách là quan sát viên bởi Đức Gioan XXIII, người đã trìu mến gọi Taizé là “dòng suối nhỏ”. Thầy Roger bảo vệ đời sống độc thân của hàng giáo sĩ và chấp nhận “sứ vụ phổ quát của chức giáo hoàng” trong viễn cảnh của sự hiệp nhất Kitô giáo. Mặc dù sự thông hiệp bí tích liên giáo phái bị cấm ở Taizé - chỉ các linh mục Công Giáo là có quyền cử hành thánh lễ - những người quan sát làm chứng rằng Thầy Roger đã rước Thánh Thể từ tay của Hồng Y Ratzinger trong tang lễ của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
    Vậy đâu là bí mật của Taizé? Tại sao hàng ngàn người trẻ, những người rời bỏ thánh lễ Chúa Nhật nơi nhà thờ xứ của họ, lại chọn cái nơi thâm sâu cùng cốc thiếu mọi tiện nghi ở Pháp là nơi dừng chân cho các kỳ nghỉ của họ, nơi mà đời sống thì khắc khổ và của ăn tinh thần xem ra cũng chẳng có gì hấp dẫn? Ở đó chẳng có cầu nguyện đặc sủng hay những cuộc chữa lành đầy cảm xúc. Cũng chẳng có những liên hoan nhạc trẻ hay những đêm lửa trại cuồng nhiệt. Ở đó chỉ có các nghi lễ nghiêm trang, tĩnh nguyện lâu giờ trong thinh lặng, và âm nhạc thì nhẹ nhàng thanh thoát. </SPAN>
    Như Victoria Clack đã viết trong tạp chí The Tablet (19/08/2000) rằng: “Tiếng nhạc khởi sự mỗi giờ cầu nguyện ngắn trong ngày và sau đó tiếp tục tạo nên ấn tượng về một sự phụng thờ kéo dài vô tận, tương tự như tiết điệu bình ca được sử dụng trong thời Trung Cổ bởi các tu sĩ của đan viện Cluny nổi tiếng”.
    Tôi nghĩ, một lý do làm cho Taizé thành công đó là nó không có một chút nhượng bộ nào đối với người trẻ. Họ được cư xử như những tác nhân tự do, như những con người trưởng thành. Họ không tin vào các đảng phái chính trị và tôn giáo cơ cấu. Ở Taizé, họ được tự do thờ phượng và thảo luận về những vấn đề của họ, mà không bị chi phối bởi bất kỳ áp lực nào. Trên hết, họ có cơ hội gặp gỡ các bạn trẻ từ khắp mọi nơi trên thế giới. Họ có thể trao đổi ý tưởng, phê bình xã hội tiêu thụ, nạn toàn cầu hoá và những vấn đề của thế giới. Và họ có thể ước mơ về việc xây dựng một nền văn hoá đối lập (counter-culture), là nền văn hoá chối từ cả chủ nghĩa tư bản phương Tây lẫn thái độ bất khoan dung tôn giáo, là cái đã dẫn tới chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố. Taizé phù hợp với các quốc gia đang phát triển. Nó cổ vũ lý tưởng chủ nghĩa là điều được sẻ chia bởi rất nhiều người trẻ ngày nay.




    CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ 976roger2

    Cái chết của thầy đã làm hơn 350 ngàn người tham dự Đại Hội Giới Trẻ 2005 bùi ngùi xúc động. Họ ký vào cuốn lưu bút tưởng nhớ thầy trong thánh lễ cầu nguyện cho thầy tại nhà thờ thánh Agnes
    Lý do thứ hai lý giải sự hấp dẫn của Taizé đó là đặc sủng không thể hoài nghi của vị sáng lập, Thầy Roger: một khuôn mặt ngây thơ ôn hoà, người đã mơ những giấc mơ khó có thể thành hiện thực, nhưng vẫn sắc sảo đủ để đặt những giới hạn cho cộng đoàn của mình và hướng dẫn nó thoát khỏi cám dỗ dấn thân vào con đường cách mạng và bạo lực. Thầy có đặc sủng về ngôn ngữ, những ý tưởng đẹp và những lời cầu nguyện lay động lòng người. Thầy đã bắt đầu thành lập những cộng đoàn Taizé trong các nước nghèo, nhưng sẵn sàng giải tán nếu chúng dấn thân vào con đường chính trị hay bạo lực. Thầy đã hướng sự bất mãn của thế hệ cuối thập niên 60 vào những đường hướng linh đạo dễ được chấp nhận hơn. Đã khai mở Công Hội Giới Trẻ năm 1974, với sự tham dự của một giám mục Anh giáo, một giám mục Chính Thống, Thư Ký của Hội Đồng Thế Giới về các Giáo Hội, và năm vị hồng y.

    Thầy Roger được các Hội Thánh thể chế rất sẵn sàng đón nhận, bởi vì Thầy không hề là mối đe doạ thật sự cho thẩm quyền của họ. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Thầy nhận được giải thưởng của Unesco về giáo dục cho hoà bình năm 1988, của Karlspreis năm 1989, và giải thưởng Robert Schuman cho sự hiệp nhất của Châu Âu năm 1992. Cái chết vì đạo của Thầy ở tuổi 90 là sự bóp méo mỉa mai đáng buồn và là một kết thúc bi thảm cho một sự nghiệp tuyệt vời như thế.

    CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ 8768_w



    PeterLuong




Về Đầu Trang Go down
http://www.clcgk.forumvi.com
 

CON NGƯỜI CỦA HOÀ BÌNH ĐÃ BỊ QUẬT NGÃ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

- Nếu chèn smiles có vấn đề thì bấm a/A trên phải khung viết bài

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn :: »-(¯`v´¯)-» ENGLISH CLUB »-(¯`v´¯)-» :: HỘP THƯ-
free counters